Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Ottoman (1453–1600)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC OTTOMAN (1453–1600)

Sau khi chiếm Constantinople năm 1453, đế quốc Ottoman nhanh chóng trở thành một thế lực đáng gờm ở Trung Đông và quanh vùng Địa Trung Hải.

Phụ nữ ở đế quốc Ottoman sống tách biệt với xã hội. Khi ra khỏi nhà, họ phải đeo mạng che mặt và chỉ có thể gặp những người đàn ông trong gia đình.

Khi Constantinople rơi vào tay hoàng đế Mehmet II năm 1453, đế quốc Ottoman bắt đầu thời đại hoàng kim. Thủ đô Constantinople trước kia của đế quốc Byzantine được đổi tên thành Istanbul và trở thành trung tâm của một đế quốc rộng lớn. Ở thời kỳ cực thịnh khoảng những năm 1680, đế quốc này trải dài từ Algeria tới Ba Tư và từ Hungary tới bán đảo Arập. Đế quốc Ottoman do Osman I lập ra năm 1301, bành trướng sang châu Âu khoảng năm 1389. Người Mông Cổ đã chặn đứng sự bành trướng này trong một thời gian, nhưng sau khi chiếm được Constantinople, Hoàng đế Mehmet II nhanh chóng thôn tính 12 vương quốc và 200 thành phố ở vùng Tiểu Á và vùng Balkan. Tiếp đó, trong các năm 1512–1520, Hoàng đế Selim I chinh phục Syria, bán đảo Arập và Ai Cập.

Các kỵ sĩ Ottoman (spahi) được ban đất đai nhờ phục vụ trong quân đội. Họ trở thành tầng lớp cai trị địa phương trên toàn đế quốc.

SULEIMAN OAI SANG

Suleiman Oai sang cai trị đế quốc Ottoman trong 46 năm, từ năm 1520. Ông chiếm Belgrade và Hungary nhưng thất bại trong cuộc vây hãm thành Vienna, thủ đô của Đế quốc La Mã Thần thánh. Sau đó, ông chiếm khu vực Lưỡng Hà, Armenia và vùng Caucasus. Người Ottoman giành quyền kiểm soát ở miền Đông Địa Trung Hải và Hắc Hải (từ đó chi phối hoạt động buôn bán của thành Venice và Genoa), rồi chiếm cả Bắc Phi và Ukraine.

Đến năm 1566, đế quốc Ottoman trải rộng trên ba châu lục. Vua Suleiman xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, giành quyền kiểm soát khu vực Địa Trung Hải. Ông cũng thống trị biển Đỏ và vịnh Ba Tư.

Đối với thần dân của mình, Suleiman nổi tiếng là một Qanuni, tức “Nhà làm luật”, vì ông đã cải cách bộ máy cai trị và hệ thống luật pháp Ottoman. Ông định hướng phát triển cho đế quốc Ottoman, làm phong phú mọi mặt từ kiến trúc đến sinh hoạt hàng ngày. Ông là một nhà thơ, học giả và nhà bảo trợ nghệ thuật. Ông đã tái thiết phần lớn thành phố Istanbul.

Người châu Âu gọi ông là Suleiman Oai sang bởi sự tráng lệ trong cung điện của ông cũng như những chiến thắng quân sự lẫy lừng của ông ở châu Âu. Trong đó phải kể đến các cuộc xâm chiếm Belgrade ở Nam Tư, và chiến dịch đánh đuổi các hiệp sĩ Thập Tự dòng tu Thánh John ra khỏi đảo Rhodes năm 1522. Chiến thắng lớn nhất của Suleiman là trận Mohacs tại Hungary năm 1526, cuộc vây hãm thành Vienna của ông đe dọa trung tâm châu Âu, và ông chiếm được thánh địa Mecca của người Hồi giáo năm 1538. Trong khi đó, đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tên cướp biển Râu Đỏ (Barbarossa (tức Khayr ad-Din Pasha) tấn công và tàn phá các vùng bờ biển của Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp.

Suleiman Oai sang sinh năm 1495, lên ngôi vua năm 1520 và biến đế quốc Ottoman thành một đế quốc Hồi giáo dòng Sunni thịnh vượng trải rộng trên ba châu lục.

