Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nước Nga Mở Rộng (1613–1725)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

NƯỚC NGA MỞ RỘNG (1613–1725)

Khi Peter Đại đế bắt đầu trị vì, Nga là một nước lạc hậu. Peter bắt đầu quá trình cải cách, đưa Nga thành một trong những siêu cường trên thế giới.

Peter Đại đế (1672–1725) được vẽ ở đây dưới hình hài một con mèo.

Năm 1682, khi mới mười tuổi, Peter (Pyotr) I, còn gọi là Peter Đại đế, đã cùng với người anh cùng cha khác mẹ là Ivan V kế vị ngôi Sa hoàng nước Nga. Sophia Alekseyevna, chị gái cùng cha khác mẹ của họ, làm nhiếp chính cai trị Nga khi hai người còn nhỏ. Ivan là một người kém thông minh, và Peter rất chán nản vì điều đó. Năm 1689, Peter nắm toàn quyền kiểm soát. Vào đầu thời kỳ trị vì của ông, Nga là một nước khá lạc hậu so với các nước Tây Âu. Tham vọng của Peter là đưa Nga trở thành một cường quốc ở châu Âu.

Từ thế kỷ X trở về trước, các nhà quý tộc ở Nga là tầng lớp cai trị theo kiểu cha truyền con nối. Khi từ châu Âu trở về, Peter đã bãi bỏ quyền lực của giới quý tộc. Ông bắt họ cắt bỏ những bộ râu dài, một việc được xem là dấu hiệu chứng tỏ hành động kiên quyết của ông đối với giới quý tộc.
Peter khuyến khích phát triển các nghề tinh xảo. Ông đã trao chiếc cốc nạm đá quý này cho con trai mình là Alexis vào năm 1694. Ông có thể cũng là một người độc ác. Nhiều năm sau đó, ông cho bắt giam Alexis và Alexis đã chết vì bị tra tấn.

NƯỚC NGA NHÌN SANG PHƯƠNG TÂY

Nga là một đất nước rộng lớn và giàu tiềm năng. Các nhà thám hiểm Nga thời kỳ này tiến mạnh về phía Đông, tới tận Siberia. Việc khai phá núi Ural giàu khoáng sản đã mang lại nguồn tài nguyên mới cho Nga. Peter muốn Nga chuyển trọng tâm từ phương Đông sang phương Tây. Điều này liên quan tới việc giảm quyền lực của giới quý tộc Nga (boyar). Kể từ thế kỷ X, giới quý tộc là tầng lớp cai trị Nga theo kiểu cha truyền con nối và họ muốn duy trì truyền thống này cũng như tăng cường thêm lợi ích của họ.

Sa hoàng Peter ý thức được rằng nước Nga vẫn bị cô lập với thế giới chừng nào chưa có một lối thông thương sang phương Tây, hoặc qua biển Baltic do Thụy Điển thống trị, hoặc qua biển Đen do người Ottoman kiểm soát. Nga không có hải cảng trừ cảng Archangelsk ở tít về phía Bắc luôn đóng cứng băng vào những tháng mùa đông.

Để giành được một cảng biển nước ấm, Sa hoàng Peter tiến hành xâm chiếm lãnh thổ vùng duyên hải. Ông chiếm cảng Azov của người Ottoman ở biển Đen (tuy về sau ông lại để mất cảng này). Năm 1700, ông tiến hành chiến tranh với Thụy Điển và đánh bại quân của vua Charles XII ở Poltava (Ukraine). Theo hiệp ước hòa bình được ký sau đó, ông giành được Estonia và Livonia. Điều này mang lại cho ông vị thế cần thiết ở vùng ven biển Baltic.

Khi Peter Đại đế tới Anh, ít ai biết ông là Sa hoàng nước Nga. Ông là người ham học hỏi, đặt câu hỏi với bất kỳ ai ông gặp. Ông thích thực hành nghề mộc và đóng tàu.

PETER VÀ PHƯƠNG TÂY

Sa hoàng Peter tập trung quyền lực về trung ương và bắt Giáo hội Chính thống chịu sự kiểm soát của nhà nước. Ông thay đổi vai trò của giới quý tộc và yêu cầu họ phục vụ ông.

Năm 1697, Sa hoàng Peter bắt đầu chuyến đi 18 tháng sang Tây Âu, đặc biệt tới Hà Lan và Anh để tìm cách học hỏi phương pháp và kỹ năng của người phương Tây. Ông đi khắp nơi, cải trang thành dân thường, tới thăm các nhà máy, bệnh viện, nhà tế bần (dành cho người nghèo) và viện bảo tàng. Để học nghệ thuật đóng tàu, ông làm thợ mộc ở nhiều xưởng sửa chữa và đóng tàu ở châu Âu. Rồi sau đó, ông thuê hàng trăm thợ thủ công và thợ kỹ thuật dạy cho người Nga.

Dưới thời cai trị của Peter Đại đế, nông dân Nga (nông nô) tiếp tục sống trong cảnh nghèo khổ, thường bị chết đói trong mùa đông kéo dài và khắc nghiệt.

Khi về nước, ông thiết lập một dịch vụ dân sự mới tổ chức theo quy tắc của người châu Âu, và buộc các quan trong triều tiếp nhận lối ăn mặc và cách cư xử của phương Tây. Ông cho xây dựng nhà máy, kênh đào, đường sá và thành lập các ngành nghề mới. Ông cải tiến quân đội và xây dựng hải quân, lập St Petersburg làm thủ đô mới.

