Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Thụy Điển (1560–1721)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC THỤY ĐIỂN (1560–1721)

Gustavus Adolphus, ông vua vĩ đại nhất của Thụy Điển, cùng với đại pháp quan có tư tưởng cải cách là Axel Oxenstierna đã biến Thụy Điển thành một cường quốc Tân giáo vĩ đại và hiện đại.

Gustavus Adolphus (1594–1632) là một nhà lãnh đạo can đảm và đầy lôi cuốn, đồng thời là một nhà trị quốc tài ba. Ông đã biến Thụy Điển thành một quốc gia hiện đại với các thành phố nguy nga, nhiều ngành nghề phát triển và quân đội hùng hậu. Ông cai trị trong 21 năm, bắt đầu từ năm 1611.

Năm 1520, dưới sự lãnh đạo của vua Gustavus Vasa, Thụy Điển đã nổi dậy chống lại Đan Mạch và giành được độc lập. Tiếp đó, người Thụy Điển bắt đầu làm rạn nứt quyền bá chủ trên biển Baltic của Liên minh Phường hội (Hansa). Mặc dù Thụy Điển ít dân nhưng nước này có một chính quyền mạnh và buôn bán ngày càng nhiều với Anh và Hà Lan. Người Thụy Điển đánh nhau với Estonia và cuối cùng chiếm được nước này vào năm 1582. Trong các chiến dịch tiếp theo, họ giành được Karelia, phía Đông Phần Lan và vùng Lapland ở miền Bắc.

Bá tước Axel Oxenstierna (1583–1654) là đại pháp quan của Thụy Điển trong 42 năm, từ 1612 đến 1654. Ông là một nhà cải cách vĩ đại. Sau khi vua Gustavus Adolphus qua đời, ông điều hành đất nước thêm 22 năm nữa dưới thời Nữ hoàng Christina. Ông là người hoạch định và điều hành đất nước để Thụy Điển phát triển thành một cường quốc Tân giáo lớn và hiện đại.

Gustavus Adolphus sinh năm 1594. Ông lên làm vua Thụy Điển năm 17 tuổi (năm 1611). Ông trở thành nhà vua vĩ đại nhất của nước này. Là một tín đồ Tân giáo mộ đạo và có học thức, ông nói được nhiều thứ tiếng. Ông đã cho xây lại các đô thị của Thụy Điển và phát triển mạnh các ngành nghề trong nước. Quân đội của Thụy Điển chỉ có 40.000 người, nhưng được vua Gustavus đào tạo thành đội quân tinh nhuệ bậc nhất châu Âu. Đến năm 1629, ông đã đánh bại quân đội của Đan Mạch, Nga và Ba Lan, đưa Thụy Điển thành cường quốc quân sự dẫn đầu ở Bắc Âu.

Vua Gustavus Adolphus thành lập một hạm đội lớn và biến Thụy Điển thành quốc gia thống trị trong vùng biển Baltic. Tuy nhiên, chiếc kỳ hạm Vasa của ông đã bị lật và chìm xuống biển trong chuyến ra khơi đầu tiên năm 1628.

Lúc đó, bạn của vua Gustavus là các công tước theo Tân giáo ở Đức đang đứng trước nguy cơ thua trận trong Chiến tranh Ba mươi Năm. Nếu Đức trở thành nước theo Thiên Chúa giáo thì Thụy Điển sẽ bị cô lập, nên vua Gustavus Adolphus tuyên chiến với hoàng đế Áo Ferdinand II. Tháng 7 năm 1630, vua Gustavus đưa quân vào Đức. Và năm 1631, quân Thụy Điển đã đánh bại quân của hoàng đế Áo tại Breitenfeld, gần Leipzig.

Thành phố đảo Stockholm từng là một trong những thủ đô tráng lệ nhất châu Âu. Các bức tranh khắc này của Franz Hogenberg, sáng tác vào khoảng năm 1579, mô tả Stockholm trong những năm hưng thịnh.
Lâu đài Tidư ở Thụy Điển được xây dựng vào khoảng năm 1620. Trong thời kỳ này, Thụy Điển từ một nước nông nghiệp không phát triển đã trở thành một cường quốc ở châu Âu.

