Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Cải Cách Tôn Giáo (1520–1600)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CẢI CÁCH TÔN GIÁO (1520–1600)

Phong trào Cải cách tôn giáo ở thế kỷ XVI đã khiến châu Âu bị chia rẽ tín ngưỡng một cách sâu sắc giữa nam và Bắc: Tân giáo ở miền Bắc, còn Công giáo Rome ở miền Nam. Sự phân chia này cũng diễn ra ở ngay trong một nước, chẳng hạn như ở Pháp, từ đó dẫn tới nội chiến.

Trong thời kỳ Cải cách tôn giáo, đã phát triển một dạng mới của Ki-tô giáo, với nhiều phe nhóm và giáo phái mới. Điều đó dẫn đến chia rẽ xã hội và cuối cùng là chiến tranh trên toàn châu Âu.

Đến đầu thế kỷ XVI, những tư tưởng mới của thời Phục hưng đã khiến một số người không còn thừa nhận những giáo huấn của Giáo hội Thiên Chúa (Công giáo) La Mã. Họ chỉ trích mạnh mẽ cách điều hành của những người đứng đầu Giáo hội. Các linh mục và tu sĩ không còn sống trong cảnh thanh bạch và độc thân nữa. Các Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến tiền bạc và quyền lực. Người ta đòi Giáo hội phải cải cách; từ đó ra đời tên gọi “Phong trào Cải cách tôn giáo”. Phong trào này bắt đầu một cách thầm lặng từ hơn 100 năm trước, nhưng bùng lên mạnh mẽ vào năm 1517, khi Martin Luther, một linh mục người Đức đã ghim lên cánh cửa nhà thờ ở Wittenberg một luận cương gồm 95 điều chỉ trích Giáo hội. Luther căm ghét việc giáo sĩ được phép bán “sự miễn tội”. Ông hy vọng luận cương của ông sẽ dẫn tới cuộc tranh luận lành mạnh, nhưng rốt cuộc ông bị buộc tội dị giáo (đi ngược lại với đức tin của Giáo hội) và bị Giáo hội Thiên Chúa phạt vạ tuyệt thông vào năm 1521.

John Calvin (1509–1564) sinh tại Pháp, tên ban đầu là Jean Chauvin. Là một tín đồ Tân giáo nghiêm khắc, ông tin rằng Chúa Trời đã quyết định tương lai và chỉ những ai Chúa Trời chọn mới được cứu rỗi.

NHỮNG NGƯỜI TÂN GIÁO THỜI KỲ ĐẦU

Luther thành lập Giáo hội Luther của riêng ông và giành được sự ủng hộ ở Đức và Thụy Sĩ. Các nhóm khác như Quaker, Anabaptist (“Tái rửa tội”), Mennonite và Hussite ở Moravia (Séc ngày nay) cũng làm tương tự. Từ năm 1529 trở đi, tất cả những nhóm này được gọi là Protestant (có nghĩa là “người phản kháng”, được dịch là Tân giáo hoặc đạo Tin lành). Ulrich Zwingli là người dẫn đầu Phong trào Cải cách ở Thụy Sĩ. Quan điểm của ông cực đoan hơn, đó là nguyên nhân dẫn đến một cuộc nội chiến khiến ông bị giết. Kế tục ông là John Calvin, người thu phục được các môn đồ ở Pháp, Đức và Hà Lan. Ông đã xác lập phong trào Cải cách ở Thụy Sĩ và có ảnh hưởng tới John Knox, người truyền bá phong trào Cải cách tới Scotland. Một số giáo phái đã huy động toàn bộ tài sản họ có để thành lập các cộng đồng tôn giáo và chiếm lĩnh nhiều đô thị.

Martin Luther (1483–1546) tin rằng chỉ có đức tin mới cứu rỗi được con người, và ông muốn đức tin phải dựa trên Kinh thánh, chứ không phải các tập quán tôn giáo đã suy đồi. Ông cho rằng trong các buổi lễ của nhà thờ phải dùng tiếng địa phương chứ không dùng tiếng Latinh. Bức tranh biếm họa vào thế kỷ XVI (bên phải) mô tả cảnh một con quỷ đang đọc cho Luther nghe những lời mà ông sẽ thuyết giảng.
Một loạt các cuộc nội chiến tôn giáo đẫm máu nổ ra ở châu Âu. Đã có nhiều vụ thảm sát, những người bị buộc tội dị giáo bị trói vào cọc và thiêu sống.
Cộng đồng Trent đã họp ba lần từ năm 1545 đến năm 1563 để nỗ lực cải cách Giáo hội Thiên Chúa và ngăn chặn sự lan rộng của Tân giáo.
Giáo hội Thiên Chúa dùng tranh vẽ để minh họa khi giảng đạo. Bức minh họa khắc gỗ này, có ở Đức từ năm 1470, mô tả cảnh một tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo được ban những nghi lễ cuối cùng lúc lâm chung.

