Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Israel (1948–1949)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ISRAEL (1948–1949)

Nhà nước mới của người Do Thái nằm giữa các quốc gia A rập. Ngày 14-5-1948, Liên đoàn A-rập gồm Libăng, Syria, Iraq, Jordan và Ai Cập tuyên chiến với Israel và tấn công nước này. Các nước A rập đã thua và Israel lại mở rộng thêm lãnh thổ.

Đòi hỏi ngày càng gia tăng về một nhà nước riêng cho người Do Thái và làn sóng người tị nạn từ châu Âu đổ về Palestine khiến người Anh phải rút khỏi nơi này. Israel trở thành một thực thể.

Cho tới cuối Chiến tranh Thế giới I, Palestine là một phần của đế quốc Ottoman. Sinh sống ở đây là người A rập và một số ngày càng đông người Do Thái muốn thành lập tổ quốc Do Thái của mình. Khi đế quốc Ottoman sụp đổ, Palestine chịu sự cai quản của nước Anh theo sự ủy nhiệm của Hội Quốc Liên. Năm 1917, Anh hứa giúp thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine. Nhưng ngày càng nhiều người Do Thái tới đây vào thập niên 1930 khi có nhiều vấn đề nảy sinh tại châu Âu.

David Ben-Gurion (1886–1973) sinh tại Ba Lan. Khi còn trẻ ông đã chuyển tới sống ở Palestine, và năm 1930 trở thành thủ lĩnh của Đảng Mapai. Năm 1948, ông tuyên bố thành lập nhà nước Israel và trở thành thủ tướng đầu tiên của nước này.

Từ năm 1922 đến năm 1939, dân số Do Thái tại Palestine đã tăng từ 83.000 người lên 445.000 người và Tel Aviv trở thành thành phố của người Do Thái với 150.000 dân. Người A rập không hài lòng với việc này và chiến sự thường xuyên nổ ra giữa người A rập và người Do Thái. Sau Chiến tranh Thế giới II, thêm nhiều người Do Thái muốn chuyển tới lãnh thổ Palestine. Dưới sức ép của người A rập, Anh phải hạn chế số người được phép tới định cư. Điều này khiến các phần tử khủng bố Do Thái tấn công cả người A rập lẫn người Anh.

Một đội quân bí mật của người Do Thái được thành lập vào năm 1920 với tên gọi Haganah (Tự vệ). Sau đó còn nhiều nhóm cực đoan hơn được thành lập, đáng chú ý là nhóm Irgun và nhóm Stern. Cả hai nhóm này cho rằng nước Anh đã phản bội sự nghiệp của người Do Thái là thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine, và cùng tham gia vào chiến dịch khủng bố chống lại cả người A rập lẫn người Anh. Các lãnh đạo người Do Thái như Chaim Weizmann và David Ben- Gurion giữ lập trường ôn hòa hơn.

Sau Chiến tranh Thế giới II, người tị nạn Do Thái từ châu Âu tới Palestine đã trở thành một vấn đề lớn đối với người Anh. Tháng 10-1947, tàu Jewish State (Nhà nước Do Thái) đã tới cảng Haifa với 2.000 người Do Thái nhập cư bất hợp pháp trên tàu.
Trong cuộc chiến giành độc lập, các chiến binh lực lượng Haganah của người Do Thái trấn giữ con đường dẫn tới Jaffa. Họ chiếm lĩnh được vị trí quan trọng này vào ngày 17-4-1948, mặc dù người A rập kháng cự rất quyết liệt.

Đến tháng 6 năm 1945, một số lượng lớn người tị nạn Do Thái phải sơ tán vì chiến tranh tại châu Âu nên đòi quyền được sống tại vùng đất Palestine. Mặc dù người Anh nỗ lực ngăn chặn dòng người, nhưng số người tị nạn tới Palestine vẫn tiếp tục tăng. Mỹ gây sức ép buộc Anh phải tiếp nhận 100.000 người tị nạn, nhưng Anh từ chối. Và chẳng bao lâu sau nước Anh bị cuốn vào một cuộc chiến quy mô với các tổ chức khủng bố người Do Thái.

NHÀ NƯỚC MỚI ISRAEL

Vì không muốn vướng thêm vào một cuộc chiến đẫm máu và tốn kém, Anh đã đưa vấn đề này ra tại Liên Hợp Quốc. Năm 1947, Liên Hợp Quốc quyết định chia Palestine thành hai nhà nước. Một nhà nước là của người Do Thái và một nhà nước là của người A rập. Jerusalem, thành phố thiêng liêng đối với cả người Do Thái, người Hồi giáo lẫn người Ki-tô giáo, sẽ là một thành phố quốc tế. Người Do Thái chấp thuận quyết định này của Liên Hợp Quốc, nhưng người A rập thì không.

Cờ của Israel được cắm tại Eilat thuộc vịnh Aqaba vào năm 1949. Đây là điểm cực Nam của Israel và là hải cảng duy nhất của họ ở biển Đỏ.

Ngày 14-5-1948, Anh từ bỏ quyền cai quản Palestine và rút quân đội tại đây về nước. Cùng ngày, người Do Thái do thủ lĩnh Đảng Mapai là David Ben-Gurion dẫn đầu đã tuyên bố thành lập nhà nước Israel, và các chính phủ Mỹ và Liên Xô nhanh chóng thừa nhận tính hợp pháp của nhà nước mới Israel.

