Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Trung Quốc Thời Tùy Và Đường (589–907)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Dưới thời nhà Đường, Trung Quốc phát triển về quy mô, bành trướng sang Trung Á nhiều dự án lớn được triển khai như kênh đào và các hệ thống tưới tiêu.

TRUNG QUỐC THỜI TÙY VÀ ĐƯỜNG (589–907)

Triều Tùy kéo dài chỉ 30 năm nhưng đã thống nhất được Trung Quốc sau 370 năm chia cắt. Tiếp đó nhà Đường lên thay và cai trị gần 300 năm.

Từ khi nhà Hán sụp đổ đến lúc nhà Tùy lên cai trị, Trung Quốc bị chia thành ba nước: Ngụy ở miền Bắc, Thục ở miền tây và Ngô ở miền Nam. Chiến tranh cũng như các cuộc xâm lược của dân du mục từ Mông Cổ và Tây Tạng xảy ra liên miên. Nhiều đô thị bị tàn phá và dân số sụt giảm. Tình trạng bị tàn phá ở miền Bắc đã dẫn tới các cuộc di cư về phương Nam, khiến vị thế chính trị của miền Nam tăng lên. Trong thời gian này, đạo Phật truyền bá vào Trung Quốc sâu rộng hơn, mang theo nhiều tư tưởng của bên ngoài. Cuối cùng, vào năm 581, một tướng nước Ngụy là Dương Kiên lật đổ vua Ngụy và lập ra nhà Tùy. Khoảng năm 589, ông đã thống nhất được Trung Quốc.

NHÀ TÙY

Dương Kiên lấy hiệu là Văn Đế. Trước khi ông lên nắm quyền, tình trạng sưu thuế cao và người dân bị bắt đi lính diễn ra trong một thời gian dài. Ông đã giảm cả sưu thuế lẫn quân dịch, cai trị chặt chẽ từ kinh đô Trường An. Ông cũng khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng việc đề ra những dự án tưới tiêu và phân bổ lại đất đai. Các chính sách đó khiến đất nước trở nên hưng thịnh. Hoàng đế thứ hai của nhà Tùy là Dạng Đế. Dưới thời ông, kênh Đại Vận Hà được tu bổ lại để nối kết các dòng sông lớn của Trung Quốc. Ông cũng cho xây nhiều cung điện, vườn cảnh, và để có thêm tiền cho các công trình này, ông bắt dân chúng nộp trước tiền thuế của mười năm. Nông dân đã nổi dậy và năm 618, Dạng Đế bị giết.

Các ruộng lúa cần tới công trình tưới tiêu nước với quy mô lớn. Triều đại nhà Đường đã tạo dựng đủ điều kiện để những dự án quy mô lớn như vậy thành hiện thực.
Bức bích họa trong một ngôi mộ này mô tả công chúa Vĩnh Thái thời nhà Đường, người bị buộc phải tự vẫn ở tuổi mười bảy vì tội chỉ trích bà của mình là Võ Hậu. Ở Trung Quốc thời đó, vâng lời và phục tùng cha mẹ và người lớn tuổi rất được xem trọng.

NHÀ ĐƯỜNG

Hoàng đế thứ hai của nhà Đường là Thái Tông (626-649) đã tổ chức lại bộ máy chính quyền, cắt giảm thuế và chia lại đất đai. Cuộc cải tổ đế chế thống nhất này là một tiến bộ vượt bậc so với những nơi khác trên thế giới.

Giai đoạn ổn định này đánh dấu sự khởi đầu của gần 300 năm Trung Quốc phát triển vượt trội về nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Từ các năm 640-660, Trung Quốc bành trướng sang Trung Á để chặn các bộ lạc du mục quấy nhiễu muốn kiểm soát Con đường Tơ lụa. Người Trung Quốc đã tới tận những vùng đất thuộc Triều Tiên, Afghanistan và Thái Lan ngày nay. Sau thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông, loạn An Lộc Sơn xảy ra ở Bắc Kinh vào năm 755, làm suy yếu nhà Đường và nhà Đường không bao giờ hồi phục lại hoàn toàn được nữa. Sự cai trị của hoàng đế nhà Đường chỉ còn trên danh nghĩa, còn quyền lực rơi vào tay các tiết độ sứ và triều thần. Người Tây Tạng cũng đánh bại người Trung Quốc ở Trung Á và tại đây bùng nổ thêm nhiều cuộc nổi dậy vào thế kỷ IX. Đến năm 907 nhà Đường sụp đổ. Tiếp theo là thời kỳ nội chiến ác liệt kéo dài đến năm 960.