KỶ NGUYÊN CỦA THỤY ĐIỂN

Mùa xuân năm 1632, quân Thụy Điển chiếm Munich và tiến về Vienna, kinh đô của hoàng đế Ferdinand. Trong trận L tzen, quân Áo tháo chạy trong hỗn loạn, nhưng vua Gustavus đã tử trận. Quân Thụy Điển tạm thời bị đẩy lui vào năm 1634, khi họ bị đánh bại trong trận Nưrdlingen. Nhưng vận may lại sớm trở lại khi họ đánh bại người Thiên Chúa giáo ở Jankau năm 1645. Năm 1655, quân Thụy Điển tới Ba Lan và năm 1658, họ giành được miền Nam Thụy Điển từ tay người Đan Mạch. Dưới sự lãnh đạo của vua Charles XII, quân Thụy Điển đánh bại người Đan Mạch, người Nga, người Ba Lan và người Saxon. Nhưng năm 1709, họ tiến quá xa, tới tận Ukraine. Vì mệt mỏi và ở xa tổ quốc, họ bị người Nga đánh bại, và đến năm 1721, họ bị mất tất cả đất đai chiếm được ở phía Nam vùng Baltic và ở Nga.

Vua Gustavus Adolphus trang bị cho quân đội các loại súng kiểu mới mà binh lính có thể vận chuyển và thao tác bằng tay dễ dàng. Nhờ có kiến thức sâu rộng về khai thác mỏ, người Thụy Điển trở thành những người tinh thông về luyện kim và sử dụng chất nổ. Họ đã áp dụng các kiến thức này trong chiến tranh.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1520 Thụy Điển giành được độc lập từ tay người Đan Mạch

1523-1560 Vua Gustavus Vasa hiện đại hóa Thụy Điển

1580 Thụy Điển chiếm Estonia

1611-1632 Gustavus Adolphus lên làm vua Thụy Điển

Những năm 1920 Thụy Điển trở thành cường quốc hàng đầu Bắc Âu

1630-1634 Thụy Điển thành công trong cuộc Chiến tranh Ba mươi Năm

1643-1645 Thụy Điển thắng Đan Mạch và Áo

1697-1708 Thụy Điển giành nhiều thắng lợi khắp châu Âu

1709 Thụy Điển bị Nga đánh bại

1721 Quân Thụy Điển rút lui, chấm dứt thời kỳ thống trị của họ

TRẬN LÜTZEN: Quân Thụy Điển đã cùng quân Đức (theo Tân giáo) chiến đấu chống lại quân của đế quốc Áo (theo Thiên Chúa giáo) tại Lützen. Quân Thiên Chúa giáo đông hơn nhiều và cuộc tấn công của quân Tân giáo bị chậm trễ vì có sương mù. Nhưng quân Tân giáo đã chọc thủng phòng tuyến và đánh tan quân Thiên Chúa giáo nhờ chiến thuật khôn khéo và lòng dũng cảm. Vua Gustavus Adolphus, người luôn dẫn đầu đội quân của mình ngoài chiến trường, đã tử trận. Nhưng bạn ông là tướng Bernard, Công tước xứ Saxe Weimar, tiếp tục chiến đấu và sau một ngày giao chiến, quân Thiên Chúa giáo tháo chạy hỗn loạn.

Gustavus Adolphus, ông vua vĩ đại nhất của Thụy Điển, cùng với đại pháp quan có tư tưởng cải cách là Axel Oxenstierna đã biến Thụy Điển thành một cường quốc Tân giáo vĩ đại và hiện đại.

