Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Thời Phục Hưng (1450–1600)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

THỜI PHỤC HƯNG (1450–1600)

Thời Phục hưng đã khai sinh ra nền văn minh phương Tây hiện đại. Đây là một thời kỳ có tính cách mạng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, và nó đã làm thay đổi cả thế giới.

Thời Phục hưng, một người lý tưởng thường được gọi là người “uyên bác” (universal). Đó thường là những người thông thạo nhiều lĩnh vực, như văn học, hội họa, khoa học, âm nhạc và triết học.

Cuộc sống ở châu Âu vào thế kỷ XIV đầy khó khăn vì các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa nông dân và đại dịch hạch. Trật tự cũ thời Trung đại mất dần, và người ta đang tìm kiếm điều gì đó mới mẻ. Vào thời Trung đại, Giáo hội chi phối nghệ thuật, giáo dục và học thuật. Người dân chấp nhận những gì họ được rao giảng mà không hề thắc mắc. Sau đó, vào thế kỷ XIV, các học giả Italia bắt đầu quan tâm tới các tác phẩm của người Hy Lạp và La Mã cổ đại – đó là những tư tưởng đã truyền bá sang châu Âu từ đế quốc Byzantine và thế giới Arập. Mối quan tâm này càng tăng khi học giả Manuel Chrysoloras từ Constantinople trở thành giáo sư đầu tiên về tiếng Hy Lạp ở Đại học Florence, miền Bắc Italia vào năm 1397. Các học trò của ông nhận thấy triết học cổ đại đề cập tới câu hỏi mà Giáo hội không thể giải đáp. Từ những công trình nghiên cứu của họ đã nảy sinh một hệ tín ngưỡng mới là chủ nghĩa nhân văn, theo đó chính con người, chứ không phải Thượng đế, chịu trách nhiệm chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sau khi đế quốc Byzantine và Tây Ban Nha Hồi giáo sụp đổ vào thế kỷ XV, nhiều học giả chuyển sang Italia và miền Tây Bắc châu Âu, đem theo nhiều văn bản chép tay cổ cùng những tư tưởng.

Máy in Gutenberg theo kiểu chữ rời được phát minh vào những năm 1440, nhờ đó mà lần đầu tiên dân chúng khắp châu Âu đều có thể mua sách.

ĐỈNH CAO THỜI PHỤC HƯNG

Thời Phục hưng đã tác động tới lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, kiến trúc và điêu khắc. Các tư tưởng trở nên thực tế hơn, nhân bản hơn và ít bị tôn giáo chi phối hơn. Tranh và tượng giống ngoài đời hơn. Âm nhạc khám phá những cảm xúc mới, và những cuốn sách luôn đặt ra các câu hỏi về đời sống thực tế. Các gia đình giàu có như nhà Medici và Borgia ở Italia và các thị dân ở Hà Lan trở thành những nhà bảo trợ nghệ thuật và khoa học. Sách in giúp truyền bá những tư tưởng mới. Thời Phục hưng đạt tới đỉnh cao vào thế kỷ XVI, chủ yếu ở các thành phố như Venice, Florence (Italia), Antwerp và Haarlem (Hà Lan). Con người ở thời Phục hưng nhìn thế giới kỹ hơn, có những quan sát khoa học và chi tiết, sưu tầm các vật kỳ lạ và theo dõi các tư tưởng mới.

Sandro Botticelli (1445–1510) là một họa sĩ Italy nổi tiếng với các bức tranh tôn giáo và thần thoại, chẳng hạn như bức Tôn thờ các vị vua. Ông được dòng họ Medici thế lực ở Florence bảo trợ.

TINH THẦN HỌC HỎI MỚI

Ở thời kỳ này, một số người nghiên cứu động, thực vật. Những người khác nghiên cứu thiên văn và địa chất. Đôi khi các khám phá khiến họ mâu thuẫn với Giáo hội. Khi Nicolas Copernicus (1473–1543) phát hiện ra Trái đất quay quanh Mặt trời, ông không dám công bố quan điểm của mình cho đến tận phút lâm chung. Ông sợ phản ứng của Giáo hội vốn vẫn khăng khăng cho rằng Trái đất là trung tâm vũ trụ.

Tinh thần ham hiểu biết này và mối quan tâm về bản chất của loài người cuối cùng đã khiến một số người thắc mắc về quyền lực của Giáo hội. Các nhà tư tưởng như Jan Hus ở Bohemia và John Wycliffe ở Anh đã dũng cảm công khai đặt câu hỏi về Giáo hội. Ý kiến của cá nhân mỗi người trở nên quan trọng hơn, và tầng lớp cai trị cũng như Giáo hội không còn có thể muốn làm gì tùy thích.

Desiderius Erasmus (1467–1563) sinh tại Hà Lan, là nhà thám hiểm và nhà văn. Mặc dù là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng quan điểm của ông mâu thuẫn với quan điểm của Giáo hội.

KHAI SINH MỘT THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Nhu cầu thay đổi đã dẫn đến những tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật, thậm chí khiến một số người lên thuyền đến các vùng đất chưa được khám phá. Các trường đại học mới khuyến khích những tư tưởng mới. Tiền bạc và hoạt động buôn bán cũng trở nên quan trọng. Thực phẩm và các sản phẩm như cà phê, thuốc lá, đường, khoai tây, dứa, đồ sứ và bông được đưa sang châu Âu từ châu Phi, châu Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Không còn bị chế độ phong kiến ràng buộc vào đất đai, người ta bắt đầu đi đây đi đó nhiều hơn. Nhiều người chuyển tới các đô thị để tìm kiếm vận may. Miền Tây Bắc châu Âu có vị thế quan trọng hơn, và quyền lực chuyển dần từ giới quý tộc, tu sĩ sang các chủ ngân hàng và chính trị gia. Những thay đổi này đánh dấu sự khởi đầu của một thế giới hiện đại, phát triển nhanh chóng trong 400 năm tiếp theo.

CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT Ở FLORENCE: Florence ở Italia là một trong những trung tâm lớn về học thuật và nghệ thuật thời Phục hưng. Hai anh em trai Lorenzo và Giuliano de Medici cùng cai trị thành phố này từ năm 1469. Lorenzo là một nhà bảo trợ có nhiều thế lực đối với nhiều nhà văn, họa sĩ và nhà khoa học. Thành phố này giàu có nhờ hoạt động buôn bán và giao thương với bên ngoài, dân thành phố ăn mặc đẹp và trên đường phố có rất nhiều thợ thủ công lành nghề.

Thời Phục hưng đã khai sinh ra nền văn minh phương Tây hiện đại. Đây là một thời kỳ có tính cách mạng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, và nó đã làm thay đổi cả thế giới.

Cuộc sống ở châu Âu vào thế kỷ XIV đầy khó khăn vì các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa nông dân và đại dịch hạch. Trật tự cũ thời Trung đại mất dần, và người ta đang tìm kiếm điều gì đó mới mẻ. Vào thời Trung đại, Giáo hội chi phối nghệ thuật, giáo dục và học thuật. Người dân chấp nhận những gì họ được rao giảng mà không hề thắc mắc. Sau đó, vào thế kỷ XIV, các học giả Italia bắt đầu quan tâm tới các tác phẩm của người Hy Lạp và La Mã cổ đại – đó là những tư tưởng đã truyền bá sang châu Âu từ đế quốc Byzantine và thế giới Arập. Mối quan tâm này càng tăng khi học giả Manuel Chrysoloras từ Constantinople trở thành giáo sư đầu tiên về tiếng Hy Lạp ở Đại học Florence, miền Bắc Italia vào năm 1397. Các học trò của ông nhận thấy triết học cổ đại đề cập tới câu hỏi mà Giáo hội không thể giải đáp. Từ những công trình nghiên cứu của họ đã nảy sinh một hệ tín ngưỡng mới là chủ nghĩa nhân văn, theo đó chính con người, chứ không phải Thượng đế, chịu trách nhiệm chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sau khi đế quốc Byzantine và Tây Ban Nha Hồi giáo sụp đổ vào thế kỷ XV, nhiều học giả chuyển sang Italia và miền Tây Bắc châu Âu, đem theo nhiều văn bản chép tay cổ cùng những tư tưởng.

Thời Phục hưng đã tác động tới lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, kiến trúc và điêu khắc. Các tư tưởng trở nên thực tế hơn, nhân bản hơn và ít bị tôn giáo chi phối hơn. Tranh và tượng giống ngoài đời hơn. Âm nhạc khám phá những cảm xúc mới, và những cuốn sách luôn đặt ra các câu hỏi về đời sống thực tế. Các gia đình giàu có như nhà Medici và Borgia ở Italia và các thị dân ở Hà Lan trở thành những nhà bảo trợ nghệ thuật và khoa học. Sách in giúp truyền bá những tư tưởng mới. Thời Phục hưng đạt tới đỉnh cao vào thế kỷ XVI, chủ yếu ở các thành phố như Venice, Florence (Italia), Antwerp và Haarlem (Hà Lan). Con người ở thời Phục hưng nhìn thế giới kỹ hơn, có những quan sát khoa học và chi tiết, sưu tầm các vật kỳ lạ và theo dõi các tư tưởng mới.

Ở thời kỳ này, một số người nghiên cứu động, thực vật. Những người khác nghiên cứu thiên văn và địa chất. Đôi khi các khám phá khiến họ mâu thuẫn với Giáo hội. Khi Nicolas Copernicus (1473–1543) phát hiện ra Trái đất quay quanh Mặt trời, ông không dám công bố quan điểm của mình cho đến tận phút lâm chung. Ông sợ phản ứng của Giáo hội vốn vẫn khăng khăng cho rằng Trái đất là trung tâm vũ trụ.

Tinh thần ham hiểu biết này và mối quan tâm về bản chất của loài người cuối cùng đã khiến một số người thắc mắc về quyền lực của Giáo hội. Các nhà tư tưởng như Jan Hus ở Bohemia và John Wycliffe ở Anh đã dũng cảm công khai đặt câu hỏi về Giáo hội. Ý kiến của cá nhân mỗi người trở nên quan trọng hơn, và tầng lớp cai trị cũng như Giáo hội không còn có thể muốn làm gì tùy thích.

Nhu cầu thay đổi đã dẫn đến những tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật, thậm chí khiến một số người lên thuyền đến các vùng đất chưa được khám phá. Các trường đại học mới khuyến khích những tư tưởng mới. Tiền bạc và hoạt động buôn bán cũng trở nên quan trọng. Thực phẩm và các sản phẩm như cà phê, thuốc lá, đường, khoai tây, dứa, đồ sứ và bông được đưa sang châu Âu từ châu Phi, châu Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Không còn bị chế độ phong kiến ràng buộc vào đất đai, người ta bắt đầu đi đây đi đó nhiều hơn. Nhiều người chuyển tới các đô thị để tìm kiếm vận may. Miền Tây Bắc châu Âu có vị thế quan trọng hơn, và quyền lực chuyển dần từ giới quý tộc, tu sĩ sang các chủ ngân hàng và chính trị gia. Những thay đổi này đánh dấu sự khởi đầu của một thế giới hiện đại, phát triển nhanh chóng trong 400 năm tiếp theo.

Chọn tập
Bình luận
× sticky