Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Thế Giới I Bùng Nổ (1914)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I BÙNG NỔ (1914)

Sự kiện người kế vị ngôi hoàng đế của đế quốc Áo-Hung là Đại Công tước Franz Ferdinand bị sát hại tại Sarajevo vào tháng 6 năm 1914 đã dẫn tới cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Áp phích tuyển quân ở Anh khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới I, có hình của bộ trưởng chiến tranh Huân tước Kitchener.

Ghen tị về hoạt động buôn bán và các thuộc địa của Anh, nước Đức, quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới thời bấy giờ, đã bắt tay vào xây dựng lực lượng hải quân. Vua Đức Wilhelm II có tham vọng chiếm thêm thuộc địa, và chính sách đối ngoại hung hãn của ông cũng khiến các quốc gia châu Âu khác lo ngại. Trong những năm trước 1914, Anh và Đức đua nhau đóng những con tàu thật lớn cho hải quân của mình. Sự kình địch giữa các quốc gia châu Âu về thương mại, thuộc địa và sức mạnh quân sự cũng trở nên gay gắt hơn, và các cường quốc châu Âu đã cùng với nhau thành lập các liên minh phòng thủ.

Dưới thời Hoàng đế Wilhelm II (1859–1941), nước Đức xây dựng lực lượng hải quân để cạnh tranh với nước Anh.

THÀNH LẬP LIÊN MINH

Liên minh chủ yếu là Liên minh Bộ ba giữa Đức, Italia và Áo-Hung. Trong liên minh này, nếu một nước bị tấn công thì các nước còn lại sẽ tham gia bảo vệ. Mục đích của nó là ngăn chặn bước tiến hùng hổ của người Nga về phía bán đảo Balkan. Một liên minh khác là khối Hiệp ước Bộ ba gồm Anh, Pháp và Nga. Đây không phải là một liên minh quân sự, nhưng các thành viên của khối này cũng nhất trí sẽ phối hợp để chống lại sự xâm lược của Đức, nếu có.

Chiến tranh Thế giới I bắt đầu sau khi Gavrilo Princip, một phần tử khủng bố người Serb, sát hại Thái tử Áo- Hung là Đại Công tước Franz Ferdinand cùng vợ ông vào ngày 28-6-1914 tại Sarajevo.

CHIẾN TRANH BẮT ĐẦU

Chiến tranh bắt đầu khi một phần tử khủng bố người Serb là Gavrilo Princip bắn chết Thái tử của đế quốc Áo-Hung là Đại Công tước Franz Ferdinand cùng vợ ông vào ngày 28-6-1914. Sự kiện này khiến Áo tuyên chiến với Serbia ngày 28- 7. Sa hoàng Nga Nicholas II liền huy động quân đội nước mình bảo vệ Serbia chống lại Áo. Đáp lại, Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8. Quân đội Nga đã bị quân Đức đánh bại ở Tannenberg và trong trận chiến ở vùng hồ Masuria (Đông Bắc Ba Lan). Còn ở phía Nam, quân đội Áo-Hung bị quân Nga đánh bại vào tháng 9.

Năm 1914, châu Âu chia làm hai phe. Anh, Pháp và Nga trong khối Đồng minh hợp tác chống lại khối các cường quốc Trung tâm là Đức, Italia, Áo-Hung cùng những liên minh của phe này. Chiến sự diễn ra đồng thời ở cả hai mặt trận Đông và Tây.

CUỘC CHIẾN TRÊN HAI MẶT TRẬN

Nước Đức luôn lo sợ một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận nên đã xúc tiến kế hoạch hành động Schlieffen. Kế hoạch này do tướng von Schlieffen vạch ra, nhằm đánh bại nước Pháp trong vòng sáu tuần để Đức có thể tập trung lực lượng chống lại nước Nga.

Ngày 3-8, Đức tuyên chiến với đồng minh của Nga là Pháp. Khi quân Đức tiến vào quốc gia trung lập Bỉ để tấn công Pháp từ hướng Bắc, thì họ gặp phải sự giáng trả quyết liệt của người Bỉ. Điều đó làm chậm bước tiến của quân Đức và cho phép người Pháp, dưới sự chỉ huy của tướng Joffré, có thời gian để tổ chức lại lực lượng.

