Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Constantinople (1204–1453)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CONSTANTINOPLE (1204–1453)

Đế quốc Byzantine tồn tại trong 1.000 năm. Cuối cùng, người Thổ Ottoman cũng đến cửa ngõ Constantinople, và năm 1453 thì họ tràn vào thành phố.

Một vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ (janissary) mặc lễ phục, là loại lính tinh nhuệ trong quân đội Ottoman. Những janissary đầu tiên là các tù binh Ki-tô giáo trẻ tuổi. Họ được tha mạng nếu cải sang đạo Hồi và chiến đấu cho người Thổ.

Byzantine là đế quốc của một thành phố – Constantinople. Vào những thế kỷ cuối của thời Byzantine thống trị, các thế lực nước ngoài tiến gần hơn đến Constantinople và lãnh thổ Byzantine bị thu hẹp nhiều. Người Byzantine mất dần nhuệ khí. Năm 1204, quân Thập Tự của người Frank và người Normandy chiếm Byzantine, đổi tên thành “Đế quốc Latinh”. Người Byzantine gốc Hy Lạp giành lại đế quốc vào năm 1261, nhưng đế quốc Byzantine không phục hồi được như trước. Một loạt cuộc nội chiến nổ ra cũng làm đế quốc suy yếu.

Nhà thờ Thánh Sophia của người Byzantine ở thành Constantinople được đổi thành một nhà thờ Hồi giáo sau khi người Ottoman chiếm được thành phố năm 1453. Các ngọn tháp được xây thêm sau này.

NGƯỜI THỔ OTTOMAN

Khoảng năm 1070, trước khi quân Thập Tự tới, người Thổ Seljuk đã vào Tiểu Á và lập vương quốc Hồi giáo Rum tại đó. Vương quốc này bị quân Mông Cổ tàn phá vào khoảng năm 1240, và đến năm 1280 người Thổ Ottoman bắt đầu định cư ở phía Đông Nam thành Constantinople. Người Ottoman nhanh chóng xây dựng đế quốc của mình, vây quanh Constantinople và vượt sang châu Âu. Tại châu Âu năm 1361, họ chiếm thành Adrianople và lập làm thủ đô của mình. Thủ lĩnh Mông Cổ Tamerlane đánh bại người Ottoman vào năm 1402, nhưng từ năm 1403, người Ottoman lại tiếp tục bành trướng sang châu Âu.

Đến năm 1450, người Ottoman đã kiểm soát hầu hết Hy Lạp, Bosnia, Albania, Bulgaria và cố gắng chiếm Hungary. Tất cả những gì còn thuộc về đế quốc Byzantine chỉ là thành Constantinople. Năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mehmet II đã tấn công thành này lần cuối. Hoàng đế cuối cùng của Byzantine là Constantine XI có 10.000 quân trong khi Mehmet có từ 100.000 đến 150.000 quân. Quân Thổ còn kéo 70 chiến thuyền qua đất liền, vòng qua tuyến phòng thủ trên biển của Constantinople để tấn công bất ngờ. Có các bức tường kiên cố bảo vệ, quân Byzantine cố thủ được 54 ngày, cho đến khi đội quân tinh nhuệ nhất của Mehmet tràn vào thành phố, chấm dứt sự tồn tại của đế quốc Byzantine.

Hàng nghìn binh lính sử dụng cả bò để kéo 70 chiến thuyền thuộc hải đội của vua Mehmet II, vượt qua một dải đất hẹp để sang vùng biển không được bảo vệ gần thành Constantinople. Bằng cách đó, họ đã vòng qua tuyến phòng thủ ngoài khơi của quân Byzantine và bao vây Constantinople.
Bức bích họa trong tu viện Moldovita ở Romania này mô tả cảnh người Ottoman bao vây thành Constantinople năm 1453, giờ cuối của 1. 000 năm lịch sử đế quốc Byzantine.
Mehmet II là một trong những sultan Ottoman thành công nhất. Ông là người có giáo dục cao, đã cho xây nhiều công trình công cộng và đưa người dân từ mọi miền trong đế quốc của mình tới Istanbul sinh sống.

MỘT DÒNG GIỐNG NGƯỜI HỒI GIÁO MỚI

Đế quốc Byzantine đã khai sinh một nền văn hóa đặc sắc thời Trung đại. Quá trình suy tàn của đế quốc diễn ra từ từ, từ một cường quốc vĩ đại trở thành một nước nhỏ có lịch sử lâu đời nhưng gần như không có tương lai. Người Thổ Ottoman thế chỗ của người Byzantine nhưng muốn hòa nhập với châu Âu. Nhiều người trong bộ máy cầm quyền của họ là người châu Âu bị họ bắt giữ. Người Ottoman là một dòng giống người Hồi giáo mới, có nguồn gốc từ phương Đông nhưng hướng về phương Tây. Họ chiếm các lãnh thổ trước đây từng thuộc đế quốc Byzantine bao gồm vùng Balkan, biển Đen, Tiểu Á và Syria, và cũng xâm chiếm thêm các vùng đất khác. Sau khi Mehmet và đội quân của ông tràn vào thành Constantinople năm 1453, tên của thành phố được đổi thành Istanbul, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn như trước. Tuy vậy, người Hồi giáo đã tiến sát hơn tới châu Âu, khiến người châu Âu lo ngại.

