Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Châu Mỹ (600–1200)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHÂU MỸ (600–1200)

Trong thời kỳ này tại Trung Mỹ, người Toltec nổi lên sau khi thành Teotihuacán bị phá hủy. Ở Nam Mỹ, hai nền văn minh mới đang phát triển.

Khoảng năm 600, thành phố Teotihuacán bắt đầu suy tàn, và đến năm 700 thì bị thiêu rụi, có thể là do các man tộc phương Bắc. Nhiều dân tộc cố nắm quyền kiểm soát khu vực, và vào khoảng năm 900, người Toltec lập đô ở Tula. Thành Tula trở thành trung tâm của một nhà nước quân sự và một mạng lưới buôn bán từ Colorado tới Colombia. Vào năm 1000, ở vùng Yucatán xa xôi, một cộng đồng người Toltec đã xâm lược đế quốc Maya, mở rộng thành phố Chichén Itzá ở miền Bắc Maya. Đế quốc Toltec sụp đổ vào năm 1168 khi nó bị tàn phá và thành Tula bị phá hủy. Chẳng bao lâu sau đó, người Aztec chuyển tới vùng này.

Người Toltec rất quân phiệt, các ngôi đền của họ có các bức tượng chiến binh bằng đá canh giữ, chẳng hạn như tượng được tìm thấy ở thành phố Tula này.

NGƯỜI MAYA THỜI KỲ SAU

Khoảng năm 800, nhiều thành phố của người Maya bị bỏ hoang, nhưng một số thành phố ở miền Bắc Yucatán vẫn phồn thịnh từ năm 900 trở đi. Khoảng năm 1000, người Toltec xâm chiếm vùng Yucatán và ở lại đó cho đến năm 1221, xây dựng một thành phố giống hệt Tula ở Chichén Itzá. Các thủ lĩnh chiến binh tước quyền lực của giới thầy tu, đó là nguyên nhân khiến các nghề thủ công như nghề gốm, và cả văn học nghệ thuật bị giảm sút chất lượng. Người Toltec bị người Maya đến từ Mayapán đánh bại và triều đại Cocom của người Maya thống trị Yucatán trong 200 năm cho đến khi nội chiến bùng nổ vào năm 1480. Người Tây Ban Nha tới đây vào thế kỷ XVI, nhưng thị quốc cuối cùng của người Maya là Tayasal vẫn tồn tại đến năm 1697.

KIM TỰ THÁP Ở ETOWAH: Etowah là một trong những đô thị thuộc nền văn hóa Mississippi ở Bắc Mỹ. Nền văn hóa đô thị này lan rộng ra ngoài phạm vi châu thổ sông Mississippi. Etowah nằm gần thành phố Atlanta ngày nay và nổi tiếng về nguồn mica – một dạng đá trong suốt có thể cắt thành tấm mỏng như thủy tinh. Người Etowah dùng công cụ lao động bằng đồng và đá, xây dựng những kim tự tháp bằng đất, ở trên đỉnh có đền hoặc cung điện của thủ lĩnh. Các đô thị của họ thường có từ 10.000 đến 20.000 dân. Họ buôn bán với Mexico và vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), và làm các mặt hàng để trao đổi với các bộ lạc sống thành làng ở Bắc Mỹ.

TIAHUANACO VÀ HUARI

Nền văn minh ở Nam Mỹ có hai trung tâm chính. Một là ở Tiahuanaco, một thành phố đền rộng lớn ở độ cao 3660 m so với mặt biển, gần hồ Titicaca ở Bolivia. Từ năm 600 đến năm 1000, thành phố này có 100.000 dân. Người dân nơi đây biết làm đồ gốm và đồ trang sức độc đáo, biết dựng những bức tường đá khổng lồ và những ngôi đền đá lớn. Họ lập nên một loạt đô thị trải dài đến tận bờ biển và tới các khu rừng nhiệt đới Brazil. Trung tâm văn minh thứ hai là Huari. Nền văn minh này hấp thu những nét còn lại từ một vài nền văn hóa bản địa xưa hơn như Nazca và Moche. Huari là một đế quốc quân sự hùng mạnh, trải rộng quá nửa diện tích của Peru ngày nay. Tiahuanaco và Huari có thể có chung một tôn giáo nhưng Huari quân phiệt, còn Tiahuanaco thì hòa hiếu. Hai đế quốc này phồn thịnh cho đến khoảng năm 1000, khi cả hai đều bị bỏ hoang, nguyên nhân có thể là do hạn hán.

