Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Ba Tư (559–331 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC BA TƯ (559–331 TCN)

Iran từng được gọi là Ba Tư (Persia). Người dân sống ở đây gồm hai nhóm: người Medes và Ba Tư, di cư từ Trung Á tới Ba Tư khoảng 2.800 năm trước.

Vua Darius I (548-486 TCN) là một nhà chiến lược xuất sắc, đã mở rộng đế quốc sang cả phương Đông lẫn phương Tây và tổ chức lại đế quốc thành 20 tỉnh. Ông cho làm những con đường tốt và xây một kinh đô mới ở Persepolis. Ông nhập tiền vàng và tiền bạc từ Lydia ở Tiểu Á vào Ba Tư. Darius tự xưng là Vua của các vua (Shahanshah).

Lúc đầu, người Medes rất hùng mạnh. Sau đó, cách đây gần 2.550 năm, vua Cyrus của người Ba Tư nổi dậy chống lại người Medes và nắm quyền kiểm soát. Cyrus Đại đế đã biến Ba Tư thành trung tâm của một đế quốc mới hùng cường. Kinh đô đặt ở Ecbatana trên Con đường Tơ lụa, nay đã bị chôn vùi dưới thành phố Hamadan hiện đại.

Bức phù điêu được chạm trên một phiến đá mỏng trong cung điện Apadana ở Persopolis. Các tác phẩm nghệ thuật kiểu này phủ kín tường và cầu thang của cung điện.

CÁC VỊ VUA CHINH PHẠT

Vua Cyrus chỉ huy một đội quân gồm các kỵ binh và tay cung thiện xạ. Lợi dụng sự suy yếu của các nước láng giềng, ông đã xâm chiếm và thành lập một đế quốc rộng lớn trải dài từ Địa Trung Hải tới Afghanistan. Con trai ông là Cambyses đã xâm lược Ai Cập. Nhờ cai trị công bằng, người Ba Tư giành được sự ủng hộ của dân chúng các vùng mở rộng. Vua Darius I cuối cùng đã mở rộng đế quốc sang tận Ấn Độ và Hy Lạp. Ông tổ chức lại đế quốc, chỉ định các satrap (tỉnh trưởng) cai trị mỗi tỉnh. Các tỉnh nộp thuế cho nhà vua bằng ngũ cốc, bạc và nông sản.

Đây là một bộ binh trong quân đội Ba Tư. Quân đội Ba Tư thành công nhờ áp dụng chiến thuật thông minh. Trong các chiến dịch quân sự, quân đội phải rải khắp các vùng rộng lớn.

THỐNG NHẤT THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Vua Darius xây dựng đường sá, các đô thị buôn bán để vươn đến mọi vùng trong đế quốc rộng lớn của ông, khuyến khích thương mại bằng cách ban hành hệ thống tiền tệ chuẩn. Người Ba Tư kiểm soát đầu phía Tây của Con đường Tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc và mọi hoạt động buôn bán từ Ấn Độ tới Địa Trung Hải. Đế quốc rộng lớn giàu có này đã liên kết hầu hết các nền văn minh cổ đại thời đó. Tuy nhiên, đế quốc này lại dựa vào sức mạnh của các nhà cai trị. Cuối cùng, người Hy Lạp đã làm sụp đổ và tiếp quản đế quốc này.

Mộ vua Cyrus được xây ở Pasargadae thuộc Iran. Cyrus được cho là tác giả của hiến chương đầu tiên trên thế giới về quyền con người.
Bản đồ này cho thấy đế quốc Ba Tư đạt quy mô lớn nhất dưới thời vua Darius. Susa trở thành trung tâm hành chính còn Persepolis là kinh đô. Con đường Vua được xây dựng nhằm thúc đẩy giao thông liên lạc.

TRUYỀN GIÁO

Trong đời sống tôn giáo, người dân Ba Tư tuân theo những giáo lý của một nhà tiên tri người Ba Tư tên là Zarathustra, theo tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Ông là người đã cải cách tín ngưỡng bộ lạc Ba Tư cổ đại được người Ba Tư mang theo từ vùng Trung Á để thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ thờ một thần duy nhất là thần Ahura Mazda, người được cho là luôn đấu tranh với Ahriman (thần Giấc ngủ) và Satan (quỷ dữ).

Mặc dù đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo hay đạo Thờ Lửa) không trở thành tôn giáo có tầm cỡ thế giới, nhưng sau này nó ảnh hưởng đến nhiều tín ngưỡng khác, kể cả đạo Ki-tô. Ảnh hưởng này có thể thấy rõ trong Sách Khải huyền (cuốn cuối cùng trong Tân Ước).


