Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Vào thế kỷ XVII, một phong cách nghệ thuật và điêu khắc mới có tên gọi là Baroque phát triển ở châu Âu. Nhiều thể loại âm nhạc mới cũng bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này.
Ở châu Âu, đế quốc Ottoman, Nhật Bản và Trung Quốc, những khác biệt văn hóa giữa những người bình thường và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Văn hóa của những người dân thường châu Á không được lưu giữ, nhưng nền văn hóa của tầng lớp cai trị thì được biết đến nhiều. Trong khi đó, văn hóa đại chúng ở châu Âu được nâng cao nhờ sự phát triển của lĩnh vực in ấn, kịch nghệ và đời sống ở các đô thị. Ở Italia, xuất hiện một dạng hài kịch mới gọi là commedia dell’arte (hài kịch ứng tác), trong đó đoàn kịch biểu diễn ứng khẩu.
Trong khi đó, một phong cách mới gọi là Baroque phát triển ở tầng lớp những người châu Âu giàu có. Các họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc và kiến trúc sư áp dụng phong cách này để tạo ấn tượng uy nghi kỳ vĩ và cũng để biểu hiện thực tại. Các họa sĩ như Rubens, Rembrandt và Van Dyck của Hà Lan, Velásquez của Tây Ban Nha vẽ rất nhiều chân dung theo phong cách gần như chụp ảnh. Ruisdael của Hà Lan, Salvator Rosa của Ý và Claude Lorraine của Pháp là những họa sĩ vẽ phong cảnh hàng đầu của thời kỳ này.
Các tác giả Cervantes, Milton, Pepys và Bunyan viết những cuốn sách bình dân về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung. Các nhạc cụ như sáo, đàn clavico, đàn ống, vĩ cầm trở nên phổ biến. Đồ đạc bằng gỗ được nhồi bọc, đánh bóng và trang trí cầu kỳ. Các nhà soạn nhạc châu Âu đã viết những bản concerto, sonata, opera và oratorio (nhạc kinh thánh) đầu tiên trong thời kỳ này.
Người Ottoman nổi tiếng với các cung điện, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà công cầu kỳ của họ. Hoàng gia nhà Thanh ở Trung Quốc xa rời cuộc sống của dân thường, đã phát triển các phong cách, phong tục tập quán cầu kỳ mà đến năm 1800 đã trở nên cứng nhắc hơn, tách rời thực tế. Nhật Bản thời Tokugawa có chút khác biệt do nước này đã trải qua công cuộc hiện đại hóa. Kịch kabuki, tiểu thuyết và các hình thức giải trí khác phát triển ở nước này.
Vào thế kỷ XVII, một phong cách nghệ thuật và điêu khắc mới có tên gọi là Baroque phát triển ở châu Âu. Nhiều thể loại âm nhạc mới cũng bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này.
Ở châu Âu, đế quốc Ottoman, Nhật Bản và Trung Quốc, những khác biệt văn hóa giữa những người bình thường và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Văn hóa của những người dân thường châu Á không được lưu giữ, nhưng nền văn hóa của tầng lớp cai trị thì được biết đến nhiều. Trong khi đó, văn hóa đại chúng ở châu Âu được nâng cao nhờ sự phát triển của lĩnh vực in ấn, kịch nghệ và đời sống ở các đô thị. Ở Italia, xuất hiện một dạng hài kịch mới gọi là commedia dell’arte (hài kịch ứng tác), trong đó đoàn kịch biểu diễn ứng khẩu.
Trong khi đó, một phong cách mới gọi là Baroque phát triển ở tầng lớp những người châu Âu giàu có. Các họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc và kiến trúc sư áp dụng phong cách này để tạo ấn tượng uy nghi kỳ vĩ và cũng để biểu hiện thực tại. Các họa sĩ như Rubens, Rembrandt và Van Dyck của Hà Lan, Velásquez của Tây Ban Nha vẽ rất nhiều chân dung theo phong cách gần như chụp ảnh. Ruisdael của Hà Lan, Salvator Rosa của Ý và Claude Lorraine của Pháp là những họa sĩ vẽ phong cảnh hàng đầu của thời kỳ này.
Các tác giả Cervantes, Milton, Pepys và Bunyan viết những cuốn sách bình dân về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung. Các nhạc cụ như sáo, đàn clavico, đàn ống, vĩ cầm trở nên phổ biến. Đồ đạc bằng gỗ được nhồi bọc, đánh bóng và trang trí cầu kỳ. Các nhà soạn nhạc châu Âu đã viết những bản concerto, sonata, opera và oratorio (nhạc kinh thánh) đầu tiên trong thời kỳ này.
Người Ottoman nổi tiếng với các cung điện, nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà công cầu kỳ của họ. Hoàng gia nhà Thanh ở Trung Quốc xa rời cuộc sống của dân thường, đã phát triển các phong cách, phong tục tập quán cầu kỳ mà đến năm 1800 đã trở nên cứng nhắc hơn, tách rời thực tế. Nhật Bản thời Tokugawa có chút khác biệt do nước này đã trải qua công cuộc hiện đại hóa. Kịch kabuki, tiểu thuyết và các hình thức giải trí khác phát triển ở nước này.