Tuy là một người đầy nhiệt huyết, nhưng cũng có thể do quá mạnh mẽ và tàn bạo, nên ông không được nhiều người ủng hộ. Khi Sa hoàng Peter mất vào năm 1725, công việc của ông mới chỉ hoàn thành được một nửa, tuy nhiên ông đã khởi động một tiến trình mà sau này sẽ biến Nga thành một trong những siêu cường của thế giới hiện đại.

Peter Đại đế đưa nhiều kiến trúc sư và thợ thủ công châu Âu về nước Nga để tham gia xây dựng thủ đô mới to lớn của ông ở St Petersburg. Thành phố này được xây theo phong cách kiến trúc mới baroque đang thịnh hành khắp châu Âu. Trong hình này, Sa hoàng Peter đang thảo luận kế hoạch xây dựng với một kiến trúc sư vào năm 1703.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Khi Peter Đại đế bắt đầu trị vì, Nga là một nước lạc hậu. Peter bắt đầu quá trình cải cách, đưa Nga thành một trong những siêu cường trên thế giới.

Năm 1682, khi mới mười tuổi, Peter (Pyotr) I, còn gọi là Peter Đại đế, đã cùng với người anh cùng cha khác mẹ là Ivan V kế vị ngôi Sa hoàng nước Nga. Sophia Alekseyevna, chị gái cùng cha khác mẹ của họ, làm nhiếp chính cai trị Nga khi hai người còn nhỏ. Ivan là một người kém thông minh, và Peter rất chán nản vì điều đó. Năm 1689, Peter nắm toàn quyền kiểm soát. Vào đầu thời kỳ trị vì của ông, Nga là một nước khá lạc hậu so với các nước Tây Âu. Tham vọng của Peter là đưa Nga trở thành một cường quốc ở châu Âu.

Nga là một đất nước rộng lớn và giàu tiềm năng. Các nhà thám hiểm Nga thời kỳ này tiến mạnh về phía Đông, tới tận Siberia. Việc khai phá núi Ural giàu khoáng sản đã mang lại nguồn tài nguyên mới cho Nga. Peter muốn Nga chuyển trọng tâm từ phương Đông sang phương Tây. Điều này liên quan tới việc giảm quyền lực của giới quý tộc Nga (boyar). Kể từ thế kỷ X, giới quý tộc là tầng lớp cai trị Nga theo kiểu cha truyền con nối và họ muốn duy trì truyền thống này cũng như tăng cường thêm lợi ích của họ.

Sa hoàng Peter ý thức được rằng nước Nga vẫn bị cô lập với thế giới chừng nào chưa có một lối thông thương sang phương Tây, hoặc qua biển Baltic do Thụy Điển thống trị, hoặc qua biển Đen do người Ottoman kiểm soát. Nga không có hải cảng trừ cảng Archangelsk ở tít về phía Bắc luôn đóng cứng băng vào những tháng mùa đông.

Để giành được một cảng biển nước ấm, Sa hoàng Peter tiến hành xâm chiếm lãnh thổ vùng duyên hải. Ông chiếm cảng Azov của người Ottoman ở biển Đen (tuy về sau ông lại để mất cảng này). Năm 1700, ông tiến hành chiến tranh với Thụy Điển và đánh bại quân của vua Charles XII ở Poltava (Ukraine). Theo hiệp ước hòa bình được ký sau đó, ông giành được Estonia và Livonia. Điều này mang lại cho ông vị thế cần thiết ở vùng ven biển Baltic.

Sa hoàng Peter tập trung quyền lực về trung ương và bắt Giáo hội Chính thống chịu sự kiểm soát của nhà nước. Ông thay đổi vai trò của giới quý tộc và yêu cầu họ phục vụ ông.

Năm 1697, Sa hoàng Peter bắt đầu chuyến đi 18 tháng sang Tây Âu, đặc biệt tới Hà Lan và Anh để tìm cách học hỏi phương pháp và kỹ năng của người phương Tây. Ông đi khắp nơi, cải trang thành dân thường, tới thăm các nhà máy, bệnh viện, nhà tế bần (dành cho người nghèo) và viện bảo tàng. Để học nghệ thuật đóng tàu, ông làm thợ mộc ở nhiều xưởng sửa chữa và đóng tàu ở châu Âu. Rồi sau đó, ông thuê hàng trăm thợ thủ công và thợ kỹ thuật dạy cho người Nga.

Khi về nước, ông thiết lập một dịch vụ dân sự mới tổ chức theo quy tắc của người châu Âu, và buộc các quan trong triều tiếp nhận lối ăn mặc và cách cư xử của phương Tây. Ông cho xây dựng nhà máy, kênh đào, đường sá và thành lập các ngành nghề mới. Ông cải tiến quân đội và xây dựng hải quân, lập St Petersburg làm thủ đô mới.

Tuy là một người đầy nhiệt huyết, nhưng cũng có thể do quá mạnh mẽ và tàn bạo, nên ông không được nhiều người ủng hộ. Khi Sa hoàng Peter mất vào năm 1725, công việc của ông mới chỉ hoàn thành được một nửa, tuy nhiên ông đã khởi động một tiến trình mà sau này sẽ biến Nga thành một trong những siêu cường của thế giới hiện đại.

Chọn tập
Bình luận