Năm 1520, dưới sự lãnh đạo của vua Gustavus Vasa, Thụy Điển đã nổi dậy chống lại Đan Mạch và giành được độc lập. Tiếp đó, người Thụy Điển bắt đầu làm rạn nứt quyền bá chủ trên biển Baltic của Liên minh Phường hội (Hansa). Mặc dù Thụy Điển ít dân nhưng nước này có một chính quyền mạnh và buôn bán ngày càng nhiều với Anh và Hà Lan. Người Thụy Điển đánh nhau với Estonia và cuối cùng chiếm được nước này vào năm 1582. Trong các chiến dịch tiếp theo, họ giành được Karelia, phía Đông Phần Lan và vùng Lapland ở miền Bắc.

Gustavus Adolphus sinh năm 1594. Ông lên làm vua Thụy Điển năm 17 tuổi (năm 1611). Ông trở thành nhà vua vĩ đại nhất của nước này. Là một tín đồ Tân giáo mộ đạo và có học thức, ông nói được nhiều thứ tiếng. Ông đã cho xây lại các đô thị của Thụy Điển và phát triển mạnh các ngành nghề trong nước. Quân đội của Thụy Điển chỉ có 40.000 người, nhưng được vua Gustavus đào tạo thành đội quân tinh nhuệ bậc nhất châu Âu. Đến năm 1629, ông đã đánh bại quân đội của Đan Mạch, Nga và Ba Lan, đưa Thụy Điển thành cường quốc quân sự dẫn đầu ở Bắc Âu.

Lúc đó, bạn của vua Gustavus là các công tước theo Tân giáo ở Đức đang đứng trước nguy cơ thua trận trong Chiến tranh Ba mươi Năm. Nếu Đức trở thành nước theo Thiên Chúa giáo thì Thụy Điển sẽ bị cô lập, nên vua Gustavus Adolphus tuyên chiến với hoàng đế Áo Ferdinand II. Tháng 7 năm 1630, vua Gustavus đưa quân vào Đức. Và năm 1631, quân Thụy Điển đã đánh bại quân của hoàng đế Áo tại Breitenfeld, gần Leipzig.

Mùa xuân năm 1632, quân Thụy Điển chiếm Munich và tiến về Vienna, kinh đô của hoàng đế Ferdinand. Trong trận L tzen, quân Áo tháo chạy trong hỗn loạn, nhưng vua Gustavus đã tử trận. Quân Thụy Điển tạm thời bị đẩy lui vào năm 1634, khi họ bị đánh bại trong trận Nưrdlingen. Nhưng vận may lại sớm trở lại khi họ đánh bại người Thiên Chúa giáo ở Jankau năm 1645. Năm 1655, quân Thụy Điển tới Ba Lan và năm 1658, họ giành được miền Nam Thụy Điển từ tay người Đan Mạch. Dưới sự lãnh đạo của vua Charles XII, quân Thụy Điển đánh bại người Đan Mạch, người Nga, người Ba Lan và người Saxon. Nhưng năm 1709, họ tiến quá xa, tới tận Ukraine. Vì mệt mỏi và ở xa tổ quốc, họ bị người Nga đánh bại, và đến năm 1721, họ bị mất tất cả đất đai chiếm được ở phía Nam vùng Baltic và ở Nga.

1520 Thụy Điển giành được độc lập từ tay người Đan Mạch

1523-1560 Vua Gustavus Vasa hiện đại hóa Thụy Điển

1580 Thụy Điển chiếm Estonia

1611-1632 Gustavus Adolphus lên làm vua Thụy Điển

Những năm 1920 Thụy Điển trở thành cường quốc hàng đầu Bắc Âu

1630-1634 Thụy Điển thành công trong cuộc Chiến tranh Ba mươi Năm

1643-1645 Thụy Điển thắng Đan Mạch và Áo

1697-1708 Thụy Điển giành nhiều thắng lợi khắp châu Âu

1709 Thụy Điển bị Nga đánh bại

1721 Quân Thụy Điển rút lui, chấm dứt thời kỳ thống trị của họ

Chọn tập
Bình luận
× sticky