CHIẾN TRANH HỒI GIÁO

Vua Suleiman đã tiến hành ba cuộc tấn công vào đế quốc Ba Tư triều Safavid ở phía Đông. Đây là cuộc chiến tranh giữa những người Hồi giáo – người Ottoman theo dòng Sunni và người Ba Tư theo dòng Shi’ite. Vua Suleiman chiếm được thành Baghdad nhưng biên giới phía Đông của đế quốc chưa bao giờ yên ổn. Các cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc kéo dài suốt thế kỷ XVI làm phân tán sự chú ý của người Ottoman nên họ không tiến sâu hơn vào châu Âu.

Chiến thắng lớn nhất của vua Suleiman là trận Mohacs năm 1526, khi ông đánh tan quân Hungary. Quân đội của ông đè bẹp liên minh các nước Trung Âu và giết chết vua Bohemia.

BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH SUY THOÁI TỪ TỪ

Sau khi Suleiman mất, con trai ông là Selim II lên ngôi. Selim hưởng thụ cuộc sống an nhàn, để cho các quan văn võ cai trị đế quốc. Người Ottoman không đông. Họ phải bắt người Nga và người Bắc Phi làm nô lệ, đồng thời tuyển một phần năm số thiếu niên từ các lãnh thổ châu Âu của mình để đào tạo thành những người cầm quyền hoặc phục vụ trong quân đội. Dân thường được sống yên ổn chừng nào còn chịu phục tùng và nộp thuế, không ai bị ép buộc cải sang đạo Hồi. Người Ottoman dựa vào hoạt động buôn bán với các thương gia Hy Lạp, Armenia, Venice và người nước ngoài khác, do đó đế quốc Ottoman mang đậm tính chất quốc tế. Tuy nhiên, đến năm 1600, đế quốc này bắt đầu một quá trình suy thoái từ từ và kéo dài.

Thất bại năm 1529 trong trận chiếm thành Vienna, thủ đô của Đế quốc La Mã Thần thánh, đã ngăn cản vua Suleiman tiếp tục tiến đánh Đức và Trung Âu. Bước tiến của quân Ottoman vì vậy phải dừng lại. Việc dùng súng đại bác là một bước tiến quan trọng trong lịch sử chiến tranh.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1453 Người Ottoman chiếm Constantinople

Khoảng 1460 Người Ottoman chiếm Hy Lạp, Serbia và Bosnia

1512-1520 Selim I chiếm Syria, bán đảo Arập và Ai Cập

1522 Suleiman chiếm đảo Rhodes từ tay các hiệp sĩ dòng tu Thánh John

1526 Trận Mohacs, chiếm Hungary

1529 Bao vây thành Vienna (thất bại)

1534 Suleiman chiếm Baghdad và Armenia

1538 Suleiman chiếm thánh địa Mecca

Những năm 1540 trở đi Văn hóa Ottoman phát triển rực rỡ

1566 Suleiman qua đời

1600 Đế quốc Ottoman bắt đầu suy thoái dần dần

Sau khi chiếm Constantinople năm 1453, đế quốc Ottoman nhanh chóng trở thành một thế lực đáng gờm ở Trung Đông và quanh vùng Địa Trung Hải.

Khi Constantinople rơi vào tay hoàng đế Mehmet II năm 1453, đế quốc Ottoman bắt đầu thời đại hoàng kim. Thủ đô Constantinople trước kia của đế quốc Byzantine được đổi tên thành Istanbul và trở thành trung tâm của một đế quốc rộng lớn. Ở thời kỳ cực thịnh khoảng những năm 1680, đế quốc này trải dài từ Algeria tới Ba Tư và từ Hungary tới bán đảo Arập. Đế quốc Ottoman do Osman I lập ra năm 1301, bành trướng sang châu Âu khoảng năm 1389. Người Mông Cổ đã chặn đứng sự bành trướng này trong một thời gian, nhưng sau khi chiếm được Constantinople, Hoàng đế Mehmet II nhanh chóng thôn tính 12 vương quốc và 200 thành phố ở vùng Tiểu Á và vùng Balkan. Tiếp đó, trong các năm 1512–1520, Hoàng đế Selim I chinh phục Syria, bán đảo Arập và Ai Cập.

