Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Các Quốc Gia Mới (Từ 1950 Đến Nay)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CÁC QUỐC GIA MỚI (từ 1950 đến nay)

Sau nhiều thập kỷ bị các cường quốc thực dân đô hộ, nhiều quốc gia đã giành được độc lập hoặc bằng con đường chiến tranh, hoặc bằng các giải pháp hòa bình.

Anh trao quyền độc lập cho Ghana (trước đó được gọi là Bờ Biển Vàng) vào năm 1957. Tại buổi lễ diễn ra ở thủ đô Accra, nữ Công tước xứ Kent đại diện cho Nữ hoàng Anh tham dự. Trong những năm sau đó, Ghana khốn đốn bởi chính phủ tham nhũng và các cuộc đảo chính quân sự.

Sau Chiến tranh Thế giới II, lãnh đạo tại nhiều quốc gia chịu sự cai trị của các cường quốc thực dân châu Âu nhận thấy sức ép ngày càng tăng từ phía người dân muốn độc lập khỏi các “ông chủ” nước ngoài. Chế độ cai trị thực dân nhanh chóng đi tới hồi cáo chung. Trong thập niên 1950 và 1960, nhiều dân tộc ở châu Phi và Đông Nam Á đã đấu tranh giành độc lập. Các dân tộc này cho rằng họ có quyền làm chủ và quản lý đất nước mình. Nhiều phong trào giành độc lập được dẫn dắt bởi những con người quả cảm và sáng suốt. Những người này thường bị tù đày, nhưng trong một số trường hợp, sau cùng họ đã giành được chính quyền.

Nhiều quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giành độc lập từ các nước thực dân. Các nước thực dân châu Âu không muốn từ bỏ quyền lực của mình và những nhóm vũ trang như Mau Mau ở Kenya đã phát động các chiến dịch khủng bố. Một số nước khác, chẳng hạn như Ai Cập vào những năm 1952-1953, chỉ có được độc lập sau khi quân đội giành quyền kiểm soát đất nước.

Người Anh giành quyền kiểm soát Mã Lai vào năm 1786. Tháng 9-1963, Mã Lai, Singapore, Sarawak và Sabah cùng nhau thành lập Liên bang Malaysia độc lập. Sau đó hai năm, Singapore rút khỏi liên bang này.

ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TÙY TIỆN

Nhiều cuộc nội chiến bùng phát tại châu Phi, trong khi các cường quốc châu Âu rút khỏi châu lục này. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nội chiến là vì ở những vùng đất mà trước kia được phân chia giữa những người thực dân châu Âu, biên giới hiện hữu giữa các bộ lạc ít được chú ý tới. Khi người châu Âu bỏ đi, các bộ lạc mới tranh cãi nhau về quyền sở hữu và quyền kiểm soát đất nước. Khi điều đó xảy ra ở Nigeria, với việc tuyên bố thành lập nhà nước độc lập Biafra năm 1967, hàng triệu người đã chết đói.

Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Nigeria vào năm 1960. Kể từ đó, Nigeria, một trong những nước lớn nhất châu Phi và cũng là nước sản xuất nhiều dầu mỏ, bị khốn đốn vì nội chiến, khó khăn kinh tế và những câu thúc của chế độ cai trị quân sự.
Turkmenistan, nằm ở bờ Đông biển Caspi, trở thành nước cộng hòa thuộc Liên Xô năm 1925. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nước có đa số dân theo Hồi giáo này tuyên bố độc lập và gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, tiếng Nga là SNG), gồm 12 trong số 15 nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô.

ĐẤU TRANH SINH TỒN

Ngày nay, gần như tất cả các nước thuộc địa đều đã độc lập. Một số nước vẫn duy trì quan hệ với nước thực dân trước đây, chẳng hạn các thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh. Những nước khác thành lập liên minh mới, chẳng hạn như Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU). Nhiều nước cựu thuộc địa vẫn chưa độc lập về mặt kinh tế. Thương mại thế giới hiện do châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và các công ty đa quốc gia chi phối. Các nước mới giành được độc lập khó lòng thoát khỏi lâm vào cảnh nợ nần khi họ không thể kiểm soát về tài chính.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quốc gia Hồi giáo Uzbekistan trở nên độc lập và gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Tình trạng thiếu lương thực vào năm 1992 đã dẫn đến các cuộc náo loạn và bạo động của dân chúng tại thủ đô Tashkent.

ĐÔNG ÂU

Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối thập niên 1980 khiến cho những nước nằm gần biên giới nước Nga thoát ra khỏi sự áp chế của Nga. Tại Tiệp Khắc, các cuộc bầu cử tự do được tiến hành vào năm 1990, lần đầu tiên kể từ năm 1946. Đầu năm 1993, Tiệp Khắc chấm dứt tồn tại và chia thành hai quốc gia là Cộng hòa Séc và Slovakia.

