Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Thời kỳ này người châu Âu bắt đầu đi xâm chiếm thế giới. Tình trạng này diễn ra mạnh nhất ở châu Mỹ. Những người định cư Anh và Pháp xâm chiếm vùng bờ biển phía Đông Bắc Mỹ, và người Tây Ban Nha đi “chinh phục” chiếm lĩnh toàn bộ Trung và Nam Mỹ. Các trạm buôn bán của người Âu lúc này rải rác khắp thế giới; chỉ còn Nhật Bản là đóng kín với bên ngoài. Tại châu Âu, đây là thế kỷ mang đến sự hòa trộn bi thảm của các cuộc chiến tranh, cách mạng và sự tàn phá, cũng như sự phát triển kỳ vĩ và những tiến bộ trong các ngành khoa học và nghệ thuật.
SƠ LƯỢC TOÀN CẢNH THẾ GIỚI (1601–1707)
Thế kỷ XVII là thời đại của các nhà cầm quyền chuyên chế. Tại châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, quyền lực tập trung trong tay các ông vua, hoàng đế và tướng quân, những người cai quản đất đai. Chỉ có Anh là trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Tại nước này, một nghị viện có tư tưởng chống đối được bầu ra đã lật đổ và xử tử vua Charles I. Sau đó, con trai của Charles I là Charles II được mời lên ngai vàng nhưng chỉ được trao quyền hạn chế.
Vào thời gian này, mặc dù bị cuốn vào các cuộc chiến tranh, châu Âu vẫn mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới, còn hàng hóa, nghệ thuật và tư tưởng của những nước như Ấn Độ và Trung Quốc làm phong phú thêm cho châu Âu.
Nhiều nghìn người châu Âu vượt biển tới Bắc Mỹ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, hoặc thành lập các cộng đồng riêng của mình để có thể tự do thờ phụng mà không sợ bị chính quyền thù địch can thiệp. Ngoài ra còn một kiểu “di dân” khác vào thế kỷ XVII. Hoạt động buôn bán nô lệ tàn bạo đã bứt hàng triệu người châu Phi khỏi quê hương và đưa họ vượt Đại Tây Dương tới làm việc cực nhọc trong các đồn điền ở châu Mỹ.
BẮC MỸ
Những thuộc địa đầu tiên của châu Âu ở Bắc Mỹ là Virginia và Quebec, các thuộc địa khác được thành lập ngay sau đó. Đến năm 1700, các thuộc địa đầu tiên ở Bắc Mỹ đã khá ổn định và thu hút thêm ngày càng nhiều người tới định cư. Người châu Mỹ bản xứ lúc đầu chấp nhận người mới tới định cư một cách thận trọng, nhưng không lâu sau đó, người định cư bắn giết người bản xứ hoặc bán súng để họ đánh lẫn nhau. Lúc đầu, người định cư chỉ có ảnh hưởng hạn chế, nhưng chẳng bao lâu sau người bản xứ bị mất đất. Đôi khi người bản xứ nổi dậy nhưng càng ngày càng thất bại. Ở miền Tây, cuộc sống của người bản xứ vẫn tiếp diễn như trước vì người da trắng chưa đến nơi này.
TRUNG VÀ NAM MỸ
Nam Mỹ lúc này đã bị người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chiếm đóng. Các đồn điền, hầm mỏ và đô thị phát triển cả về quy mô lẫn số lượng. Chính quyền thực dân cai trị người bản xứ một cách nhẫn tâm, các hội truyền giáo làm suy yếu dần và chủ ý thủ tiêu các nền văn hóa bản địa. Nhiều người bản xứ cảm thấy bị các vị thần bỏ rơi và họ cam chịu số phận trong tuyệt vọng. Họ thường bị bắt phải làm việc cho những kẻ xâm lược hoặc trốn về những vùng xa xôi. Đối với người Tây Ban Nha, của cải ở khu vực này là vô tận.
CHÂU ÂU
Trong Chiến tranh Ba mươi Năm, nhiều nước ở châu Âu bị tàn phá bởi quân đội và súng đạn, trong khi những người cai trị tranh giành quyền lực. Sự thù địch giữa người Thiên Chúa giáo và người Tân giáo gây nhiều đổ máu và làm bùng nổ nội chiến ở Anh. Nhưng trong khi gây ra nhiều cuộc hỗn loạn ở thế kỷ này, các nhà cai trị cũng trở nên giàu có và hùng mạnh. Họ xây dựng các cung điện, lâu đài tráng lệ, trở thành những người bảo trợ cho âm nhạc, khoa học và nghệ thuật. Còn trong tầng lớp dưới, xã hội châu Âu cũng biến đổi mạnh mẽ, dân chúng di chuyển từ nông thôn vào thành thị, họ đọc nhiều sách hơn, trao đổi các tư tưởng mới trên đường phố và trong quán cà phê. Quan điểm của họ thay đổi nhanh hơn quan điểm của các nhà cai trị, điều này dẫn tới bất ổn. Hoạt động tại các bến cảng, ngân hàng và nhà kho trở nên tấp nập do châu Âu mở rộng buôn bán với thế giới.
