Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nạn Nô Lệ Và Cướp Biển (1517–1810)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NẠN NÔ LỆ VÀ CƯỚP BIỂN (1517–1810)

Từ các cảng như cảng Bristol, thành phẩm được chở bằng thuyền đến bán ở Tây Phi. Một khi hàng hóa được bán hết ở Tây Phi, các con tàu sẽ chất đầy nô lệ và đưa họ sang Tây Ấn. Chặng cuối của cuộc hành trình là chở đường ăn về châu Âu.

Nhiều thuộc địa ở châu Mỹ phát triển vào thời kỳ đầu là nhờ những tên cướp biển, các chủ đồn điền trồng mía và hàng triệu nô lệ châu Phi.

Trong vòng 100 năm kể từ khi Columbus lần đầu tiên đặt chân tới châu Mỹ vào năm 1492, hầu hết dân bản xứ trên các đảo vùng biển Caribe, người Arawak và Carib, đã chết vì bị người châu Âu ngược đãi và bị nhiễm bệnh tật từ châu Âu. Đến đầu thế kỷ XVII, vùng Caribe đã trở thành chiến trường. Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và Anh cùng tranh giành các hòn đảo mà họ gọi là Tây Ấn (West Indies) này. Một số hòn đảo bị đổi chủ vài lần trong cuộc tranh giành khốc liệt về buôn bán và đất đai nhằm thành lập các thuộc địa của châu Âu.

Tây Phi là nơi có nhiều vàng. Người A rập gọi khu vực này là “Guinea” và người châu Âu mượn luôn từ này để chỉ đồng tiền vàng. Năm 1663, đồng tiền vàng đầu tiên bằng vàng Guinea được đúc theo lệnh của vua Charles I

Nhiều tàu tư nhân của người Anh, người Hà Lan và người Pháp hành nghề cướp biển để làm giàu. Họ thường được chính phủ nước họ ủng hộ vì họ quấy nhiễu người Tây Ban Nha, chiếm các đảo, lập các khu định cư và thu được nhiều lợi nhuận. Một số người trong số cướp biển này sau đó được cử làm đô đốc hải quân hoặc tổng đốc thuộc địa. Francis Drake đi thuyền vòng quanh thế giới trong khoảng thời gian 1577–1580, tấn công các tàu của Tây Ban Nha và về nước cùng với nhiều của cải. Thuyền trưởng Kidd được lệnh trấn áp cướp biển, nhưng thay vì làm việc đó ông lại gia nhập lực lượng cướp biển. Edward Teach (biệt danh Râu Đen) và thuyền trưởng Morgan tấn công các khu định cư và tàu chiến của Tây Ban Nha ở vùng Caribe. Họ mở đường cho việc thành lập các thuộc địa. Người Tây Ban Nha bị mất rất nhiều vàng vào tay cướp biển, nhưng việc này không cản được công cuộc thực dân hóa châu Mỹ của họ.

Những nô lệ mới bắt được bị xích với nhau ở cổ hoặc chân. Gông cổ bằng sắt làm người nô lệ không chạy trốn được.

HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN NÔ LỆ

Ở châu Âu, uống trà và cà phê đang trở thành mốt, khiến nhu cầu về đường để làm ngọt những đồ uống này gia tăng. Cây mía phát triển tốt trong điều kiện khí hậu vùng Tây Ấn nhưng việc trồng mía cần nhiều nhân công. Không thể tìm công nhân ở địa phương vì phần lớn dân bản xứ trên các đảo đã chết. Vì vậy, những người thực dân nhập nô lệ từ Tây Phi.

Cùm sắt (còng tay) không thể mở được nếu không có dụng cụ đặc biệt, được dùng để cùm hai tay của người nô lệ.

Người châu Âu coi việc họ dùng người châu Phi làm nô lệ là không có gì sai trái. Người châu Phi bị mua với giá rẻ mạt, bị lèn chặt cứng trên các con tàu và bán cho các chủ đồn điền. Hai phần ba trong số họ đã chết trên đường đi vì bệnh tật, hoặc do bị ngược đãi và làm việc quá sức. Mặc dù vậy, đến năm 1800 thì ở châu Mỹ đã có chín triệu nô lệ châu Phi.

Nô lệ thu hoạch mía trong các đồn điền ở vùng Caribê. Các chủ đồn điền trở nên rất giàu có, thường trở về châu Âu sống phong lưu và giao phó đồn điền cho những người quản lý trông coi.
Một thời gian dài trước khi người châu Âu tới, người A rập đã buôn bán nô lệ ở bờ biển Đông Phi. Khi tới đây người Bồ Đào Nha đã dùng nô lệ vào các cuộc phiêu lưu lập thuộc địa.
HENRY MORGAN: Thuyền trưởng Morgan (1635–1688) người xứ Wales là kẻ gieo rắc tai ương ở vùng Caribe từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XVII. Ông ta tổ chức các đội cướp biển, tấn công tàu chiến của Tây Ban Nha giữa biển khơi và chiếm đoạt của cải. Phần lớn chiến lợi phẩm được chở về Anh để trả ơn những người đã đầu tư cho hoạt động cướp biển của ông ta. Morgan chiếm Porto Bello năm 1668, cướp phá Maracaibo năm 1669 và chiếm Panama năm 1671. Sau này ông ta được phong hiệp sĩ vì có công chống người Tây Ban Nha, và được phong làm phó tổng đốc Jamaica vào năm 1674. Ông ta mất năm 1688, khi 53 tuổi. Những người cướp biển như Morgan đã giúp kinh tế Anh phát triển thịnh vượng hơn nhiều.