Năm 1914, Anh là quốc gia duy nhất không có nhiều binh lính dự bị được huấn luyện. Rất đông người tình nguyện đã đổ xô về điểm tuyển quân.

ĐỨC XÂM LƯỢC PHÁP

Nước Anh lúc đó đã thực thi Hiệp ước London (1839), trong đó Anh đồng ý bảo vệ quy chế trung lập của Bỉ. Với lý do này, Anh tuyên chiến với Đức ngày 4-8. Anh bảo vệ Bỉ và đưa 100.000 lính viễn chinh của mình tới Pháp để giúp cản bước tiến của quân Đức tới Mons và Charleroi.

Quân đội Pháp có nhiệm vụ khó khăn là phải bảo vệ hàng trăm cây số đường biên giới trước kẻ thù.

Tuy nhiên, trước bước tiến quyết liệt của quân Đức, tướng Joffré đã phải rút lui qua sông Marne. Tại đây, quân Pháp chặn đứng quân Đức vào ngày 8-9. Cả hai bên đều giữ thế thủ và trong vòng ba tháng, một tuyến công sự đã được đào từ eo biển Măng-sơ (Channel) tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1914, quân đội Đức đông nhất và được huấn luyện tốt nhất trên thế giới.

Trong cuộc chiến, Anh, Pháp và Nga được gọi là các cường quốc Đồng minh, thuộc phe Đồng minh. Đức, Italia, Áo- Hung cùng với các đồng minh của họ gọi là các cường quốc phe Trung tâm. Cả hai phe đều đua nhau sản xuất vũ khí, trong đó có cả hơi độc. Họ đều cho rằng sử dụng các loại vũ khí này có thể rút ngắn cuộc chiến, nhưng chiến tranh đã kéo dài trong bốn năm và là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ước tính phí tổn trực tiếp của cuộc chiến là 40 tỉ bảng Anh, tổng số người chết và bị thương lên tới khoảng 30 triệu.

Anh có quân đội quy mô nhỏ nhất vào năm 1914, nhưng lại là quân đội chuyên nghiệp.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

28-6 Thái tử Franz Ferdinand bị một phần tử khủng bố người Serb sát hại tại Sarajevo

28-7 Áo tuyên chiến với Serbia; Nga huy động quân đội bảo vệ Serbia

1-8 Đức tuyên chiến với Nga

3-8 Đức tuyên chiến với Pháp

4-8 Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức

8-8 Bước tiến của quân Đức vào Paris bị chặn lại ở sông Marne

Được khích lệ bởi tinh thần yêu nước và lời kêu gọi bảo vệ Tổ quốc, tháng 8-1914, hàng triệu người thuộc đủ mọi lứa tuổi trên khắp châu Âu đã hợp sức chống lại kẻ thù chung.

Sự kiện người kế vị ngôi hoàng đế của đế quốc Áo-Hung là Đại Công tước Franz Ferdinand bị sát hại tại Sarajevo vào tháng 6 năm 1914 đã dẫn tới cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Ghen tị về hoạt động buôn bán và các thuộc địa của Anh, nước Đức, quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới thời bấy giờ, đã bắt tay vào xây dựng lực lượng hải quân. Vua Đức Wilhelm II có tham vọng chiếm thêm thuộc địa, và chính sách đối ngoại hung hãn của ông cũng khiến các quốc gia châu Âu khác lo ngại. Trong những năm trước 1914, Anh và Đức đua nhau đóng những con tàu thật lớn cho hải quân của mình. Sự kình địch giữa các quốc gia châu Âu về thương mại, thuộc địa và sức mạnh quân sự cũng trở nên gay gắt hơn, và các cường quốc châu Âu đã cùng với nhau thành lập các liên minh phòng thủ.