Trong các năm 1991–1992, Nam Tư bị chia thành nhiều quốc gia khi Slovenia, Bosnia-Herzegovina, Macedonia và Croatia đều tuyên bố độc lập. Trong các cuộc nội chiến diễn ra sau đó, hàng nghìn người đã chết hoặc mất nhà cửa và trở thành người tị nạn. Năm 2003, tên gọi Serbia và Montenegro chính thức thay thế Nam Tư trên bản đồ và đến năm 2006 Serbia và Montenegro trở thành hai nước độc lập.

Khi kết thúc Chiến tranh Thế giới I, Bosnia và Herzegovina trở thành một phần của Liên bang Nam Tư. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa lên cao sau cái chết của Tổng thống Tito vào năm 1980. Bosnia- Herzegovina tuyên bố độc lập năm 1992, trái với nguyện vọng của cộng đồng người Serbia và một cuộc nội chiến thảm khốc nổ ra. Hàng nghìn người thiệt mạng, nhiều người khác bị mất nhà cửa và trở thành người tị nạn.

Sau nhiều thập kỷ bị các cường quốc thực dân đô hộ, nhiều quốc gia đã giành được độc lập hoặc bằng con đường chiến tranh, hoặc bằng các giải pháp hòa bình.

Sau Chiến tranh Thế giới II, lãnh đạo tại nhiều quốc gia chịu sự cai trị của các cường quốc thực dân châu Âu nhận thấy sức ép ngày càng tăng từ phía người dân muốn độc lập khỏi các “ông chủ” nước ngoài. Chế độ cai trị thực dân nhanh chóng đi tới hồi cáo chung. Trong thập niên 1950 và 1960, nhiều dân tộc ở châu Phi và Đông Nam Á đã đấu tranh giành độc lập. Các dân tộc này cho rằng họ có quyền làm chủ và quản lý đất nước mình. Nhiều phong trào giành độc lập được dẫn dắt bởi những con người quả cảm và sáng suốt. Những người này thường bị tù đày, nhưng trong một số trường hợp, sau cùng họ đã giành được chính quyền.

Nhiều quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giành độc lập từ các nước thực dân. Các nước thực dân châu Âu không muốn từ bỏ quyền lực của mình và những nhóm vũ trang như Mau Mau ở Kenya đã phát động các chiến dịch khủng bố. Một số nước khác, chẳng hạn như Ai Cập vào những năm 1952-1953, chỉ có được độc lập sau khi quân đội giành quyền kiểm soát đất nước.

Nhiều cuộc nội chiến bùng phát tại châu Phi, trong khi các cường quốc châu Âu rút khỏi châu lục này. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nội chiến là vì ở những vùng đất mà trước kia được phân chia giữa những người thực dân châu Âu, biên giới hiện hữu giữa các bộ lạc ít được chú ý tới. Khi người châu Âu bỏ đi, các bộ lạc mới tranh cãi nhau về quyền sở hữu và quyền kiểm soát đất nước. Khi điều đó xảy ra ở Nigeria, với việc tuyên bố thành lập nhà nước độc lập Biafra năm 1967, hàng triệu người đã chết đói.

Ngày nay, gần như tất cả các nước thuộc địa đều đã độc lập. Một số nước vẫn duy trì quan hệ với nước thực dân trước đây, chẳng hạn các thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh. Những nước khác thành lập liên minh mới, chẳng hạn như Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU). Nhiều nước cựu thuộc địa vẫn chưa độc lập về mặt kinh tế. Thương mại thế giới hiện do châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và các công ty đa quốc gia chi phối. Các nước mới giành được độc lập khó lòng thoát khỏi lâm vào cảnh nợ nần khi họ không thể kiểm soát về tài chính.

Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối thập niên 1980 khiến cho những nước nằm gần biên giới nước Nga thoát ra khỏi sự áp chế của Nga. Tại Tiệp Khắc, các cuộc bầu cử tự do được tiến hành vào năm 1990, lần đầu tiên kể từ năm 1946. Đầu năm 1993, Tiệp Khắc chấm dứt tồn tại và chia thành hai quốc gia là Cộng hòa Séc và Slovakia.

Trong các năm 1991–1992, Nam Tư bị chia thành nhiều quốc gia khi Slovenia, Bosnia-Herzegovina, Macedonia và Croatia đều tuyên bố độc lập. Trong các cuộc nội chiến diễn ra sau đó, hàng nghìn người đã chết hoặc mất nhà cửa và trở thành người tị nạn. Năm 2003, tên gọi Serbia và Montenegro chính thức thay thế Nam Tư trên bản đồ và đến năm 2006 Serbia và Montenegro trở thành hai nước độc lập.

Chọn tập
Bình luận
× sticky