Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chấm Dứt Nội Chiến Mỹ (1865)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHẤM DỨT NỘI CHIẾN MỸ (1865)

Chế độ chiếm hữu nô lệ bị thủ tiêu hoàn toàn vào năm 1865 với điều luật sửa đổi Hiến pháp thứ 13. Nước Mỹ được tái thống nhất, nhưng lại nảy sinh các vấn đề mới.

Thanh kiếm đại diện của tướng Lee không được trao cho tướng Grant tại lễ ra hàng như tục lệ. Thay vào đó, nó vẫn được đeo bên mình ông.

Năm 1864, tướng Grant chiếm được thủ phủ Richmond của miền Nam, bất chấp các chiến thuật khôn khéo của tướng Lee. Tướng Sherman hành quân qua bang Georgia và các bang miền Nam khác, chiếm được Atlanta. Sau chiến thắng này, ông “hành quân ra phía biển”, đi đến đâu là phá hủy các thị trấn và nông trại đến đấy. Do thiếu quân, thiếu tiền, vũ khí và lương thực, tướng Lee đã phải đầu hàng ngày 9-4-1865, chấm dứt cuộc nội chiến. Hơn 600.000 binh sĩ đã thiệt mạng, trong đó nhiều người chết vì bệnh tật, chẳng hạn như thương hàn. Năm ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát tại thủ đô Washington.

Ngày 9-4-1865, tướng Lee đầu hàng tướng Grant tại trụ sở chính quyền ở Appomattox, bang Virginia. Quân đội của ông ít hơn, lại kiệt sức và đói khát.

Cuộc nội chiến Mỹ đã giải quyết được hai vấn đề lớn. Thứ nhất, nó khẳng định Mỹ là một quốc gia thống nhất và không bang nào có quyền ly khai. Thứ hai, nó chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ ở các bang miền Nam. Sau nội chiến, các cuộc tranh cãi nổ ra quanh việc tái thiết miền Nam. Trong số các ý kiến có đề xuất mở trường học và xây dựng đường sắt. Người kế nhiệm Abraham Lincon là Andrew Johnson (1808–1875), người của Đảng Dân chủ, ông muốn người Mỹ da đen được hưởng những điều kiện tốt hơn. Phe Cộng hòa muốn một chính sách hà khắc hơn, và cuối cùng họ đã thắng.

Người dân miền Nam phản đối hầu hết các khía cạnh của công cuộc tái thiết. Nhiều cựu nô lệ từng chiến đấu cho phe miền Bắc đã trở về quê hương với hy vọng được tự do hơn ở miền Nam. Tuy nhiên, tổ chức cực hữu Ku Klux Klan (3K) và các tổ chức phân biệt chủng tộc khác bắt đầu chiến dịch sát hại và khủng bố vào năm 1866 với ý đồ ngăn cản người Mỹ da đen giành quyền công dân. Quân đội miền Bắc rút lui, công cuộc tái thiết chấm dứt và phe Dân chủ tiếp quản miền Nam.

BÀI PHÁT BIỂU Ở GETTYSBURG: Tháng 11 năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1861–1865) được mời phát biểu đôi lời thích hợp cho nghĩa trang quốc gia ở Gettysburg. Bài phát biểu của ông kéo dài khoảng hai phút và đến nay vẫn được coi là một kiệt tác. Abraham Lincoln kết luận, vấn đề trung tâm của cuộc nội chiến là sự trường tồn của một quốc gia luôn hướng tới tự do.

Chế độ chiếm hữu nô lệ bị thủ tiêu hoàn toàn vào năm 1865 với điều luật sửa đổi Hiến pháp thứ 13. Nước Mỹ được tái thống nhất, nhưng lại nảy sinh các vấn đề mới.

Năm 1864, tướng Grant chiếm được thủ phủ Richmond của miền Nam, bất chấp các chiến thuật khôn khéo của tướng Lee. Tướng Sherman hành quân qua bang Georgia và các bang miền Nam khác, chiếm được Atlanta. Sau chiến thắng này, ông “hành quân ra phía biển”, đi đến đâu là phá hủy các thị trấn và nông trại đến đấy. Do thiếu quân, thiếu tiền, vũ khí và lương thực, tướng Lee đã phải đầu hàng ngày 9-4-1865, chấm dứt cuộc nội chiến. Hơn 600.000 binh sĩ đã thiệt mạng, trong đó nhiều người chết vì bệnh tật, chẳng hạn như thương hàn. Năm ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát tại thủ đô Washington.

Cuộc nội chiến Mỹ đã giải quyết được hai vấn đề lớn. Thứ nhất, nó khẳng định Mỹ là một quốc gia thống nhất và không bang nào có quyền ly khai. Thứ hai, nó chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ ở các bang miền Nam. Sau nội chiến, các cuộc tranh cãi nổ ra quanh việc tái thiết miền Nam. Trong số các ý kiến có đề xuất mở trường học và xây dựng đường sắt. Người kế nhiệm Abraham Lincon là Andrew Johnson (1808–1875), người của Đảng Dân chủ, ông muốn người Mỹ da đen được hưởng những điều kiện tốt hơn. Phe Cộng hòa muốn một chính sách hà khắc hơn, và cuối cùng họ đã thắng.

Người dân miền Nam phản đối hầu hết các khía cạnh của công cuộc tái thiết. Nhiều cựu nô lệ từng chiến đấu cho phe miền Bắc đã trở về quê hương với hy vọng được tự do hơn ở miền Nam. Tuy nhiên, tổ chức cực hữu Ku Klux Klan (3K) và các tổ chức phân biệt chủng tộc khác bắt đầu chiến dịch sát hại và khủng bố vào năm 1866 với ý đồ ngăn cản người Mỹ da đen giành quyền công dân. Quân đội miền Bắc rút lui, công cuộc tái thiết chấm dứt và phe Dân chủ tiếp quản miền Nam.

Chọn tập
Bình luận