Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Nội chiến Tây Ban Nha là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng đối lập – chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa phát xít đã giành phần thắng và tiếp đó là 36 năm cai trị của một nhà độc tài.
Trước Chiến tranh Thế giới I, Tây Ban Nha phái các đội quân viễn chinh tới củng cố vị trí của họ tại Morocco (Bắc Phi). Năm 1921, quân đội Tây Ban Nha bị thủ lĩnh của người Berber là Abd el-Krim đánh bại, và phải đến năm 1927, Tây Ban Nha mới khuất phục được người Berber. Năm 1923, thất bại quân sự ở Morocco đã dẫn tới sự cai trị quân sự độc tài phát xít tại Tây Ban Nha do tướng Primo de Rivera đứng đầu.
Primo de Rivera cai trị Tây Ban Nha cho tới khi mất quyền lực vào năm 1930. Năm sau, vua Alfonso XIII phải đã chịu nhượng bộ trước đòi hỏi tiến hành bầu cử. Đảng Cộng hòa thắng cử và nền quân chủ bị lật đổ. Chính phủ vượt qua được các cuộc nổi loạn tại Asturias và Catalonia, và chính phủ mới của Mặt trận Bình dân được bầu ra vào tháng 2-1936.
Chính phủ mới do Manuel Azana làm Tổng thống bao gồm cả các thành viên của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản. Được sự ủng hộ của hai đảng này, chính phủ phản đối quyền lực của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã trong các vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha. Giáo hội được sự ủng hộ của quân đội và lực lượng phát xít.
CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ngày 17-7-1936, các tướng lĩnh quân đội tại Morocco thuộc Tây Ban Nha bắt đầu nổi loạn. Những kẻ nổi loạn, do tướng Francisco Franco lãnh đạo và được sự ủng hộ của lực lượng dân tộc chủ nghĩa, tức Đảng Falange, đã tiến đánh Tây Ban Nha. Lực lượng nổi loạn cũng được các chính phủ phát xít ở Italia và Đức ủng hộ. Cuộc nổi loạn dẫn tới một cuộc nội chiến ác liệt. Đến cuối năm 1936, lực lượng này đã kiểm soát được hầu hết phần phía Tây và Nam của Tây Ban Nha.
CHIẾN TRƯỜNG CỦA CÁC NIỀM TIN
Phe cộng hòa được sự hỗ trợ của Liên Xô đã kiểm soát các khu vực đô thị ở miền Bắc và miền Đông Tây Ban Nha, trong đó có các thành phố Barcelona, Bilbao, Madrid và Valencia. Lực lượng dân tộc chủ nghĩa chiếm Bilbao năm 1937. Để ủng hộ lực lượng dân tộc chủ nghĩa, các máy bay ném bom quân sự kiểu bổ nhào của Đức đã tấn công thị trấn Guernica thuộc xứ Basque vào ngày 27- 4 năm đó và giết hại hàng trăm dân thường. Đây là lần đầu tiên hoạt động ném bom không hạn chế được tiến hành nhằm vào cả dân thường và nó đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha là chiến trường giữa các niềm tin, niềm tin vào chủ nghĩa phát xít và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Nhiều người từ các nước khác ủng hộ bên này hoặc bên kia đã tình nguyện tới Tây Ban Nha chiến đấu vì lý tưởng chính trị của mình.
Khoảng 750.000 người đã thiệt mạng trong chiến tranh, trước khi quân chính phủ đầu hàng lực lượng dân tộc chủ nghĩa, tại Barcelona vào tháng 1-1939 và tại Madrid vào tháng 3 cùng năm. Tướng Franco được phong làm “Lãnh tụ (Caudillo) của Vương quốc và Người Đứng đầu Nhà nước”.
Franco cấm tuyệt đối các lực lượng đối lập với Đảng Falange, khôi phục quyền hành của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã và tuyên bố Tây Ban Nha rút khỏi Hội Quốc Liên. Mặc dù tỏ ra ủng hộ Hitler, nhưng Franco vẫn giữ Tây Ban Nha ở thế trung lập trong Chiến tranh Thế giới II. Franco đã cai trị Tây Ban Nha cho tới tận khi qua đời vào năm 1975, khi đó nền quân chủ và dân chủ mới được khôi phục lại.