PHONG TRÀO CHỐNG CẢI CÁCH

Năm 1522, Giáo hoàng Adrian VI thừa nhận Giáo hội Thiên Chúa La Mã có nhiều vấn đề nhưng sau khi ông mất, Giáo hội không có hành động gì nhằm thay đổi hiện trạng cho đến tận năm 1534, khi Paul III lên làm Giáo hoàng. Đây là năm vua Anh Henry VIII ly khai Giáo hội La Mã. Giáo hoàng Paul bắt đầu cải cách Giáo hội bằng một phong trào gọi là “Chống Cải cách”. Ông bắt đầu bằng việc khuyến khích việc giảng đạo và truyền giáo của các tu sĩ dòng khất thực Capuchin ở Italia. Sáu năm sau, Giáo hoàng chấp thuận việc thành lập Hội của Chúa Jesus, tức dòng tu Jesuit (dòng Tên) do Ignatius Loyola sáng lập để truyền bá đạo Thiên Chúa. Ông cũng triệu tập một nhóm khác gọi là Công đồng Trent vào năm 1545 để quyết định cải cách Giáo hội triệt để hơn. Công đồng Trent ra quyết định bắt buộc tu sĩ thề nguyện sống thanh bạch và thành lập các học viện của Giáo hội (tức trường dòng, chủng viện) để giáo dục tu sĩ và linh mục. Những điều này giúp lòng tin vào đạo Thiên Chúa được phục hồi và là đối trọng mạnh đối với Tân giáo.

Tuy nhiên, tranh chấp tôn giáo ở châu Âu đã trở thành tranh chấp chính trị khi vua Tây Ban Nha Philip II muốn dùng vũ lực để khôi phục đạo Thiên Chúa ở Anh, Pháp và Hà Lan. Các nhà cai trị theo các phe khác nhau. Nội chiến bùng nổ ở Pháp; và Hà Lan theo Tân giáo nổi dậy chống ách cai trị của Tây Ban Nha. Rút cuộc, cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đã bùng nổ năm 1618.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1517 Luận cương 95 điều của Luther được công bố ở Wittenberg (Đức)

1522 Kinh thánh của Luther được xuất bản bằng tiếng Đức

1523 Chương trình Cải cách của Zwingli ở Thụy Sĩ

Những năm 1530 Các phong trào xã hội và các cuộc nổi dậy của tín đồ Tân giáo ở Đức

1534 Anh ly khai Giáo hội Rome

Những năm 1540 Calvin thành lập nhà thờ Tân giáo ở Geneva

1545 Công đồng Trent họp lần đầu tiên – Phong trào Chống Cải cách bắt đầu

1562-1598 Các cuộc chiến tranh Tân giáo ở Pháp

1566 Nhà thờ Calvin được thành lập ở Hà Lan

Những năm 1580 Căng thẳng leo thang giữa các nhà cai trị châu Âu

1618 Bùng nổ cuộc Chiến tranh Ba mươi Năm (đến năm 1648)


Trong thời kỳ Cải cách tôn giáo, đã phát triển một dạng mới của Ki-tô giáo, với nhiều phe nhóm và giáo phái mới. Điều đó dẫn đến chia rẽ xã hội và cuối cùng là chiến tranh trên toàn châu Âu.

Đến đầu thế kỷ XVI, những tư tưởng mới của thời Phục hưng đã khiến một số người không còn thừa nhận những giáo huấn của Giáo hội Thiên Chúa (Công giáo) La Mã. Họ chỉ trích mạnh mẽ cách điều hành của những người đứng đầu Giáo hội. Các linh mục và tu sĩ không còn sống trong cảnh thanh bạch và độc thân nữa. Các Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến tiền bạc và quyền lực. Người ta đòi Giáo hội phải cải cách; từ đó ra đời tên gọi “Phong trào Cải cách tôn giáo”. Phong trào này bắt đầu một cách thầm lặng từ hơn 100 năm trước, nhưng bùng lên mạnh mẽ vào năm 1517, khi Martin Luther, một linh mục người Đức đã ghim lên cánh cửa nhà thờ ở Wittenberg một luận cương gồm 95 điều chỉ trích Giáo hội. Luther căm ghét việc giáo sĩ được phép bán “sự miễn tội”. Ông hy vọng luận cương của ông sẽ dẫn tới cuộc tranh luận lành mạnh, nhưng rốt cuộc ông bị buộc tội dị giáo (đi ngược lại với đức tin của Giáo hội) và bị Giáo hội Thiên Chúa phạt vạ tuyệt thông vào năm 1521.

