Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Kiến Trúc (501–1100)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

KIẾN TRÚC (501–1100)

Phong cách kiến trúc muôn hình muôn vẻ trên toàn thế giới, từ những cấu trúc đơn giản ở các làng mạc hẻo lánh cho tới những công trình nguy nga ở các đô thị và đế quốc.

Người Hồi giáo xây tháp (minaret) cạnh nhà thờ để muezin (người báo giờ cầu nguyện) có thể leo lên gọi tín đồ khi đến buổi cầu kinh. Kiểu tháp minaret này và vòm tròn hình củ hành trên nóc nhà thờ Hồi giáo là điển hình của kiến trúc Hồi giáo.

Phong cách kiến trúc trên thế giới rất khác nhau. Ở miền khí hậu nóng ẩm, nhà cửa được thiết kế để giữ thoáng mát, trong khi ở miền khí hậu lạnh, chúng phải bảo vệ được con người trước gió mưa và tuyết lạnh. Những nơi có nhiều cây cối thì nhà cửa chủ yếu được dựng bằng gỗ. Điều này đặc biệt đúng ở Bắc Âu và Nhật Bản. Ngay cả các thành cổ đầu tiên cũng được xây hoàn toàn bằng gỗ, về sau mới thay bằng đá bền vững hơn. Ở những vùng khí hậu ấm áp, người ta dùng gạch đã qua phơi nắng. Mặc dù gạch và đá thì khó xử lý hơn, nhưng những người xây dựng nhà thờ, đền đài và cung điện thường sử dụng vì họ muốn để lại dấu ấn lâu dài trong lịch sử. Với những tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng, các phong cách kiến trúc trở nên phức tạp hơn, thường uốn vòng cung, có mái cao ngất và mái vòm. Những nhà thờ Hồi giáo, chùa chiền và tháp nhà thờ Ki-tô giáo vươn cao hơn, có dáng vẻ thanh nhã hơn.

Các lâu đài nằm trên đồi và có rào vây phổ biến khắp Tây Âu. Nếu bị tấn công, dân làng có thể nương náu trong lâu đài. Tuy nhiên, mặc dù người dân được an toàn nhưng làng mạc và rào vây vẫn dễ bị cướp bóc và đốt phá.
Sau này, các lâu đài thời Trung đại có tường bao quanh để bảo vệ khu dân cư, đôi khi bao quanh cả đô thị. Người Norman là những bậc thầy xây dựng lâu đài, tuy nhiên người Nhật Bản, người Arập và người Maya cũng rất giỏi nghệ thuật này.
Những ngôi làng như ngôi làng Anglo-Saxon ở xứ Anh này, với nhà lớn ở giữa và hàng rào bao quanh, đã phổ biến trên khắp thế giới. Vật liệu và kiểu dáng có thể khác nhau, nhưng kết cấu và cách bố trí thường giống nhau.
Thợ xây Norman chỉ có những dụng cụ thô sơ để xây các thánh đường và lâu đài lớn. Cách thức xây dựng của họ thông minh và họ rất khéo tay. Các phương pháp xây dựng giống như của người Norman về cơ bản vẫn không thay đổi trong gần 1.000 năm, cho tới tận khi thép và bê tông được đưa vào sử dụng.
Nhà thờ Hagia Sophia (Thánh Sophia) ở Constantinople được xây vào đầu thế kỷ VI. Là một công trình lớn của nền kiến trúc Byzantine, nhà thờ sau đó được người Ottoman chuyển thành nhà thờ Hồi giáo và nay là viện bảo tàng.
Để đỡ sức nặng của mái, các cột trụ và khung vòm này của thánh đường Durham ở Anh có phong cách kiến trúc Norman điển hình, còn gọi là phong cách “Gothic”, phát triển vào khoảng năm 1100. Không chỉ đẹp về kiểu dáng, các công trình kiến trúc cao lớn và nhiều ánh sáng này cũng được xây rất chắc chắn và tồn tại qua hàng trăm năm.

