Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Balkan (1821–1913)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHIẾN TRANH BALKAN (1821–1913)

Khu vực Balkan nằm trong tình trạng hỗn loạn suốt một thời gian dài. Quyền lực của đế quốc Ottoman đang suy yếu, trong khi quyền lực của Nga lớn mạnh. Đế quốc Áo-Hung cố giữ vững vị thế của mình.

Các nước vùng Balkan ở khu vực Đông Nam Âu vốn đã bất ổn trong một thời gian dài. Khi đế quốc Ottoman suy yếu, các nước này bắt đầu muốn được độc lập.

Khi đế quốc Ottoman liên tục bị thu hẹp lại, tinh thần dân tộc ở các nước vùng Balkan thuộc miền Nam châu Âu dâng cao và họ bắt đầu đòi độc lập. Họ giành được sự ủng hộ của cả Nga lẫn đế quốc Áo- Hung, vì cả hai bên đều muốn kìm giữ ảnh hưởng trong vùng của bên kia.

Anh và Đức ủng hộ Áo-Hung vì không muốn Nga giành thêm bất kỳ hải cảng không bị đóng băng nào ở Địa Trung Hải hay biển Đen. Hy Lạp là nước đầu tiên nổi dậy, tuyên bố độc lập ngay từ năm 1829. Năm 1878, Serbia, Montenegro và Romania cũng được độc lập, còn Bulgaria giành được quyền tự trị. Đế quốc Áo-Hung chiếm lãnh thổ Bosnia và Herzegovina của đế quốc Ottoman vào năm 1908, vì vậy vùng lãnh thổ này không sụp đổ trước sức mạnh đang gia tăng của những người dân tộc chủ nghĩa Serbia trong khu vực.

Năm 1906, Ferdinand I (1861–1948) tuyên bố Bulgaria độc lập, thoát khỏi đế quốc Ottoman và trở thành vua Bulgaria. Năm 1912, Bulgaria gia nhập Liên đoàn chống Thổ Nhĩ Kỳ.

Albania và Macedonia vẫn nằm dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman. Cuộc tấn công năm 1912 của Italia vào lãnh thổ Tripoli (Libya) do người Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát đã làm bộc lộ sự suy yếu về mặt quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Hiệp ước Ouchy, Tripoli thuộc về Italia.

Năm 1912, quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman bị Liên đoàn Balkan đánh bại vì họ cũng đang chiến đấu với cả quân Italia ở Bắc Phi. Trong lãnh thổ đế quốc Ottoman, phong trào “Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ” cũng đấu tranh chống những lề thói lỗi thời của chế độ.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1829 Hy Lạp tuyên bố độc lập

1878 Montenegro, Serbia và Romania tuyên bố độc lập

1903 Peter I được bầu làm vua Serbia

1908 Đế quốc Áo-Hung chiếm Bosnia-Herzegovina

1908 Bulgaria tuyên bố độc lập

1908 Ferdinand I trở thành vua Bulgaria

1912 Liên đoàn Balkan được thành lập, gồm Bulgaria, Serbia, Hy Lạp và Montenegro

1912 Chiến tranh Balkan lần thứ nhất

1912 Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Italia chấm dứt bằng Hiệp ước Ouchy

1913 Chiến tranh Balkan lần thứ hai

Tháng 11-1912, trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, quân Bulgaria chiếm vùng Kirk-Kilisse từ tay quân Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng minh của Bulgaria là Hy Lạp, Serbia và Montenegro.

CHIẾN TRANH BALKAN LẦN THỨ NHẤT

Tháng 3-1912, Serbia và Bulgaria bí mật thỏa thuận hợp lực tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và phân chia với nhau lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Liên đoàn các nước Balkan gồm Serbia, Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro được thành lập vào tháng 10 năm đó. Đến cuối tháng 10, tất cả các nước thành viên liên minh đều có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến tranh Balkan lần thứ nhất kết thúc vào năm 1913 bằng Hiệp ước London sau thất bại của người Thổ Nhĩ Kỳ, một thất bại mà người ta thấy có vẻ dễ dàng. Xét về nhiều mặt, Chiến tranh Balkan lần thứ nhất chỉ làm tăng thêm sự kình địch giữa các nước vùng Balkan. Serbia và Hy Lạp chiếm lãnh thổ ở Macedonia, còn Bulgaria mở rộng lãnh thổ của mình tới biển Aegea.

Trong Chiến tranh Balkan lần thứ hai (tháng 6–tháng 8 năm 1913), quân Bulgaria tấn công dữ dội thành phố Adrianopolis (nay gọi là Edirne) của Thổ Nhĩ Kỳ.

CHIẾN TRANH BALKAN LẦN THỨ HAI

Tháng 12-1912, Albania tuyên bố là một công quốc Hồi giáo độc lập. Đế quốc Áo- Hung ủng hộ việc này vì muốn ngăn chặn sự bành trướng của Serbia ra biển Adriatic. Hiệp ước hòa bình (sau cuộc chiến thứ nhất) đã dẫn tới bất đồng giữa các nước thắng trận. Bulgaria giành thêm được lãnh thổ rộng hơn nhiều so với Serbia, trong khi Serbia muốn có thêm lãnh thổ ở Macedonia. Và ba cựu đồng minh của Bulgaria đã phối hợp với nhau chống lại Bulgaria.

Trong bức biếm họa này của thời đó, châu Âu coi các nước Balkan như một ổ rắc rối.