KÊNH ĐẠI VẬN HÀ: Được khởi công từ thời nhà Tùy và hoàn thành vào thời nhà Đường, kênh Đại Vận Hà là một công trình vĩ đại. Kênh đào trải dài 800 km từ sông Hoàng Hà đến sông Trường Giang, kết nối các thành phố lớn và thủ phủ của miền Bắc với các vùng trồng lúa và sản xuất đồ thủ công của miền Nam. Hành trình đường bộ từ Bắc xuống Nam rất khó khăn, còn đường biển lại hay gặp bão và hải tặc. Kênh đào này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đi xa được an toàn, nối kết các vùng miền Bắc và miền Trung của Trung Quốc chặt chẽ hơn.
Những đồ mỹ nghệ bằng sứ này được làm theo mẫu những con vật du nhập từ nước ngoài, thường thấy ở kinh đô Trường An thời nhà Đường. Con lạc đà này chở lụa, còn con ngựa này xuất xứ từ Trung Á, to hơn ngựa Trung Quốc. Trường An là một đầu của Con đường Tơ lụa và là thành phố lớn nhất thế giới thời bấy giờ, với hai triệu dân.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

589 Dương Kiên thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tùy

602-610 Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên và Trung Á

618 Lý Uyên lập ra nhà Đường

626-649 Hoàng đế Thái Tông trị vì – Trung Quốc mở mang dưới thời nhà Đường

640-660 Trung Quốc bành trướng sang Trung Á và Triều Tiên

755-763 Loạn An Lộc Sơn làm nhà Đường suy yếu

Thập kỷ 870 Các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân trên khắp Trung Quốc

907 Nhà Đường sụp đổ

Triều Tùy kéo dài chỉ 30 năm nhưng đã thống nhất được Trung Quốc sau 370 năm chia cắt. Tiếp đó nhà Đường lên thay và cai trị gần 300 năm.

Từ khi nhà Hán sụp đổ đến lúc nhà Tùy lên cai trị, Trung Quốc bị chia thành ba nước: Ngụy ở miền Bắc, Thục ở miền tây và Ngô ở miền Nam. Chiến tranh cũng như các cuộc xâm lược của dân du mục từ Mông Cổ và Tây Tạng xảy ra liên miên. Nhiều đô thị bị tàn phá và dân số sụt giảm. Tình trạng bị tàn phá ở miền Bắc đã dẫn tới các cuộc di cư về phương Nam, khiến vị thế chính trị của miền Nam tăng lên. Trong thời gian này, đạo Phật truyền bá vào Trung Quốc sâu rộng hơn, mang theo nhiều tư tưởng của bên ngoài. Cuối cùng, vào năm 581, một tướng nước Ngụy là Dương Kiên lật đổ vua Ngụy và lập ra nhà Tùy. Khoảng năm 589, ông đã thống nhất được Trung Quốc.

Dương Kiên lấy hiệu là Văn Đế. Trước khi ông lên nắm quyền, tình trạng sưu thuế cao và người dân bị bắt đi lính diễn ra trong một thời gian dài. Ông đã giảm cả sưu thuế lẫn quân dịch, cai trị chặt chẽ từ kinh đô Trường An. Ông cũng khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng việc đề ra những dự án tưới tiêu và phân bổ lại đất đai. Các chính sách đó khiến đất nước trở nên hưng thịnh. Hoàng đế thứ hai của nhà Tùy là Dạng Đế. Dưới thời ông, kênh Đại Vận Hà được tu bổ lại để nối kết các dòng sông lớn của Trung Quốc. Ông cũng cho xây nhiều cung điện, vườn cảnh, và để có thêm tiền cho các công trình này, ông bắt dân chúng nộp trước tiền thuế của mười năm. Nông dân đã nổi dậy và năm 618, Dạng Đế bị giết.

Hoàng đế thứ hai của nhà Đường là Thái Tông (626-649) đã tổ chức lại bộ máy chính quyền, cắt giảm thuế và chia lại đất đai. Cuộc cải tổ đế chế thống nhất này là một tiến bộ vượt bậc so với những nơi khác trên thế giới.

Giai đoạn ổn định này đánh dấu sự khởi đầu của gần 300 năm Trung Quốc phát triển vượt trội về nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Từ các năm 640-660, Trung Quốc bành trướng sang Trung Á để chặn các bộ lạc du mục quấy nhiễu muốn kiểm soát Con đường Tơ lụa. Người Trung Quốc đã tới tận những vùng đất thuộc Triều Tiên, Afghanistan và Thái Lan ngày nay. Sau thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông, loạn An Lộc Sơn xảy ra ở Bắc Kinh vào năm 755, làm suy yếu nhà Đường và nhà Đường không bao giờ hồi phục lại hoàn toàn được nữa. Sự cai trị của hoàng đế nhà Đường chỉ còn trên danh nghĩa, còn quyền lực rơi vào tay các tiết độ sứ và triều thần. Người Tây Tạng cũng đánh bại người Trung Quốc ở Trung Á và tại đây bùng nổ thêm nhiều cuộc nổi dậy vào thế kỷ IX. Đến năm 907 nhà Đường sụp đổ. Tiếp theo là thời kỳ nội chiến ác liệt kéo dài đến năm 960.

589 Dương Kiên thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tùy

602-610 Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên và Trung Á

618 Lý Uyên lập ra nhà Đường

626-649 Hoàng đế Thái Tông trị vì – Trung Quốc mở mang dưới thời nhà Đường

640-660 Trung Quốc bành trướng sang Trung Á và Triều Tiên

755-763 Loạn An Lộc Sơn làm nhà Đường suy yếu

Thập kỷ 870 Các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân trên khắp Trung Quốc

907 Nhà Đường sụp đổ

Chọn tập
Bình luận
× sticky