Các pháo đài được xây cao và đồ sộ hơn. Đến khoảng năm 1000 đã xuất hiện các tòa nhà lớn dành cho thương gia, làm chợ và dành cho các phường buôn. Các thành phố như Hàng Châu (Trung Quốc), Teotihuacán (Trung Mỹ), Cordoba (Tây Ban Nha) và Kanauj (Ấn Độ) được xây dựng trên quy mô lớn. Phong cách thế tục hơn, hoặc là phi tôn giáo, cũng dần xuất hiện, định ra những mẫu thiết kế mà các nhà kiến trúc ở những thời kỳ sau làm theo. Tuy nhiên, phần đông dân chúng vẫn sống trong những nhà cửa kết cấu đơn giản. Những ngôi lều (tipi) ở châu Mỹ, nhà ghép cây gỗ ở châu Âu, lều của người Arập và nhà dài Indonesia được xây cất nhanh bằng vật liệu đơn giản, thế là đã thừa thỏa mãn nhu cầu của người ở. Họ sống trong các ngôi nhà kiểu này có khi lại thoải mái hơn là trong lâu đài bằng đá lạnh lẽo hay cung điện nguy nga.

Ở Aotearoa (New Zealand), người Maori dựng nhà bằng gỗ. Họ dùng dụng cụ bằng đá để chạm khắc gỗ và thường ghép thêm những mảnh xương chạm, đá và vỏ sò nhiều màu sắc để tạo nên những hình đặc biệt, chẳng hạn như mắt của các vị thần.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Phong cách kiến trúc muôn hình muôn vẻ trên toàn thế giới, từ những cấu trúc đơn giản ở các làng mạc hẻo lánh cho tới những công trình nguy nga ở các đô thị và đế quốc.

Phong cách kiến trúc trên thế giới rất khác nhau. Ở miền khí hậu nóng ẩm, nhà cửa được thiết kế để giữ thoáng mát, trong khi ở miền khí hậu lạnh, chúng phải bảo vệ được con người trước gió mưa và tuyết lạnh. Những nơi có nhiều cây cối thì nhà cửa chủ yếu được dựng bằng gỗ. Điều này đặc biệt đúng ở Bắc Âu và Nhật Bản. Ngay cả các thành cổ đầu tiên cũng được xây hoàn toàn bằng gỗ, về sau mới thay bằng đá bền vững hơn. Ở những vùng khí hậu ấm áp, người ta dùng gạch đã qua phơi nắng. Mặc dù gạch và đá thì khó xử lý hơn, nhưng những người xây dựng nhà thờ, đền đài và cung điện thường sử dụng vì họ muốn để lại dấu ấn lâu dài trong lịch sử. Với những tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng, các phong cách kiến trúc trở nên phức tạp hơn, thường uốn vòng cung, có mái cao ngất và mái vòm. Những nhà thờ Hồi giáo, chùa chiền và tháp nhà thờ Ki-tô giáo vươn cao hơn, có dáng vẻ thanh nhã hơn.

Các pháo đài được xây cao và đồ sộ hơn. Đến khoảng năm 1000 đã xuất hiện các tòa nhà lớn dành cho thương gia, làm chợ và dành cho các phường buôn. Các thành phố như Hàng Châu (Trung Quốc), Teotihuacán (Trung Mỹ), Cordoba (Tây Ban Nha) và Kanauj (Ấn Độ) được xây dựng trên quy mô lớn. Phong cách thế tục hơn, hoặc là phi tôn giáo, cũng dần xuất hiện, định ra những mẫu thiết kế mà các nhà kiến trúc ở những thời kỳ sau làm theo. Tuy nhiên, phần đông dân chúng vẫn sống trong những nhà cửa kết cấu đơn giản. Những ngôi lều (tipi) ở châu Mỹ, nhà ghép cây gỗ ở châu Âu, lều của người Arập và nhà dài Indonesia được xây cất nhanh bằng vật liệu đơn giản, thế là đã thừa thỏa mãn nhu cầu của người ở. Họ sống trong các ngôi nhà kiểu này có khi lại thoải mái hơn là trong lâu đài bằng đá lạnh lẽo hay cung điện nguy nga.

Chọn tập
Bình luận
× sticky