Chiến tranh Balkan lần thứ hai nổ ra vào tháng 6-1913 khi Bulgaria tuyên chiến với Serbia và Hy Lạp. Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe chống Bulgaria. Quân Bulgaria bị bao vây và áp đảo. Vào tháng 8, Hiệp ước Bucharest được ký kết. Hy Lạp và Serbia chia nhau Macedonia, còn Romania chiếm một số vùng của Bulgaria. Hiệp ước này đã làm tăng đáng kể diện tích của Serbia. Trước khi hai cuộc chiến tranh Balkan nổ ra, Bá tước Otto von Bismarck từng tuyên bố rằng cuộc chiến tranh lớn tiếp theo ở châu Âu sẽ xuất phát từ “một chuyện ngớ ngẩn nào đó ở vùng Balkan”. Và thực tế chứng tỏ ông đã nói đúng.

Các nước vùng Balkan ở khu vực Đông Nam Âu vốn đã bất ổn trong một thời gian dài. Khi đế quốc Ottoman suy yếu, các nước này bắt đầu muốn được độc lập.

Khi đế quốc Ottoman liên tục bị thu hẹp lại, tinh thần dân tộc ở các nước vùng Balkan thuộc miền Nam châu Âu dâng cao và họ bắt đầu đòi độc lập. Họ giành được sự ủng hộ của cả Nga lẫn đế quốc Áo- Hung, vì cả hai bên đều muốn kìm giữ ảnh hưởng trong vùng của bên kia.

Anh và Đức ủng hộ Áo-Hung vì không muốn Nga giành thêm bất kỳ hải cảng không bị đóng băng nào ở Địa Trung Hải hay biển Đen. Hy Lạp là nước đầu tiên nổi dậy, tuyên bố độc lập ngay từ năm 1829. Năm 1878, Serbia, Montenegro và Romania cũng được độc lập, còn Bulgaria giành được quyền tự trị. Đế quốc Áo-Hung chiếm lãnh thổ Bosnia và Herzegovina của đế quốc Ottoman vào năm 1908, vì vậy vùng lãnh thổ này không sụp đổ trước sức mạnh đang gia tăng của những người dân tộc chủ nghĩa Serbia trong khu vực.

Albania và Macedonia vẫn nằm dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman. Cuộc tấn công năm 1912 của Italia vào lãnh thổ Tripoli (Libya) do người Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát đã làm bộc lộ sự suy yếu về mặt quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Hiệp ước Ouchy, Tripoli thuộc về Italia.

1829 Hy Lạp tuyên bố độc lập

1878 Montenegro, Serbia và Romania tuyên bố độc lập

1903 Peter I được bầu làm vua Serbia

1908 Đế quốc Áo-Hung chiếm Bosnia-Herzegovina

1908 Bulgaria tuyên bố độc lập

1908 Ferdinand I trở thành vua Bulgaria

1912 Liên đoàn Balkan được thành lập, gồm Bulgaria, Serbia, Hy Lạp và Montenegro

1912 Chiến tranh Balkan lần thứ nhất

1912 Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Italia chấm dứt bằng Hiệp ước Ouchy

1913 Chiến tranh Balkan lần thứ hai

Tháng 3-1912, Serbia và Bulgaria bí mật thỏa thuận hợp lực tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và phân chia với nhau lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Liên đoàn các nước Balkan gồm Serbia, Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro được thành lập vào tháng 10 năm đó. Đến cuối tháng 10, tất cả các nước thành viên liên minh đều có chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến tranh Balkan lần thứ nhất kết thúc vào năm 1913 bằng Hiệp ước London sau thất bại của người Thổ Nhĩ Kỳ, một thất bại mà người ta thấy có vẻ dễ dàng. Xét về nhiều mặt, Chiến tranh Balkan lần thứ nhất chỉ làm tăng thêm sự kình địch giữa các nước vùng Balkan. Serbia và Hy Lạp chiếm lãnh thổ ở Macedonia, còn Bulgaria mở rộng lãnh thổ của mình tới biển Aegea.

Tháng 12-1912, Albania tuyên bố là một công quốc Hồi giáo độc lập. Đế quốc Áo- Hung ủng hộ việc này vì muốn ngăn chặn sự bành trướng của Serbia ra biển Adriatic. Hiệp ước hòa bình (sau cuộc chiến thứ nhất) đã dẫn tới bất đồng giữa các nước thắng trận. Bulgaria giành thêm được lãnh thổ rộng hơn nhiều so với Serbia, trong khi Serbia muốn có thêm lãnh thổ ở Macedonia. Và ba cựu đồng minh của Bulgaria đã phối hợp với nhau chống lại Bulgaria.

Chiến tranh Balkan lần thứ hai nổ ra vào tháng 6-1913 khi Bulgaria tuyên chiến với Serbia và Hy Lạp. Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe chống Bulgaria. Quân Bulgaria bị bao vây và áp đảo. Vào tháng 8, Hiệp ước Bucharest được ký kết. Hy Lạp và Serbia chia nhau Macedonia, còn Romania chiếm một số vùng của Bulgaria. Hiệp ước này đã làm tăng đáng kể diện tích của Serbia. Trước khi hai cuộc chiến tranh Balkan nổ ra, Bá tước Otto von Bismarck từng tuyên bố rằng cuộc chiến tranh lớn tiếp theo ở châu Âu sẽ xuất phát từ “một chuyện ngớ ngẩn nào đó ở vùng Balkan”. Và thực tế chứng tỏ ông đã nói đúng.

Chọn tập
Bình luận
× sticky