CHÂU Á
Người Mãn Châu xâm lược Trung Quốc và thiết lập triều đại nhà Thanh, tồn tại đến năm 1911. Nhưng người châu Âu lúc này đã đến gõ cửa các nước châu Á để tìm cơ hội buôn bán. Nhật Bản bế quan tỏa cảng đối với người châu Âu, còn Trung Quốc chỉ cho phép họ tới Quảng Châu, trong khi Ấn Độ và Đông Nam Á mở cửa cho họ vào. Một cuộc chiến giành quyền kiểm soát Ấn Độ và Đông Ấn đã nổ ra giữa các công ty buôn bán của người Âu. Ở Ấn Độ, xung đột giữa người Hindu và người Hồi giáo trở nên gay gắt hơn và đế quốc Moghul suy yếu dần. Nhiều mặt hàng của châu Á được người châu Âu ưa chuộng, mang lại sự giàu có và những thay đổi lớn cho những nước có liên quan tới quá trình buôn bán này. Tuy nhiên, tại các vùng biệt lập hơn ở châu Á, người ta vẫn chưa hề thấy mặt người châu Âu.
ÚC-Á
Australia, được gọi là “Terra Incognita” (nghĩa là “miền đất chưa biết”) và New Zealand là những nơi mà các thủy thủ Hà Lan đặt chân tới lần đầu tiên vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, cuộc sống của thổ dân Úc (Aborigine), người Maori và Polynesia vẫn diễn ra yên ổn. Khu vực khá cách biệt này của thế giới vẫn chưa tiếp xúc với người châu Âu hoặc châu Á.
TRUNG ĐÔNG
Người Ottoman và người của triều đại Safavid ở Ba Tư tiếp tục thống trị Trung Đông, song hai đế quốc này đã qua thời kỳ đỉnh cao. Đế quốc Ottoman bắt đầu quá trình suy tàn từ từ và kéo dài, dần bị thu hẹp cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Người Ba Tư phát đạt nhờ quan hệ với Ấn Độ và châu Á, nhưng họ ít quan hệ với người châu Âu.
CHÂU PHI
Nạn buôn bán nô lệ đã làm giảm rất nhiều dân số châu Phi, nhưng hệ quả là các thủ lĩnh cai trị ở châu lục này trở nên giàu có, và ra đời các quốc gia buôn bán mới, như Asante và Congo. Người định cư châu Âu tới Nam Phi và hoạt động buôn bán của châu Phi với châu Âu, nhất là ở Tây Phi, gia tăng.
Thời kỳ này người châu Âu bắt đầu đi xâm chiếm thế giới. Tình trạng này diễn ra mạnh nhất ở châu Mỹ. Những người định cư Anh và Pháp xâm chiếm vùng bờ biển phía Đông Bắc Mỹ, và người Tây Ban Nha đi “chinh phục” chiếm lĩnh toàn bộ Trung và Nam Mỹ. Các trạm buôn bán của người Âu lúc này rải rác khắp thế giới; chỉ còn Nhật Bản là đóng kín với bên ngoài. Tại châu Âu, đây là thế kỷ mang đến sự hòa trộn bi thảm của các cuộc chiến tranh, cách mạng và sự tàn phá, cũng như sự phát triển kỳ vĩ và những tiến bộ trong các ngành khoa học và nghệ thuật.
Thế kỷ XVII là thời đại của các nhà cầm quyền chuyên chế. Tại châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, quyền lực tập trung trong tay các ông vua, hoàng đế và tướng quân, những người cai quản đất đai. Chỉ có Anh là trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Tại nước này, một nghị viện có tư tưởng chống đối được bầu ra đã lật đổ và xử tử vua Charles I. Sau đó, con trai của Charles I là Charles II được mời lên ngai vàng nhưng chỉ được trao quyền hạn chế.
Vào thời gian này, mặc dù bị cuốn vào các cuộc chiến tranh, châu Âu vẫn mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới, còn hàng hóa, nghệ thuật và tư tưởng của những nước như Ấn Độ và Trung Quốc làm phong phú thêm cho châu Âu.
Nhiều nghìn người châu Âu vượt biển tới Bắc Mỹ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, hoặc thành lập các cộng đồng riêng của mình để có thể tự do thờ phụng mà không sợ bị chính quyền thù địch can thiệp. Ngoài ra còn một kiểu “di dân” khác vào thế kỷ XVII. Hoạt động buôn bán nô lệ tàn bạo đã bứt hàng triệu người châu Phi khỏi quê hương và đưa họ vượt Đại Tây Dương tới làm việc cực nhọc trong các đồn điền ở châu Mỹ.
