Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Những Điểm Bất Ổn Trên Thế Giới (Từ 1950 Đến Nay)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NHỮNG ĐIỂM BẤT ỔN TRÊN THẾ GIỚI (từ 1950 đến nay)

Sau Chiến tranh Thế giới II, những cuộc tranh chấp vùng biên giới và chiến tranh giữa các quốc gia vẫn tiếp diễn. Có những lúc các cuộc chiến tranh lôi cuốn cả những nước có lợi ích về chiến lược và thương mại.

Những Con hổ Tamil là các chiến binh tự do đấu tranh đòi độc lập khỏi Sri Lanka từ năm 1983.

Chiến tranh Thế giới II chấm dứt không mang lại hòa bình cho mọi người dân trên thế giới. Các cuộc tranh chấp biên giới và chiến tranh giữa các nước vẫn tiếp diễn. Chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam còn kéo theo nhiều nước khác can dự vào như Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Ở những nơi khác, các cường quốc cung cấp vũ khí và tài chính cho các bên thứ ba, nhưng không can dự trực tiếp vào chiến tranh. Liên Xô đưa quân đội nước mình vào Afghanistan năm 1979 để đấu tranh với lực lượng nổi dậy Hồi giáo, còn Mỹ bí mật giúp huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí và tài chính cho các nhóm nổi dậy này.

Nhiều nơi trên thế giới vẫn bất ổn vì nội chiến. Gia đình ly tán, kinh tế kiệt quệ, nạn đói, bệnh tật, chết chóc tiếp tục hoành hành. Các cuộc xung đột này thường xuyên xảy ra vì biên giới chính trị giữa các quốc gia không trùng hợp với ranh giới truyền thống về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo.

Năm 1995, Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Rwanda, sau khi cái chết của Tổng thống Habyarimana đã dẫn tới việc người Hutu giết hại khoảng nửa triệu người Tutsi.

XUNG ĐỘT KASHMIR

Khi tiểu lục địa Ấn Độ giành được độc lập từ tay đế quốc Anh vào năm 1947, sự phân chia tiểu lục địa này thành hai quốc gia Pakistan và Ấn Độ khiến hàng triệu người phải chuyển chỗ ở. Khoảng ba triệu rưỡi người Hindu và người Sikh bỏ lại nhà cửa tại nơi sẽ thuộc về quốc gia mới Pakistan. Đồng thời, khoảng năm triệu người Hồi giáo phải dời khỏi Ấn Độ sang Pakistan. Một sự xáo trộn lớn như vậy khiến cuộc sống của nhiều người hết sức khó khăn, và chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Kashmir nằm giữa hai quốc gia mau chóng trở thành vấn đề tranh chấp. Nhiều cuộc đụng độ nhỏ ở khu vực biên giới đã diễn ra kể từ khi Ấn Độ và Pakistan tách thành hai quốc gia, và Ấn Độ đã kiểm soát được hai phần ba lãnh thổ Kashmir. Cuộc tranh chấp ở Kashmir khiến cả thế giới phải quan ngại sau khi Ấn Độ và Pakistan cùng thử vũ khí hạt nhân vào năm 1998.

Binh sĩ Ấn Độ đang kiểm tra một xe tăng chiếm được của Pakistan sau các vụ đụng độ ở khu vực tranh chấp Kashmir trong thời kỳ xung đột giữa hai bên vào năm 1965.
Bosnia tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư năm 1992, trái với nguyện vọng của người Serbia sở tại, nên một cuộc nội chiến đẫm máu đã bùng phát giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo ở nước này.

SỰ TAN RÃ CỦA NAM TƯ

Sau cái chết của Tổng thống Tito năm 1980, Nam Tư bị chia rẽ vì nhiều cộng đồng sắc tộc và tôn giáo khác nhau đòi độc lập. Macedonia, Croatia, Slovenia và Bosnia-Herzegovina đều tuyên bố độc lập, tách khỏi Nam Tư vào năm 1991. Người Serbia tuyên chiến và chiến sự kéo dài tại Croatia trong bảy tháng. Tại Bosnia, người Hồi giáo, người Croatia và người Serbia giao chiến với nhau. Hàng nghìn người Hồi giáo bị người Serbia giết hại trong một vụ được gọi là “thanh lọc sắc tộc”. Năm 1999, NATO, liên minh quân sự của các nước phương Tây, đã dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ người Albania sống tại Kosovo.

Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 để giúp chính phủ cánh tả tại đây. Trong thập niên 1980, lực lượng nổi dậy Hồi giáo Mujiahideen được phương Tây hỗ trợ vũ trang đã tiến hành chiến tranh du kích buộc quân đội Liên Xô phải rút về nước năm 1989, sau đó lực lượng này đã lật đổ chính phủ.

