Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Người Polynesia (2000 TCN–1000 CN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

NGƯỜI POLYNESIA (2000 TCN–1000 CN)

Người Polynesia là một dân tộc độc đáo sống trên các đảo Thái Bình Dương. Họ là những thủy thủ xuất sắc, đã dám mạo hiểm đi thật xa vào Thái Bình Dương để tìm kiếm quê hương mới.

Một hình chạm nổi thần Tangaroa Upao Vahu, vị thần đứng đầu trong số các thần của người Polynesia. Người Polynesia tin rằng thần Tangaroa đã tạo ra thế giới và là người đưa họ từ trên trời xuống Trái đất.

Trong thần thoại của mình, người Polynesia cho rằng họ từ trên trời xuống, qua một vùng đất huyền bí thường được cho là Hawaii. Các nhà sử học và chuyên gia ngôn ngữ cho rằng người Polynesia có thể có nguồn gốc từ Đài Loan, di cư bằng xuồng tới Philippines vào khoảng năm 3000 TCN, tiếp đó tới quần đảo Bismarck ở ngoài khơi New Guinea vào khoảng năm 2000 TCN. Họ mang theo lợn, chó, gà cũng như rau quả (dừa, khoai sọ, khoai mỡ, quả bánh mì và chuối). Những người này đã phát triển nên nền văn hóa Lapita. Người Polynesia dùng vỏ sò chế tạo công cụ và cũng làm đồ gốm có kiểu dáng đẹp, cầu kỳ.

NHỮNG CHUYẾN ĐI CỦA NGƯỜI POLYNESIA

Người Polynesia đóng những con thuyền lớn vượt đại dương, có thể di chuyển với tốc độ cao nhờ buồm hoặc mái chèo. Họ lợi dụng sức gió và hải lưu để hỗ trợ cho thuyền trong cuộc hành trình. Đây là những con thuyền giữ được thăng bằng, có gắn mái chèo hoặc gồm hai thuyền ghép lại với nhau như bè gỗ để có thể chịu được sóng gió ngoài khơi Thái Bình Dương. Với những con thuyền này, người Polynesia có thể qua lại giữa nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

2000 TCN Văn hóa Lapita ở Melanesia phát triển

1300 TCN Di cư tới “tam giác Polynesia” quanh Fiji

200 TCN Di cư tới Tahiti và Marquesas

300 CN Di cư tới Rapa Nui – những chuyến ghé chân tới châu Mỹ

400 CN Di cư sang quần đảo Hawaii

850 CN Định cư ở Aotearoa – khai sinh văn hóa Maori


DI CƯ

Người Polynesia thường thực hiện những chuyến thám hiểm được lên kế hoạch từ trước. Họ là những nhà hàng hải vĩ đại, có hiểu biết sâu sắc về các vì sao, những dòng hải lưu, gió và đời sống hoang dã. Trong khoảng thời gian 1300-1000 TCN, người Polynesia đã di chuyển đến New Caledonia, Vanuatu, Fiji, Samoa và Tonga, sau đó đến Tahiti và quần đảo Marquesas vào khoảng năm 200 TCN. Họ cập đảo Phục Sinh (Easter) vào khoảng năm 300 CN và tới Hawaii vào khoảng năm 400. Một số di cư tới Aotearoa (New Zealand) vào khoảng năm 850, định cư tại đây và được gọi là người Maori. Trên đảo, họ nuôi súc vật, dùng rau trái mang theo để gây trồng những thứ cây mới mà ngày nay ta thấy trên khắp các đảo này.

Thái Bình Dương là nơi có nhiều nền văn hóa khác nhau: người Polynesia ở phía Đông, người Melanesia (có quan hệ với người Indonesia) ở phía Tây và người Micronesia (có quan hệ nhiều hơn với người châu Á) ở phía Bắc. Khoảng cách giữa đảo Samoa và đảo Phục Sinh là 8.000 km.
Vài người đi biển trên Thái Bình Dương đã mang rau quả từ lục địa châu Á tới các đảo mà họ định cư. Một loại khoai mỡ (khoai lang) được mang về từ châu Mỹ. Ngày nay, các loại rau quả này vẫn là những cây trồng quan trọng của cư dân đảo Polynesia.
Trên đảo Phục Sinh (Rapa Nui), có hơn 500 tượng đá lớn hình đầu người như thế này. Chúng được tạc trên đá núi lửa mềm, mỗi cái đầu nặng hơn 50 tấn. Các tượng được đặt ở ahu – tức là những khoảng trống ngoài trời dành cho những người thờ cúng.

CÁC NHÀ HÀNG HẢI

Người Polynesia đi thuyền tới châu Mỹ, mang về khoai lang, và buôn bán với một số thổ dân Úc. Họ vượt hàng nghìn hải lý trên đại dương trong các chuyến thám hiểm và di cư. Trên các đảo ở Thái Bình Dương, họ sống thành những xã hội thị tộc do tộc trưởng cai trị, trở thành chuyên gia về chạm khắc gỗ. Họ bị cô lập với châu Á và Indonesia, nơi có những đô thị và quốc gia đang phát triển. Chỉ khi các nhà thám hiểm châu Âu như thuyền trưởng Cook tới vùng này vào thế kỷ XVIII thì người Polynesia mới bắt đầu chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.