Luther thành lập Giáo hội Luther của riêng ông và giành được sự ủng hộ ở Đức và Thụy Sĩ. Các nhóm khác như Quaker, Anabaptist (“Tái rửa tội”), Mennonite và Hussite ở Moravia (Séc ngày nay) cũng làm tương tự. Từ năm 1529 trở đi, tất cả những nhóm này được gọi là Protestant (có nghĩa là “người phản kháng”, được dịch là Tân giáo hoặc đạo Tin lành). Ulrich Zwingli là người dẫn đầu Phong trào Cải cách ở Thụy Sĩ. Quan điểm của ông cực đoan hơn, đó là nguyên nhân dẫn đến một cuộc nội chiến khiến ông bị giết. Kế tục ông là John Calvin, người thu phục được các môn đồ ở Pháp, Đức và Hà Lan. Ông đã xác lập phong trào Cải cách ở Thụy Sĩ và có ảnh hưởng tới John Knox, người truyền bá phong trào Cải cách tới Scotland. Một số giáo phái đã huy động toàn bộ tài sản họ có để thành lập các cộng đồng tôn giáo và chiếm lĩnh nhiều đô thị.

Năm 1522, Giáo hoàng Adrian VI thừa nhận Giáo hội Thiên Chúa La Mã có nhiều vấn đề nhưng sau khi ông mất, Giáo hội không có hành động gì nhằm thay đổi hiện trạng cho đến tận năm 1534, khi Paul III lên làm Giáo hoàng. Đây là năm vua Anh Henry VIII ly khai Giáo hội La Mã. Giáo hoàng Paul bắt đầu cải cách Giáo hội bằng một phong trào gọi là “Chống Cải cách”. Ông bắt đầu bằng việc khuyến khích việc giảng đạo và truyền giáo của các tu sĩ dòng khất thực Capuchin ở Italia. Sáu năm sau, Giáo hoàng chấp thuận việc thành lập Hội của Chúa Jesus, tức dòng tu Jesuit (dòng Tên) do Ignatius Loyola sáng lập để truyền bá đạo Thiên Chúa. Ông cũng triệu tập một nhóm khác gọi là Công đồng Trent vào năm 1545 để quyết định cải cách Giáo hội triệt để hơn. Công đồng Trent ra quyết định bắt buộc tu sĩ thề nguyện sống thanh bạch và thành lập các học viện của Giáo hội (tức trường dòng, chủng viện) để giáo dục tu sĩ và linh mục. Những điều này giúp lòng tin vào đạo Thiên Chúa được phục hồi và là đối trọng mạnh đối với Tân giáo.

Tuy nhiên, tranh chấp tôn giáo ở châu Âu đã trở thành tranh chấp chính trị khi vua Tây Ban Nha Philip II muốn dùng vũ lực để khôi phục đạo Thiên Chúa ở Anh, Pháp và Hà Lan. Các nhà cai trị theo các phe khác nhau. Nội chiến bùng nổ ở Pháp; và Hà Lan theo Tân giáo nổi dậy chống ách cai trị của Tây Ban Nha. Rút cuộc, cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đã bùng nổ năm 1618.

1517 Luận cương 95 điều của Luther được công bố ở Wittenberg (Đức)

1522 Kinh thánh của Luther được xuất bản bằng tiếng Đức

1523 Chương trình Cải cách của Zwingli ở Thụy Sĩ

Những năm 1530 Các phong trào xã hội và các cuộc nổi dậy của tín đồ Tân giáo ở Đức

1534 Anh ly khai Giáo hội Rome

Những năm 1540 Calvin thành lập nhà thờ Tân giáo ở Geneva

1545 Công đồng Trent họp lần đầu tiên – Phong trào Chống Cải cách bắt đầu

1562-1598 Các cuộc chiến tranh Tân giáo ở Pháp

1566 Nhà thờ Calvin được thành lập ở Hà Lan

Những năm 1580 Căng thẳng leo thang giữa các nhà cai trị châu Âu

1618 Bùng nổ cuộc Chiến tranh Ba mươi Năm (đến năm 1648)

Chọn tập
Bình luận