Suleiman Oai sang cai trị đế quốc Ottoman trong 46 năm, từ năm 1520. Ông chiếm Belgrade và Hungary nhưng thất bại trong cuộc vây hãm thành Vienna, thủ đô của Đế quốc La Mã Thần thánh. Sau đó, ông chiếm khu vực Lưỡng Hà, Armenia và vùng Caucasus. Người Ottoman giành quyền kiểm soát ở miền Đông Địa Trung Hải và Hắc Hải (từ đó chi phối hoạt động buôn bán của thành Venice và Genoa), rồi chiếm cả Bắc Phi và Ukraine.

Đối với thần dân của mình, Suleiman nổi tiếng là một Qanuni, tức “Nhà làm luật”, vì ông đã cải cách bộ máy cai trị và hệ thống luật pháp Ottoman. Ông định hướng phát triển cho đế quốc Ottoman, làm phong phú mọi mặt từ kiến trúc đến sinh hoạt hàng ngày. Ông là một nhà thơ, học giả và nhà bảo trợ nghệ thuật. Ông đã tái thiết phần lớn thành phố Istanbul.

Người châu Âu gọi ông là Suleiman Oai sang bởi sự tráng lệ trong cung điện của ông cũng như những chiến thắng quân sự lẫy lừng của ông ở châu Âu. Trong đó phải kể đến các cuộc xâm chiếm Belgrade ở Nam Tư, và chiến dịch đánh đuổi các hiệp sĩ Thập Tự dòng tu Thánh John ra khỏi đảo Rhodes năm 1522. Chiến thắng lớn nhất của Suleiman là trận Mohacs tại Hungary năm 1526, cuộc vây hãm thành Vienna của ông đe dọa trung tâm châu Âu, và ông chiếm được thánh địa Mecca của người Hồi giáo năm 1538. Trong khi đó, đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tên cướp biển Râu Đỏ (Barbarossa (tức Khayr ad-Din Pasha) tấn công và tàn phá các vùng bờ biển của Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp.

Vua Suleiman đã tiến hành ba cuộc tấn công vào đế quốc Ba Tư triều Safavid ở phía Đông. Đây là cuộc chiến tranh giữa những người Hồi giáo – người Ottoman theo dòng Sunni và người Ba Tư theo dòng Shi’ite. Vua Suleiman chiếm được thành Baghdad nhưng biên giới phía Đông của đế quốc chưa bao giờ yên ổn. Các cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc kéo dài suốt thế kỷ XVI làm phân tán sự chú ý của người Ottoman nên họ không tiến sâu hơn vào châu Âu.

Sau khi Suleiman mất, con trai ông là Selim II lên ngôi. Selim hưởng thụ cuộc sống an nhàn, để cho các quan văn võ cai trị đế quốc. Người Ottoman không đông. Họ phải bắt người Nga và người Bắc Phi làm nô lệ, đồng thời tuyển một phần năm số thiếu niên từ các lãnh thổ châu Âu của mình để đào tạo thành những người cầm quyền hoặc phục vụ trong quân đội. Dân thường được sống yên ổn chừng nào còn chịu phục tùng và nộp thuế, không ai bị ép buộc cải sang đạo Hồi. Người Ottoman dựa vào hoạt động buôn bán với các thương gia Hy Lạp, Armenia, Venice và người nước ngoài khác, do đó đế quốc Ottoman mang đậm tính chất quốc tế. Tuy nhiên, đến năm 1600, đế quốc này bắt đầu một quá trình suy thoái từ từ và kéo dài.

1453 Người Ottoman chiếm Constantinople

Khoảng 1460 Người Ottoman chiếm Hy Lạp, Serbia và Bosnia

1512-1520 Selim I chiếm Syria, bán đảo Arập và Ai Cập

1522 Suleiman chiếm đảo Rhodes từ tay các hiệp sĩ dòng tu Thánh John

1526 Trận Mohacs, chiếm Hungary

1529 Bao vây thành Vienna (thất bại)

1534 Suleiman chiếm Baghdad và Armenia

1538 Suleiman chiếm thánh địa Mecca

Những năm 1540 trở đi Văn hóa Ottoman phát triển rực rỡ

1566 Suleiman qua đời

1600 Đế quốc Ottoman bắt đầu suy thoái dần dần

Chọn tập
Bình luận
× sticky