Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Triều Đại Nhà Thương (1766–1122 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

TRIỀU ĐẠI NHÀ THƯƠNG (1766–1122 TCN)

Nền văn minh nhà Thương phát triển quanh khu vực sông Hoàng Hà ở miền bắc Trung Quốc, nhưng cũng ảnh hưởng tới miền Trung nước này. Sau này, nhà Chu mở rộng kiểm soát ra một vùng rộng lớn hơn.

Các nền văn minh sơ khai ở Trung Quốc từ khoảng năm 3200 TCN đã phát triển ven bờ ba con sông lớn nhất là Hoàng Hà, Trường Giang và Tây Giang.

Giống như các bộ tộc ở Sumer, Ai Cập và châu thổ sông Ấn, nông dân Trung Hoa dùng sông ngòi làm đường giao thông và lấy nước tưới cho cây trồng – vào mùa xuân ruộng cần ngập nước để cây lúa có thể sinh trưởng. Tuy nhiên người Trung Hoa cũng phải đối mặt với hai hiểm họa: những trận lụt lớn và các cuộc cướp bóc của những bộ lạc từ phương Bắc và phương Tây.

Đồng tiền bằng đồng điếu thời nhà Thương này được đúc hình cái mai, có lẽ để dễ nhét vào bao hoặc ống đựng tiền.

CÁC NỀN VĂN HÓA SƠ KHAI

Các đô thị nhỏ đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 3000 TCN trong thời kỳ văn hóa Long Sơn quanh lưu vực Bắc Hoàng Hà. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là vị vua đầu tiên của Trung Quốc từ khoảng năm 2700 TCN. Triều đại đầu tiên là nhà Hạ, cai trị trong bốn thế kỷ, bắt đầu từ khoảng năm 2200 TCN. Vua Vũ, người lập nên vương triều Hạ, được coi là có công “thuần phục” các con sông bằng việc đắp đê ngăn lũ lụt và đào kênh rạch tưới tiêu.

Đây là một mảnh giáp cốt có từ thế kỷ XIII TCN. Nhiều mẫu vật loại này đã được phát hiện, trên đó có khắc chữ tượng hình Trung Hoa sơ khai. Các thầy bói dùng các mảnh giáp cốt để đoán định tương lai.

VUA THANG VÀ NHÀ THƯƠNG

Triều đại sớm nhất mà chúng ta có bằng chứng khẳng định đã từng tồn tại là nhà Thương do vua Thang lập nên. Nhà Thương cai trị miền Bắc Trung Quốc trong hơn 600 năm. Người dân thời đó sinh sống trong một loạt đô thị dọc theo sông Hoàng Hà. Kinh đô đóng ở An Dương, có nhiều cung điện và đền đài lớn, phần lớn được dựng bằng gỗ có chạm trổ. Nhà Chu thay thế nhà Thương vào năm 1122 TCN.

Người dân thời nhà Thương trồng kê, lúa mì, lúa gạo và cũng trồng dâu chăn tằm dệt lụa. Họ nuôi gia súc, lợn, cừu, chó và gà, săn bắt hươu và lợn rừng. Họ dùng ngựa kéo cày, thồ hàng và kéo xe. Lúc đầu, họ dùng vỏ ốc quý làm tiền trao đổi, sau đó chuyển sang dùng tiền đồng. Họ rất khéo léo trong việc chế tác đồ đồng và ngọc bích, làm ra những vật dụng thiết thực hay đồ thờ phụng trang trí tinh xảo.

Theo truyền thuyết, lụa do Luy Tổ phát hiện vào khoảng năm 2690 TCN. Bà là vợ của vị Hoàng Đế huyền thoại, người được coi là đã mang lại văn minh, y học và chữ viết cho Trung Quốc. Bà nhận thấy con tằm ăn lá dâu rồi nhả ra tơ nên đã cho trồng các bãi dâu. Tơ được xe sợi dệt thành vải lụa đẹp, giá trị đến mức thậm chí được dùng như một dạng tiền. Bí quyết sản xuất lụa được người Trung Hoa giữ kín trong suốt khoảng 3.000 năm.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

3000 TCN Các đô thị đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện trong thời kỳ văn hóa Long Sơn

2700 TCN Hoàng Đế lên ngôi

2200 TCN Vua Vũ lập nhà Hạ

1766 TCN Vua Thang lập nên nhà Thương

1400 TCN Thời thịnh trị của nhà Thương

1122 TCN Nhà Chu thay thế nhà Thương


Người Trung Hoa cổ đại nấu đồ cúng tế trong các nồi đồng lớn có trang trí như chiếc vạc này. Nồi có chân dài để có thể đứng trên bếp lửa.

CHỮ VIẾT

Khoảng năm 1600 TCN, nhà Thương đã phát triển các hình thái sơ khai nhất của chữ tượng hình Trung Hoa, mỗi chữ là một từ trọn vẹn. Chữ viết Trung Hoa mà ta biết ngày nay đã phát triển từ chữ viết thời nhà Thương. Người dân thời đó thờ phụng tổ tiên, coi tổ tiên là những người dẫn dắt sáng suốt trong đời sống, và dựa vào bói toán mỗi khi cần đưa ra quyết định.