Trên đảo Phục sinh, có nhiều tượng đá đơn khối hình đầu người rất độc đáo, cao tới 12 mét. Chúng được xem là tác phẩm của người Polynesia. Tuy nhiên, người Polynesia lại không hề có các tác phẩm chạm đá ở bất kỳ nơi nào khác, và cũng có khả năng các tượng đá đó cổ xưa hơn rất nhiều, được những người tới đây sớm hơn làm ra vì những lý do chưa ai biết. Trong khi đó, ở Aotearoa, người Maori đã phát triển nền văn hóa bộ tộc riêng rẽ của mình, dân số tăng lên 250.000 người và phân hóa thành xã hội của những người làm nghề nông, sống thành làng và xã hội của các chiến binh.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Người Polynesia là một dân tộc độc đáo sống trên các đảo Thái Bình Dương. Họ là những thủy thủ xuất sắc, đã dám mạo hiểm đi thật xa vào Thái Bình Dương để tìm kiếm quê hương mới.

Trong thần thoại của mình, người Polynesia cho rằng họ từ trên trời xuống, qua một vùng đất huyền bí thường được cho là Hawaii. Các nhà sử học và chuyên gia ngôn ngữ cho rằng người Polynesia có thể có nguồn gốc từ Đài Loan, di cư bằng xuồng tới Philippines vào khoảng năm 3000 TCN, tiếp đó tới quần đảo Bismarck ở ngoài khơi New Guinea vào khoảng năm 2000 TCN. Họ mang theo lợn, chó, gà cũng như rau quả (dừa, khoai sọ, khoai mỡ, quả bánh mì và chuối). Những người này đã phát triển nên nền văn hóa Lapita. Người Polynesia dùng vỏ sò chế tạo công cụ và cũng làm đồ gốm có kiểu dáng đẹp, cầu kỳ.

Người Polynesia đóng những con thuyền lớn vượt đại dương, có thể di chuyển với tốc độ cao nhờ buồm hoặc mái chèo. Họ lợi dụng sức gió và hải lưu để hỗ trợ cho thuyền trong cuộc hành trình. Đây là những con thuyền giữ được thăng bằng, có gắn mái chèo hoặc gồm hai thuyền ghép lại với nhau như bè gỗ để có thể chịu được sóng gió ngoài khơi Thái Bình Dương. Với những con thuyền này, người Polynesia có thể qua lại giữa nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương.

2000 TCN Văn hóa Lapita ở Melanesia phát triển

1300 TCN Di cư tới “tam giác Polynesia” quanh Fiji

200 TCN Di cư tới Tahiti và Marquesas

300 CN Di cư tới Rapa Nui – những chuyến ghé chân tới châu Mỹ

400 CN Di cư sang quần đảo Hawaii

850 CN Định cư ở Aotearoa – khai sinh văn hóa Maori

Người Polynesia thường thực hiện những chuyến thám hiểm được lên kế hoạch từ trước. Họ là những nhà hàng hải vĩ đại, có hiểu biết sâu sắc về các vì sao, những dòng hải lưu, gió và đời sống hoang dã. Trong khoảng thời gian 1300-1000 TCN, người Polynesia đã di chuyển đến New Caledonia, Vanuatu, Fiji, Samoa và Tonga, sau đó đến Tahiti và quần đảo Marquesas vào khoảng năm 200 TCN. Họ cập đảo Phục Sinh (Easter) vào khoảng năm 300 CN và tới Hawaii vào khoảng năm 400. Một số di cư tới Aotearoa (New Zealand) vào khoảng năm 850, định cư tại đây và được gọi là người Maori. Trên đảo, họ nuôi súc vật, dùng rau trái mang theo để gây trồng những thứ cây mới mà ngày nay ta thấy trên khắp các đảo này.

Người Polynesia đi thuyền tới châu Mỹ, mang về khoai lang, và buôn bán với một số thổ dân Úc. Họ vượt hàng nghìn hải lý trên đại dương trong các chuyến thám hiểm và di cư. Trên các đảo ở Thái Bình Dương, họ sống thành những xã hội thị tộc do tộc trưởng cai trị, trở thành chuyên gia về chạm khắc gỗ. Họ bị cô lập với châu Á và Indonesia, nơi có những đô thị và quốc gia đang phát triển. Chỉ khi các nhà thám hiểm châu Âu như thuyền trưởng Cook tới vùng này vào thế kỷ XVIII thì người Polynesia mới bắt đầu chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.

Trên đảo Phục sinh, có nhiều tượng đá đơn khối hình đầu người rất độc đáo, cao tới 12 mét. Chúng được xem là tác phẩm của người Polynesia. Tuy nhiên, người Polynesia lại không hề có các tác phẩm chạm đá ở bất kỳ nơi nào khác, và cũng có khả năng các tượng đá đó cổ xưa hơn rất nhiều, được những người tới đây sớm hơn làm ra vì những lý do chưa ai biết. Trong khi đó, ở Aotearoa, người Maori đã phát triển nền văn hóa bộ tộc riêng rẽ của mình, dân số tăng lên 250.000 người và phân hóa thành xã hội của những người làm nghề nông, sống thành làng và xã hội của các chiến binh.

Chọn tập
Bình luận