Tượng thần bằng gốm này tìm thấy ở Huari, trang trí bằng các bắp ngô, có lẽ được nông dân thờ cúng để phù hộ cho mùa màng tươi tốt.
Chiếc bát này do người Mimbre ở miền Tây Nam làm ra, bị khoét một lỗ để coi như đã “chết” vì sau đó nó được chôn cùng với chủ nhân.
Chiếc khuyên tai này tìm thấy ở Huari, làm bằng đá khảm xương và vỏ sò. Người Huari cũng chế tác đồ trang sức và các đồ vật nhỏ rất đẹp bằng vàng.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

600 Teotihuacán bị cướp bóc và thiêu rụi

800 Người Toltec di cư đến miền Trung Mexico

900 Người Toltec lập một thị quốc ở Tula

1000 Tiahuanaco và Huari bị bỏ hoang

1168 Thành Tula bị phá hủy

1200 Các “thành phố đền” được xây dựng ở vùng Mississippi

1200: Sự nổi lên của người Aztec và người Inca

Thần Mặt trời Viracocha được chạm trên Cổng Mặt trời của thành Tiahuanaco vào khoảng năm 600. Chiếc cổng khổng lồ này dẫn vào Kalasasaya, khu vực kiến trúc lớn nhất và là nơi có ngôi đền chính của thành phố.

Trong thời kỳ này tại Trung Mỹ, người Toltec nổi lên sau khi thành Teotihuacán bị phá hủy. Ở Nam Mỹ, hai nền văn minh mới đang phát triển.

Khoảng năm 600, thành phố Teotihuacán bắt đầu suy tàn, và đến năm 700 thì bị thiêu rụi, có thể là do các man tộc phương Bắc. Nhiều dân tộc cố nắm quyền kiểm soát khu vực, và vào khoảng năm 900, người Toltec lập đô ở Tula. Thành Tula trở thành trung tâm của một nhà nước quân sự và một mạng lưới buôn bán từ Colorado tới Colombia. Vào năm 1000, ở vùng Yucatán xa xôi, một cộng đồng người Toltec đã xâm lược đế quốc Maya, mở rộng thành phố Chichén Itzá ở miền Bắc Maya. Đế quốc Toltec sụp đổ vào năm 1168 khi nó bị tàn phá và thành Tula bị phá hủy. Chẳng bao lâu sau đó, người Aztec chuyển tới vùng này.

Khoảng năm 800, nhiều thành phố của người Maya bị bỏ hoang, nhưng một số thành phố ở miền Bắc Yucatán vẫn phồn thịnh từ năm 900 trở đi. Khoảng năm 1000, người Toltec xâm chiếm vùng Yucatán và ở lại đó cho đến năm 1221, xây dựng một thành phố giống hệt Tula ở Chichén Itzá. Các thủ lĩnh chiến binh tước quyền lực của giới thầy tu, đó là nguyên nhân khiến các nghề thủ công như nghề gốm, và cả văn học nghệ thuật bị giảm sút chất lượng. Người Toltec bị người Maya đến từ Mayapán đánh bại và triều đại Cocom của người Maya thống trị Yucatán trong 200 năm cho đến khi nội chiến bùng nổ vào năm 1480. Người Tây Ban Nha tới đây vào thế kỷ XVI, nhưng thị quốc cuối cùng của người Maya là Tayasal vẫn tồn tại đến năm 1697.

Nền văn minh ở Nam Mỹ có hai trung tâm chính. Một là ở Tiahuanaco, một thành phố đền rộng lớn ở độ cao 3660 m so với mặt biển, gần hồ Titicaca ở Bolivia. Từ năm 600 đến năm 1000, thành phố này có 100.000 dân. Người dân nơi đây biết làm đồ gốm và đồ trang sức độc đáo, biết dựng những bức tường đá khổng lồ và những ngôi đền đá lớn. Họ lập nên một loạt đô thị trải dài đến tận bờ biển và tới các khu rừng nhiệt đới Brazil. Trung tâm văn minh thứ hai là Huari. Nền văn minh này hấp thu những nét còn lại từ một vài nền văn hóa bản địa xưa hơn như Nazca và Moche. Huari là một đế quốc quân sự hùng mạnh, trải rộng quá nửa diện tích của Peru ngày nay. Tiahuanaco và Huari có thể có chung một tôn giáo nhưng Huari quân phiệt, còn Tiahuanaco thì hòa hiếu. Hai đế quốc này phồn thịnh cho đến khoảng năm 1000, khi cả hai đều bị bỏ hoang, nguyên nhân có thể là do hạn hán.

600 Teotihuacán bị cướp bóc và thiêu rụi

800 Người Toltec di cư đến miền Trung Mexico

900 Người Toltec lập một thị quốc ở Tula

1000 Tiahuanaco và Huari bị bỏ hoang

1168 Thành Tula bị phá hủy

1200 Các “thành phố đền” được xây dựng ở vùng Mississippi

1200: Sự nổi lên của người Aztec và người Inca

Chọn tập
Bình luận
× sticky