ĐỒNG ĐIẾU

Đồng điếu là hợp chất của đồng và thiếc, khi đánh bóng nom giống vàng. Nhà Thương trở nên hùng mạnh nhờ kỹ thuật chế tác đồng điếu, vì đây là một kim loại cứng thường được dùng để chế tạo công cụ lao động, đồ gia dụng và vũ khí. Đồng điếu cũng được dùng để làm đồ trang trí, tác phẩm nghệ thuật và đồ thờ phụng. Đồng điếu được đúc trong khuôn đất sét. Khắp nơi trên thế giới, đồng điếu tượng trưng cho bước đột phá công nghệ.

Bình rượu bằng đồng thời nhà Thương. Người ta thường dùng nó để trữ được nhiều rượu. Kiểu dáng cầu kỳ và chất lượng cao của chiếc bình này cho thấy nghề đúc đồng thời nhà Thương rất phát triển. Khi mời rượu trong các dịp nghi lễ, người ta dùng loại bình khác, thường có vòi dài để rót.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Các nền văn minh sơ khai ở Trung Quốc từ khoảng năm 3200 TCN đã phát triển ven bờ ba con sông lớn nhất là Hoàng Hà, Trường Giang và Tây Giang.

Giống như các bộ tộc ở Sumer, Ai Cập và châu thổ sông Ấn, nông dân Trung Hoa dùng sông ngòi làm đường giao thông và lấy nước tưới cho cây trồng – vào mùa xuân ruộng cần ngập nước để cây lúa có thể sinh trưởng. Tuy nhiên người Trung Hoa cũng phải đối mặt với hai hiểm họa: những trận lụt lớn và các cuộc cướp bóc của những bộ lạc từ phương Bắc và phương Tây.

Các đô thị nhỏ đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 3000 TCN trong thời kỳ văn hóa Long Sơn quanh lưu vực Bắc Hoàng Hà. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là vị vua đầu tiên của Trung Quốc từ khoảng năm 2700 TCN. Triều đại đầu tiên là nhà Hạ, cai trị trong bốn thế kỷ, bắt đầu từ khoảng năm 2200 TCN. Vua Vũ, người lập nên vương triều Hạ, được coi là có công “thuần phục” các con sông bằng việc đắp đê ngăn lũ lụt và đào kênh rạch tưới tiêu.

Triều đại sớm nhất mà chúng ta có bằng chứng khẳng định đã từng tồn tại là nhà Thương do vua Thang lập nên. Nhà Thương cai trị miền Bắc Trung Quốc trong hơn 600 năm. Người dân thời đó sinh sống trong một loạt đô thị dọc theo sông Hoàng Hà. Kinh đô đóng ở An Dương, có nhiều cung điện và đền đài lớn, phần lớn được dựng bằng gỗ có chạm trổ. Nhà Chu thay thế nhà Thương vào năm 1122 TCN.

Người dân thời nhà Thương trồng kê, lúa mì, lúa gạo và cũng trồng dâu chăn tằm dệt lụa. Họ nuôi gia súc, lợn, cừu, chó và gà, săn bắt hươu và lợn rừng. Họ dùng ngựa kéo cày, thồ hàng và kéo xe. Lúc đầu, họ dùng vỏ ốc quý làm tiền trao đổi, sau đó chuyển sang dùng tiền đồng. Họ rất khéo léo trong việc chế tác đồ đồng và ngọc bích, làm ra những vật dụng thiết thực hay đồ thờ phụng trang trí tinh xảo.

3000 TCN Các đô thị đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện trong thời kỳ văn hóa Long Sơn

2700 TCN Hoàng Đế lên ngôi

2200 TCN Vua Vũ lập nhà Hạ

1766 TCN Vua Thang lập nên nhà Thương

1400 TCN Thời thịnh trị của nhà Thương

1122 TCN Nhà Chu thay thế nhà Thương

Khoảng năm 1600 TCN, nhà Thương đã phát triển các hình thái sơ khai nhất của chữ tượng hình Trung Hoa, mỗi chữ là một từ trọn vẹn. Chữ viết Trung Hoa mà ta biết ngày nay đã phát triển từ chữ viết thời nhà Thương. Người dân thời đó thờ phụng tổ tiên, coi tổ tiên là những người dẫn dắt sáng suốt trong đời sống, và dựa vào bói toán mỗi khi cần đưa ra quyết định.

Đồng điếu là hợp chất của đồng và thiếc, khi đánh bóng nom giống vàng. Nhà Thương trở nên hùng mạnh nhờ kỹ thuật chế tác đồng điếu, vì đây là một kim loại cứng thường được dùng để chế tạo công cụ lao động, đồ gia dụng và vũ khí. Đồng điếu cũng được dùng để làm đồ trang trí, tác phẩm nghệ thuật và đồ thờ phụng. Đồng điếu được đúc trong khuôn đất sét. Khắp nơi trên thế giới, đồng điếu tượng trưng cho bước đột phá công nghệ.

Chọn tập
Bình luận
× sticky