TAM GIÁC BUÔN BÁN

Các đồn điền trồng mía của các ông chủ châu Âu ở vùng Caribe thường rất rộng. Mỗi đồn điền có nhà kho, xưởng đóng thuyền, nhà thờ, khu sinh sống của nô lệ và dinh thự của chủ đồn điền. Một tam giác buôn bán đã hình thành, trong đó thành phẩm từ châu Âu được đưa tới Tây Phi, nô lệ từ Tây Phi được đưa sang châu Mỹ và các sản phẩm từ đồn điền ở châu Mỹ được đưa về châu Âu. Các thị trường béo bở ở châu Âu buôn bán các mặt hàng như đường ăn, thuốc lá, dầu ăn và các sản phẩm khác đã được khai thác. Hoạt động cướp biển, lập đồn điền và chiếm hữu nô lệ được thúc đẩy bởi mong muốn thu lợi nhuận, và lợi nhuận giúp nền kinh tế châu Âu phát triển.

Tình trạng chiếm hữu nô lệ còn tiếp diễn đến thế kỷ XIX. Hầu hết người Mỹ gốc Phi ngày nay là hậu duệ của những người nô lệ châu Phi.

Nhiều thuộc địa ở châu Mỹ phát triển vào thời kỳ đầu là nhờ những tên cướp biển, các chủ đồn điền trồng mía và hàng triệu nô lệ châu Phi.

Trong vòng 100 năm kể từ khi Columbus lần đầu tiên đặt chân tới châu Mỹ vào năm 1492, hầu hết dân bản xứ trên các đảo vùng biển Caribe, người Arawak và Carib, đã chết vì bị người châu Âu ngược đãi và bị nhiễm bệnh tật từ châu Âu. Đến đầu thế kỷ XVII, vùng Caribe đã trở thành chiến trường. Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và Anh cùng tranh giành các hòn đảo mà họ gọi là Tây Ấn (West Indies) này. Một số hòn đảo bị đổi chủ vài lần trong cuộc tranh giành khốc liệt về buôn bán và đất đai nhằm thành lập các thuộc địa của châu Âu.

Nhiều tàu tư nhân của người Anh, người Hà Lan và người Pháp hành nghề cướp biển để làm giàu. Họ thường được chính phủ nước họ ủng hộ vì họ quấy nhiễu người Tây Ban Nha, chiếm các đảo, lập các khu định cư và thu được nhiều lợi nhuận. Một số người trong số cướp biển này sau đó được cử làm đô đốc hải quân hoặc tổng đốc thuộc địa. Francis Drake đi thuyền vòng quanh thế giới trong khoảng thời gian 1577–1580, tấn công các tàu của Tây Ban Nha và về nước cùng với nhiều của cải. Thuyền trưởng Kidd được lệnh trấn áp cướp biển, nhưng thay vì làm việc đó ông lại gia nhập lực lượng cướp biển. Edward Teach (biệt danh Râu Đen) và thuyền trưởng Morgan tấn công các khu định cư và tàu chiến của Tây Ban Nha ở vùng Caribe. Họ mở đường cho việc thành lập các thuộc địa. Người Tây Ban Nha bị mất rất nhiều vàng vào tay cướp biển, nhưng việc này không cản được công cuộc thực dân hóa châu Mỹ của họ.

Ở châu Âu, uống trà và cà phê đang trở thành mốt, khiến nhu cầu về đường để làm ngọt những đồ uống này gia tăng. Cây mía phát triển tốt trong điều kiện khí hậu vùng Tây Ấn nhưng việc trồng mía cần nhiều nhân công. Không thể tìm công nhân ở địa phương vì phần lớn dân bản xứ trên các đảo đã chết. Vì vậy, những người thực dân nhập nô lệ từ Tây Phi.

Người châu Âu coi việc họ dùng người châu Phi làm nô lệ là không có gì sai trái. Người châu Phi bị mua với giá rẻ mạt, bị lèn chặt cứng trên các con tàu và bán cho các chủ đồn điền. Hai phần ba trong số họ đã chết trên đường đi vì bệnh tật, hoặc do bị ngược đãi và làm việc quá sức. Mặc dù vậy, đến năm 1800 thì ở châu Mỹ đã có chín triệu nô lệ châu Phi.

Các đồn điền trồng mía của các ông chủ châu Âu ở vùng Caribe thường rất rộng. Mỗi đồn điền có nhà kho, xưởng đóng thuyền, nhà thờ, khu sinh sống của nô lệ và dinh thự của chủ đồn điền. Một tam giác buôn bán đã hình thành, trong đó thành phẩm từ châu Âu được đưa tới Tây Phi, nô lệ từ Tây Phi được đưa sang châu Mỹ và các sản phẩm từ đồn điền ở châu Mỹ được đưa về châu Âu. Các thị trường béo bở ở châu Âu buôn bán các mặt hàng như đường ăn, thuốc lá, dầu ăn và các sản phẩm khác đã được khai thác. Hoạt động cướp biển, lập đồn điền và chiếm hữu nô lệ được thúc đẩy bởi mong muốn thu lợi nhuận, và lợi nhuận giúp nền kinh tế châu Âu phát triển.

Tình trạng chiếm hữu nô lệ còn tiếp diễn đến thế kỷ XIX. Hầu hết người Mỹ gốc Phi ngày nay là hậu duệ của những người nô lệ châu Phi.

Chọn tập
Bình luận
× sticky