Nội chiến Tây Ban Nha là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng đối lập – chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa phát xít đã giành phần thắng và tiếp đó là 36 năm cai trị của một nhà độc tài.
Trước Chiến tranh Thế giới I, Tây Ban Nha phái các đội quân viễn chinh tới củng cố vị trí của họ tại Morocco (Bắc Phi). Năm 1921, quân đội Tây Ban Nha bị thủ lĩnh của người Berber là Abd el-Krim đánh bại, và phải đến năm 1927, Tây Ban Nha mới khuất phục được người Berber. Năm 1923, thất bại quân sự ở Morocco đã dẫn tới sự cai trị quân sự độc tài phát xít tại Tây Ban Nha do tướng Primo de Rivera đứng đầu.
Primo de Rivera cai trị Tây Ban Nha cho tới khi mất quyền lực vào năm 1930. Năm sau, vua Alfonso XIII phải đã chịu nhượng bộ trước đòi hỏi tiến hành bầu cử. Đảng Cộng hòa thắng cử và nền quân chủ bị lật đổ. Chính phủ vượt qua được các cuộc nổi loạn tại Asturias và Catalonia, và chính phủ mới của Mặt trận Bình dân được bầu ra vào tháng 2-1936.
Chính phủ mới do Manuel Azana làm Tổng thống bao gồm cả các thành viên của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản. Được sự ủng hộ của hai đảng này, chính phủ phản đối quyền lực của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã trong các vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha. Giáo hội được sự ủng hộ của quân đội và lực lượng phát xít.
Ngày 17-7-1936, các tướng lĩnh quân đội tại Morocco thuộc Tây Ban Nha bắt đầu nổi loạn. Những kẻ nổi loạn, do tướng Francisco Franco lãnh đạo và được sự ủng hộ của lực lượng dân tộc chủ nghĩa, tức Đảng Falange, đã tiến đánh Tây Ban Nha. Lực lượng nổi loạn cũng được các chính phủ phát xít ở Italia và Đức ủng hộ. Cuộc nổi loạn dẫn tới một cuộc nội chiến ác liệt. Đến cuối năm 1936, lực lượng này đã kiểm soát được hầu hết phần phía Tây và Nam của Tây Ban Nha.
Phe cộng hòa được sự hỗ trợ của Liên Xô đã kiểm soát các khu vực đô thị ở miền Bắc và miền Đông Tây Ban Nha, trong đó có các thành phố Barcelona, Bilbao, Madrid và Valencia. Lực lượng dân tộc chủ nghĩa chiếm Bilbao năm 1937. Để ủng hộ lực lượng dân tộc chủ nghĩa, các máy bay ném bom quân sự kiểu bổ nhào của Đức đã tấn công thị trấn Guernica thuộc xứ Basque vào ngày 27- 4 năm đó và giết hại hàng trăm dân thường. Đây là lần đầu tiên hoạt động ném bom không hạn chế được tiến hành nhằm vào cả dân thường và nó đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha là chiến trường giữa các niềm tin, niềm tin vào chủ nghĩa phát xít và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Nhiều người từ các nước khác ủng hộ bên này hoặc bên kia đã tình nguyện tới Tây Ban Nha chiến đấu vì lý tưởng chính trị của mình.
Khoảng 750.000 người đã thiệt mạng trong chiến tranh, trước khi quân chính phủ đầu hàng lực lượng dân tộc chủ nghĩa, tại Barcelona vào tháng 1-1939 và tại Madrid vào tháng 3 cùng năm. Tướng Franco được phong làm “Lãnh tụ (Caudillo) của Vương quốc và Người Đứng đầu Nhà nước”.
Franco cấm tuyệt đối các lực lượng đối lập với Đảng Falange, khôi phục quyền hành của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã và tuyên bố Tây Ban Nha rút khỏi Hội Quốc Liên. Mặc dù tỏ ra ủng hộ Hitler, nhưng Franco vẫn giữ Tây Ban Nha ở thế trung lập trong Chiến tranh Thế giới II. Franco đã cai trị Tây Ban Nha cho tới tận khi qua đời vào năm 1975, khi đó nền quân chủ và dân chủ mới được khôi phục lại.