Những thuộc địa đầu tiên của châu Âu ở Bắc Mỹ là Virginia và Quebec, các thuộc địa khác được thành lập ngay sau đó. Đến năm 1700, các thuộc địa đầu tiên ở Bắc Mỹ đã khá ổn định và thu hút thêm ngày càng nhiều người tới định cư. Người châu Mỹ bản xứ lúc đầu chấp nhận người mới tới định cư một cách thận trọng, nhưng không lâu sau đó, người định cư bắn giết người bản xứ hoặc bán súng để họ đánh lẫn nhau. Lúc đầu, người định cư chỉ có ảnh hưởng hạn chế, nhưng chẳng bao lâu sau người bản xứ bị mất đất. Đôi khi người bản xứ nổi dậy nhưng càng ngày càng thất bại. Ở miền Tây, cuộc sống của người bản xứ vẫn tiếp diễn như trước vì người da trắng chưa đến nơi này.
Nam Mỹ lúc này đã bị người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chiếm đóng. Các đồn điền, hầm mỏ và đô thị phát triển cả về quy mô lẫn số lượng. Chính quyền thực dân cai trị người bản xứ một cách nhẫn tâm, các hội truyền giáo làm suy yếu dần và chủ ý thủ tiêu các nền văn hóa bản địa. Nhiều người bản xứ cảm thấy bị các vị thần bỏ rơi và họ cam chịu số phận trong tuyệt vọng. Họ thường bị bắt phải làm việc cho những kẻ xâm lược hoặc trốn về những vùng xa xôi. Đối với người Tây Ban Nha, của cải ở khu vực này là vô tận.
Trong Chiến tranh Ba mươi Năm, nhiều nước ở châu Âu bị tàn phá bởi quân đội và súng đạn, trong khi những người cai trị tranh giành quyền lực. Sự thù địch giữa người Thiên Chúa giáo và người Tân giáo gây nhiều đổ máu và làm bùng nổ nội chiến ở Anh. Nhưng trong khi gây ra nhiều cuộc hỗn loạn ở thế kỷ này, các nhà cai trị cũng trở nên giàu có và hùng mạnh. Họ xây dựng các cung điện, lâu đài tráng lệ, trở thành những người bảo trợ cho âm nhạc, khoa học và nghệ thuật. Còn trong tầng lớp dưới, xã hội châu Âu cũng biến đổi mạnh mẽ, dân chúng di chuyển từ nông thôn vào thành thị, họ đọc nhiều sách hơn, trao đổi các tư tưởng mới trên đường phố và trong quán cà phê. Quan điểm của họ thay đổi nhanh hơn quan điểm của các nhà cai trị, điều này dẫn tới bất ổn. Hoạt động tại các bến cảng, ngân hàng và nhà kho trở nên tấp nập do châu Âu mở rộng buôn bán với thế giới.
Người Mãn Châu xâm lược Trung Quốc và thiết lập triều đại nhà Thanh, tồn tại đến năm 1911. Nhưng người châu Âu lúc này đã đến gõ cửa các nước châu Á để tìm cơ hội buôn bán. Nhật Bản bế quan tỏa cảng đối với người châu Âu, còn Trung Quốc chỉ cho phép họ tới Quảng Châu, trong khi Ấn Độ và Đông Nam Á mở cửa cho họ vào. Một cuộc chiến giành quyền kiểm soát Ấn Độ và Đông Ấn đã nổ ra giữa các công ty buôn bán của người Âu. Ở Ấn Độ, xung đột giữa người Hindu và người Hồi giáo trở nên gay gắt hơn và đế quốc Moghul suy yếu dần. Nhiều mặt hàng của châu Á được người châu Âu ưa chuộng, mang lại sự giàu có và những thay đổi lớn cho những nước có liên quan tới quá trình buôn bán này. Tuy nhiên, tại các vùng biệt lập hơn ở châu Á, người ta vẫn chưa hề thấy mặt người châu Âu.
Australia, được gọi là “Terra Incognita” (nghĩa là “miền đất chưa biết”) và New Zealand là những nơi mà các thủy thủ Hà Lan đặt chân tới lần đầu tiên vào thế kỷ XVII. Tuy nhiên, cuộc sống của thổ dân Úc (Aborigine), người Maori và Polynesia vẫn diễn ra yên ổn. Khu vực khá cách biệt này của thế giới vẫn chưa tiếp xúc với người châu Âu hoặc châu Á.
Người Ottoman và người của triều đại Safavid ở Ba Tư tiếp tục thống trị Trung Đông, song hai đế quốc này đã qua thời kỳ đỉnh cao. Đế quốc Ottoman bắt đầu quá trình suy tàn từ từ và kéo dài, dần bị thu hẹp cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Người Ba Tư phát đạt nhờ quan hệ với Ấn Độ và châu Á, nhưng họ ít quan hệ với người châu Âu.
Nạn buôn bán nô lệ đã làm giảm rất nhiều dân số châu Phi, nhưng hệ quả là các thủ lĩnh cai trị ở châu lục này trở nên giàu có, và ra đời các quốc gia buôn bán mới, như Asante và Congo. Người định cư châu Âu tới Nam Phi và hoạt động buôn bán của châu Phi với châu Âu, nhất là ở Tây Phi, gia tăng.