Các pháo đài có vị trí chiến lược được xây dựng để bảo vệ eo biển hẹp Bosphorus nối biển Đen với Địa Trung Hải.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1071 Người Thổ Seljuk đánh bại người Byzantine, chiếm Tiểu Á

1204 Quân Thập Tự chiếm thành Constantinople

1243 Quân Mông Cổ tàn phá vương quốc Rum của người Seljuk

1261 Byzantine giành lại Constantinople

1280 Người Ottoman ở Tiểu Á tiến sát Constantinople

1389 Người Ottoman đánh bại người Serb ở Kosovo

1391 Người Ottoman đánh bại quân Thập Tự châu Âu ở Romania

1453 Constantinople sụp đổ hoàn toàn

Đế quốc Byzantine tồn tại trong 1.000 năm. Cuối cùng, người Thổ Ottoman cũng đến cửa ngõ Constantinople, và năm 1453 thì họ tràn vào thành phố.

Byzantine là đế quốc của một thành phố – Constantinople. Vào những thế kỷ cuối của thời Byzantine thống trị, các thế lực nước ngoài tiến gần hơn đến Constantinople và lãnh thổ Byzantine bị thu hẹp nhiều. Người Byzantine mất dần nhuệ khí. Năm 1204, quân Thập Tự của người Frank và người Normandy chiếm Byzantine, đổi tên thành “Đế quốc Latinh”. Người Byzantine gốc Hy Lạp giành lại đế quốc vào năm 1261, nhưng đế quốc Byzantine không phục hồi được như trước. Một loạt cuộc nội chiến nổ ra cũng làm đế quốc suy yếu.

Khoảng năm 1070, trước khi quân Thập Tự tới, người Thổ Seljuk đã vào Tiểu Á và lập vương quốc Hồi giáo Rum tại đó. Vương quốc này bị quân Mông Cổ tàn phá vào khoảng năm 1240, và đến năm 1280 người Thổ Ottoman bắt đầu định cư ở phía Đông Nam thành Constantinople. Người Ottoman nhanh chóng xây dựng đế quốc của mình, vây quanh Constantinople và vượt sang châu Âu. Tại châu Âu năm 1361, họ chiếm thành Adrianople và lập làm thủ đô của mình. Thủ lĩnh Mông Cổ Tamerlane đánh bại người Ottoman vào năm 1402, nhưng từ năm 1403, người Ottoman lại tiếp tục bành trướng sang châu Âu.

Đến năm 1450, người Ottoman đã kiểm soát hầu hết Hy Lạp, Bosnia, Albania, Bulgaria và cố gắng chiếm Hungary. Tất cả những gì còn thuộc về đế quốc Byzantine chỉ là thành Constantinople. Năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mehmet II đã tấn công thành này lần cuối. Hoàng đế cuối cùng của Byzantine là Constantine XI có 10.000 quân trong khi Mehmet có từ 100.000 đến 150.000 quân. Quân Thổ còn kéo 70 chiến thuyền qua đất liền, vòng qua tuyến phòng thủ trên biển của Constantinople để tấn công bất ngờ. Có các bức tường kiên cố bảo vệ, quân Byzantine cố thủ được 54 ngày, cho đến khi đội quân tinh nhuệ nhất của Mehmet tràn vào thành phố, chấm dứt sự tồn tại của đế quốc Byzantine.

Đế quốc Byzantine đã khai sinh một nền văn hóa đặc sắc thời Trung đại. Quá trình suy tàn của đế quốc diễn ra từ từ, từ một cường quốc vĩ đại trở thành một nước nhỏ có lịch sử lâu đời nhưng gần như không có tương lai. Người Thổ Ottoman thế chỗ của người Byzantine nhưng muốn hòa nhập với châu Âu. Nhiều người trong bộ máy cầm quyền của họ là người châu Âu bị họ bắt giữ. Người Ottoman là một dòng giống người Hồi giáo mới, có nguồn gốc từ phương Đông nhưng hướng về phương Tây. Họ chiếm các lãnh thổ trước đây từng thuộc đế quốc Byzantine bao gồm vùng Balkan, biển Đen, Tiểu Á và Syria, và cũng xâm chiếm thêm các vùng đất khác. Sau khi Mehmet và đội quân của ông tràn vào thành Constantinople năm 1453, tên của thành phố được đổi thành Istanbul, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn như trước. Tuy vậy, người Hồi giáo đã tiến sát hơn tới châu Âu, khiến người châu Âu lo ngại.

1071 Người Thổ Seljuk đánh bại người Byzantine, chiếm Tiểu Á

1204 Quân Thập Tự chiếm thành Constantinople

1243 Quân Mông Cổ tàn phá vương quốc Rum của người Seljuk

1261 Byzantine giành lại Constantinople

1280 Người Ottoman ở Tiểu Á tiến sát Constantinople

1389 Người Ottoman đánh bại người Serb ở Kosovo

1391 Người Ottoman đánh bại quân Thập Tự châu Âu ở Romania

1453 Constantinople sụp đổ hoàn toàn

Chọn tập
Bình luận