CUỘC CHIẾN GIÀNH TỰ DO

Các cộng đồng như người Basque tại Tây Ban Nha, người Shan tại Myanmar, hoặc người Eritrea tại Ethiopia cảm thấy bị “nhốt” trong quốc gia lớn mà họ đang sinh sống. Tại Bắc Ireland, cộng đồng theo Tân giáo chiếm đa số vẫn mong muốn là một phần của Vương quốc Anh, nhưng cộng đồng Thiên Chúa giáo lại muốn thống nhất toàn bộ đảo. Các cuộc xung đột đã khiến rất nhiều người thiệt mạng. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều dân tộc cũng phải khôi phục bản sắc của mình. Tới đầu thế kỷ XXI, trên thế giới vẫn còn rất nhiều người phải đấu tranh để đòi công lý và tự do.

Mặc dù chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên chấm dứt năm 1953, nhưng biên giới giữa hai nước vẫn được canh phòng rất nghiêm ngặt.
Người Kurd là dân tộc sống kiểu bộ lạc ở vùng núi Tây Nam Á. Cuộc đấu tranh giành độc lập của họ đã dẫn tới các cuộc xung đột ác liệt. Người Kurd tị nạn chạy trốn sự truy bức của Saddam Hussein tại Iraq năm 1991 đã bị ngăn không cho vào miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau Chiến tranh Thế giới II, những cuộc tranh chấp vùng biên giới và chiến tranh giữa các quốc gia vẫn tiếp diễn. Có những lúc các cuộc chiến tranh lôi cuốn cả những nước có lợi ích về chiến lược và thương mại.

Chiến tranh Thế giới II chấm dứt không mang lại hòa bình cho mọi người dân trên thế giới. Các cuộc tranh chấp biên giới và chiến tranh giữa các nước vẫn tiếp diễn. Chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam còn kéo theo nhiều nước khác can dự vào như Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Ở những nơi khác, các cường quốc cung cấp vũ khí và tài chính cho các bên thứ ba, nhưng không can dự trực tiếp vào chiến tranh. Liên Xô đưa quân đội nước mình vào Afghanistan năm 1979 để đấu tranh với lực lượng nổi dậy Hồi giáo, còn Mỹ bí mật giúp huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí và tài chính cho các nhóm nổi dậy này.

Nhiều nơi trên thế giới vẫn bất ổn vì nội chiến. Gia đình ly tán, kinh tế kiệt quệ, nạn đói, bệnh tật, chết chóc tiếp tục hoành hành. Các cuộc xung đột này thường xuyên xảy ra vì biên giới chính trị giữa các quốc gia không trùng hợp với ranh giới truyền thống về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo.

Khi tiểu lục địa Ấn Độ giành được độc lập từ tay đế quốc Anh vào năm 1947, sự phân chia tiểu lục địa này thành hai quốc gia Pakistan và Ấn Độ khiến hàng triệu người phải chuyển chỗ ở. Khoảng ba triệu rưỡi người Hindu và người Sikh bỏ lại nhà cửa tại nơi sẽ thuộc về quốc gia mới Pakistan. Đồng thời, khoảng năm triệu người Hồi giáo phải dời khỏi Ấn Độ sang Pakistan. Một sự xáo trộn lớn như vậy khiến cuộc sống của nhiều người hết sức khó khăn, và chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Kashmir nằm giữa hai quốc gia mau chóng trở thành vấn đề tranh chấp. Nhiều cuộc đụng độ nhỏ ở khu vực biên giới đã diễn ra kể từ khi Ấn Độ và Pakistan tách thành hai quốc gia, và Ấn Độ đã kiểm soát được hai phần ba lãnh thổ Kashmir. Cuộc tranh chấp ở Kashmir khiến cả thế giới phải quan ngại sau khi Ấn Độ và Pakistan cùng thử vũ khí hạt nhân vào năm 1998.

Sau cái chết của Tổng thống Tito năm 1980, Nam Tư bị chia rẽ vì nhiều cộng đồng sắc tộc và tôn giáo khác nhau đòi độc lập. Macedonia, Croatia, Slovenia và Bosnia-Herzegovina đều tuyên bố độc lập, tách khỏi Nam Tư vào năm 1991. Người Serbia tuyên chiến và chiến sự kéo dài tại Croatia trong bảy tháng. Tại Bosnia, người Hồi giáo, người Croatia và người Serbia giao chiến với nhau. Hàng nghìn người Hồi giáo bị người Serbia giết hại trong một vụ được gọi là “thanh lọc sắc tộc”. Năm 1999, NATO, liên minh quân sự của các nước phương Tây, đã dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ người Albania sống tại Kosovo.

Các cộng đồng như người Basque tại Tây Ban Nha, người Shan tại Myanmar, hoặc người Eritrea tại Ethiopia cảm thấy bị “nhốt” trong quốc gia lớn mà họ đang sinh sống. Tại Bắc Ireland, cộng đồng theo Tân giáo chiếm đa số vẫn mong muốn là một phần của Vương quốc Anh, nhưng cộng đồng Thiên Chúa giáo lại muốn thống nhất toàn bộ đảo. Các cuộc xung đột đã khiến rất nhiều người thiệt mạng. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều dân tộc cũng phải khôi phục bản sắc của mình. Tới đầu thế kỷ XXI, trên thế giới vẫn còn rất nhiều người phải đấu tranh để đòi công lý và tự do.

Chọn tập
Bình luận
× sticky