Israel bị các quốc gia thuộc Liên đoàn Arập xung quanh như Li Băng, Syria, Iraq, Jordan và Ai Cập tấn công. Israel đánh bại các quốc gia này và mở rộng lãnh thổ của mình thêm 25% nữa. Gần một triệu người tị nạn Palestine, vì lo sợ sự cai trị của người Do Thái, đã chạy sang các nước A rập láng giềng. Liên Hợp Quốc phải thương lượng một hiệp định ngừng bắn vào năm 1949, nhưng xung đột giữa Israel và những người láng giềng A rập của họ vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay.

Các thành viên của Haganah, lực lượng phòng vệ của người Do Thái, canh gác chặt chẽ để đề phòng những kẻ cướp bóc người A rập tại khu vực đô thị giáp ranh giữa Jaffa và Tel Aviv, nơi thường xuyên diễn ra tình trạng hỗn loạn.

Đòi hỏi ngày càng gia tăng về một nhà nước riêng cho người Do Thái và làn sóng người tị nạn từ châu Âu đổ về Palestine khiến người Anh phải rút khỏi nơi này. Israel trở thành một thực thể.

Cho tới cuối Chiến tranh Thế giới I, Palestine là một phần của đế quốc Ottoman. Sinh sống ở đây là người A rập và một số ngày càng đông người Do Thái muốn thành lập tổ quốc Do Thái của mình. Khi đế quốc Ottoman sụp đổ, Palestine chịu sự cai quản của nước Anh theo sự ủy nhiệm của Hội Quốc Liên. Năm 1917, Anh hứa giúp thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine. Nhưng ngày càng nhiều người Do Thái tới đây vào thập niên 1930 khi có nhiều vấn đề nảy sinh tại châu Âu.

Từ năm 1922 đến năm 1939, dân số Do Thái tại Palestine đã tăng từ 83.000 người lên 445.000 người và Tel Aviv trở thành thành phố của người Do Thái với 150.000 dân. Người A rập không hài lòng với việc này và chiến sự thường xuyên nổ ra giữa người A rập và người Do Thái. Sau Chiến tranh Thế giới II, thêm nhiều người Do Thái muốn chuyển tới lãnh thổ Palestine. Dưới sức ép của người A rập, Anh phải hạn chế số người được phép tới định cư. Điều này khiến các phần tử khủng bố Do Thái tấn công cả người A rập lẫn người Anh.

Một đội quân bí mật của người Do Thái được thành lập vào năm 1920 với tên gọi Haganah (Tự vệ). Sau đó còn nhiều nhóm cực đoan hơn được thành lập, đáng chú ý là nhóm Irgun và nhóm Stern. Cả hai nhóm này cho rằng nước Anh đã phản bội sự nghiệp của người Do Thái là thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine, và cùng tham gia vào chiến dịch khủng bố chống lại cả người A rập lẫn người Anh. Các lãnh đạo người Do Thái như Chaim Weizmann và David Ben- Gurion giữ lập trường ôn hòa hơn.

Đến tháng 6 năm 1945, một số lượng lớn người tị nạn Do Thái phải sơ tán vì chiến tranh tại châu Âu nên đòi quyền được sống tại vùng đất Palestine. Mặc dù người Anh nỗ lực ngăn chặn dòng người, nhưng số người tị nạn tới Palestine vẫn tiếp tục tăng. Mỹ gây sức ép buộc Anh phải tiếp nhận 100.000 người tị nạn, nhưng Anh từ chối. Và chẳng bao lâu sau nước Anh bị cuốn vào một cuộc chiến quy mô với các tổ chức khủng bố người Do Thái.

Vì không muốn vướng thêm vào một cuộc chiến đẫm máu và tốn kém, Anh đã đưa vấn đề này ra tại Liên Hợp Quốc. Năm 1947, Liên Hợp Quốc quyết định chia Palestine thành hai nhà nước. Một nhà nước là của người Do Thái và một nhà nước là của người A rập. Jerusalem, thành phố thiêng liêng đối với cả người Do Thái, người Hồi giáo lẫn người Ki-tô giáo, sẽ là một thành phố quốc tế. Người Do Thái chấp thuận quyết định này của Liên Hợp Quốc, nhưng người A rập thì không.

Ngày 14-5-1948, Anh từ bỏ quyền cai quản Palestine và rút quân đội tại đây về nước. Cùng ngày, người Do Thái do thủ lĩnh Đảng Mapai là David Ben-Gurion dẫn đầu đã tuyên bố thành lập nhà nước Israel, và các chính phủ Mỹ và Liên Xô nhanh chóng thừa nhận tính hợp pháp của nhà nước mới Israel.

Israel bị các quốc gia thuộc Liên đoàn Arập xung quanh như Li Băng, Syria, Iraq, Jordan và Ai Cập tấn công. Israel đánh bại các quốc gia này và mở rộng lãnh thổ của mình thêm 25% nữa. Gần một triệu người tị nạn Palestine, vì lo sợ sự cai trị của người Do Thái, đã chạy sang các nước A rập láng giềng. Liên Hợp Quốc phải thương lượng một hiệp định ngừng bắn vào năm 1949, nhưng xung đột giữa Israel và những người láng giềng A rập của họ vẫn tiếp diễn đến tận ngày nay.

Chọn tập
Bình luận
× sticky