Đây là hình in từ một con dấu hình trụ, bên trái là chữ viết hình nêm, mô tả vua Darius I đang ngồi trên xe ngựa, tay cầm cung tên săn sư tử. Nhân vật có cánh là thần Ahura Mazda, vị thần quyền uy nhất của người Ba Tư.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

Khoảng 850-750 TCN Người Medes và Ba Tư di cư tới Iran

Khoảng 600 TCN Zoroaster cải cách tín ngưỡng Ba Tư cổ đại

559-525 TCN Cyrus Đại đế thành lập đế quốc Ba Tư

521-486 TCN Vua Darius bành trướng tối đa lãnh thổ

480 TCN Người Hy Lạp ngăn chặn sự bành trướng của Ba Tư ở Salamis

331 TCN Ba Tư sụp đổ, rơi vào tay Alexander Đại đế


Vua Darius xây cho mình một cung điện lớn ở kinh đô mới Persepolis. Các lồng cầu thang trong cung điện chạm khắc cảnh đám rước của các quan triều đình mặc lễ phục.

Iran từng được gọi là Ba Tư (Persia). Người dân sống ở đây gồm hai nhóm: người Medes và Ba Tư, di cư từ Trung Á tới Ba Tư khoảng 2.800 năm trước.

Lúc đầu, người Medes rất hùng mạnh. Sau đó, cách đây gần 2.550 năm, vua Cyrus của người Ba Tư nổi dậy chống lại người Medes và nắm quyền kiểm soát. Cyrus Đại đế đã biến Ba Tư thành trung tâm của một đế quốc mới hùng cường. Kinh đô đặt ở Ecbatana trên Con đường Tơ lụa, nay đã bị chôn vùi dưới thành phố Hamadan hiện đại.

Vua Cyrus chỉ huy một đội quân gồm các kỵ binh và tay cung thiện xạ. Lợi dụng sự suy yếu của các nước láng giềng, ông đã xâm chiếm và thành lập một đế quốc rộng lớn trải dài từ Địa Trung Hải tới Afghanistan. Con trai ông là Cambyses đã xâm lược Ai Cập. Nhờ cai trị công bằng, người Ba Tư giành được sự ủng hộ của dân chúng các vùng mở rộng. Vua Darius I cuối cùng đã mở rộng đế quốc sang tận Ấn Độ và Hy Lạp. Ông tổ chức lại đế quốc, chỉ định các satrap (tỉnh trưởng) cai trị mỗi tỉnh. Các tỉnh nộp thuế cho nhà vua bằng ngũ cốc, bạc và nông sản.

Vua Darius xây dựng đường sá, các đô thị buôn bán để vươn đến mọi vùng trong đế quốc rộng lớn của ông, khuyến khích thương mại bằng cách ban hành hệ thống tiền tệ chuẩn. Người Ba Tư kiểm soát đầu phía Tây của Con đường Tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc và mọi hoạt động buôn bán từ Ấn Độ tới Địa Trung Hải. Đế quốc rộng lớn giàu có này đã liên kết hầu hết các nền văn minh cổ đại thời đó. Tuy nhiên, đế quốc này lại dựa vào sức mạnh của các nhà cai trị. Cuối cùng, người Hy Lạp đã làm sụp đổ và tiếp quản đế quốc này.

Trong đời sống tôn giáo, người dân Ba Tư tuân theo những giáo lý của một nhà tiên tri người Ba Tư tên là Zarathustra, theo tiếng Hy Lạp là Zoroaster. Ông là người đã cải cách tín ngưỡng bộ lạc Ba Tư cổ đại được người Ba Tư mang theo từ vùng Trung Á để thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ thờ một thần duy nhất là thần Ahura Mazda, người được cho là luôn đấu tranh với Ahriman (thần Giấc ngủ) và Satan (quỷ dữ).

Mặc dù đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo hay đạo Thờ Lửa) không trở thành tôn giáo có tầm cỡ thế giới, nhưng sau này nó ảnh hưởng đến nhiều tín ngưỡng khác, kể cả đạo Ki-tô. Ảnh hưởng này có thể thấy rõ trong Sách Khải huyền (cuốn cuối cùng trong Tân Ước).

Khoảng 850-750 TCN Người Medes và Ba Tư di cư tới Iran

Khoảng 600 TCN Zoroaster cải cách tín ngưỡng Ba Tư cổ đại

559-525 TCN Cyrus Đại đế thành lập đế quốc Ba Tư

521-486 TCN Vua Darius bành trướng tối đa lãnh thổ

480 TCN Người Hy Lạp ngăn chặn sự bành trướng của Ba Tư ở Salamis

331 TCN Ba Tư sụp đổ, rơi vào tay Alexander Đại đế

Chọn tập
Bình luận
× sticky