Liên minh chủ yếu là Liên minh Bộ ba giữa Đức, Italia và Áo-Hung. Trong liên minh này, nếu một nước bị tấn công thì các nước còn lại sẽ tham gia bảo vệ. Mục đích của nó là ngăn chặn bước tiến hùng hổ của người Nga về phía bán đảo Balkan. Một liên minh khác là khối Hiệp ước Bộ ba gồm Anh, Pháp và Nga. Đây không phải là một liên minh quân sự, nhưng các thành viên của khối này cũng nhất trí sẽ phối hợp để chống lại sự xâm lược của Đức, nếu có.

Chiến tranh bắt đầu khi một phần tử khủng bố người Serb là Gavrilo Princip bắn chết Thái tử của đế quốc Áo-Hung là Đại Công tước Franz Ferdinand cùng vợ ông vào ngày 28-6-1914. Sự kiện này khiến Áo tuyên chiến với Serbia ngày 28- 7. Sa hoàng Nga Nicholas II liền huy động quân đội nước mình bảo vệ Serbia chống lại Áo. Đáp lại, Đức tuyên chiến với Nga ngày 1-8. Quân đội Nga đã bị quân Đức đánh bại ở Tannenberg và trong trận chiến ở vùng hồ Masuria (Đông Bắc Ba Lan). Còn ở phía Nam, quân đội Áo-Hung bị quân Nga đánh bại vào tháng 9.

Nước Đức luôn lo sợ một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận nên đã xúc tiến kế hoạch hành động Schlieffen. Kế hoạch này do tướng von Schlieffen vạch ra, nhằm đánh bại nước Pháp trong vòng sáu tuần để Đức có thể tập trung lực lượng chống lại nước Nga.

Ngày 3-8, Đức tuyên chiến với đồng minh của Nga là Pháp. Khi quân Đức tiến vào quốc gia trung lập Bỉ để tấn công Pháp từ hướng Bắc, thì họ gặp phải sự giáng trả quyết liệt của người Bỉ. Điều đó làm chậm bước tiến của quân Đức và cho phép người Pháp, dưới sự chỉ huy của tướng Joffré, có thời gian để tổ chức lại lực lượng.

Nước Anh lúc đó đã thực thi Hiệp ước London (1839), trong đó Anh đồng ý bảo vệ quy chế trung lập của Bỉ. Với lý do này, Anh tuyên chiến với Đức ngày 4-8. Anh bảo vệ Bỉ và đưa 100.000 lính viễn chinh của mình tới Pháp để giúp cản bước tiến của quân Đức tới Mons và Charleroi.

Tuy nhiên, trước bước tiến quyết liệt của quân Đức, tướng Joffré đã phải rút lui qua sông Marne. Tại đây, quân Pháp chặn đứng quân Đức vào ngày 8-9. Cả hai bên đều giữ thế thủ và trong vòng ba tháng, một tuyến công sự đã được đào từ eo biển Măng-sơ (Channel) tới biên giới Thụy Sĩ.

Trong cuộc chiến, Anh, Pháp và Nga được gọi là các cường quốc Đồng minh, thuộc phe Đồng minh. Đức, Italia, Áo- Hung cùng với các đồng minh của họ gọi là các cường quốc phe Trung tâm. Cả hai phe đều đua nhau sản xuất vũ khí, trong đó có cả hơi độc. Họ đều cho rằng sử dụng các loại vũ khí này có thể rút ngắn cuộc chiến, nhưng chiến tranh đã kéo dài trong bốn năm và là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ước tính phí tổn trực tiếp của cuộc chiến là 40 tỉ bảng Anh, tổng số người chết và bị thương lên tới khoảng 30 triệu.

28-6 Thái tử Franz Ferdinand bị một phần tử khủng bố người Serb sát hại tại Sarajevo

28-7 Áo tuyên chiến với Serbia; Nga huy động quân đội bảo vệ Serbia

1-8 Đức tuyên chiến với Nga

3-8 Đức tuyên chiến với Pháp

4-8 Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức

8-8 Bước tiến của quân Đức vào Paris bị chặn lại ở sông Marne

Chọn tập
Bình luận