Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Hà Lan Độc Lập (1477–1648)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Các tỉnh thuộc Cộng hòa Hà Lan Thống nhất đã trở nên giàu có hơn khi các vùng đầm lầy được tiêu úng và khai thác. Đối với một nước theo Tân giáo có nền thương mại và công nghiệp phát triển như Hà Lan, việc giành lại độc lập từ Tây Ban Nha, một thế lực đế quốc lỗi thời, đã trở thành một điều tất yếu.

HÀ LAN ĐỘC LẬP (1477–1648)

Hà Lan là một xứ sở theo Tân giáo phát triển nhanh với một tương lai đầy hứa hẹn nhưng phải chịu sự cai trị của Tây Ban Nha theo Công giáo. Người Hà Lan muốn tự quyết định công việc của mình.

William xứ Orange (biệt danh “Thầm lặng”) trở thành thống đốc một phần của Hà Lan thuộc Tây Ban Nha năm 1559, nhưng ông quay lại chống hoàng gia Tây Ban Nha và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Hà Lan năm 1567–1572. Ông theo Tân giáo dòng Calvin năm 1573 và bị Tây Ban Nha tuyên bố là người ngoài vòng pháp luật. Ông bị một tín đồ Thiên Chúa giáo cuồng tín là Balthasar Gérards sát hại năm 1584.

Sau khi đế quốc của Charlemagne sụp đổ vào thế kỷ IX, Hà Lan gồm 17 tỉnh (ngày nay là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan) bị chia nhỏ thành tài sản của nhiều dòng họ khác nhau. Vào thế kỷ XIV và XV, hai công tước xứ Burgundy là Philip Táo bạo và John Quả cảm đã giành được vùng Flanders (Bỉ) và Hà Lan. Hai vùng đất này thuộc quyền kiểm soát của Burgundy cho đến khi bị Charles V, người thừa kế các vùng đất Burgundy và là một thành viên của triều đại Habsburg, biến thành lãnh thổ của Tây Ban Nha vào năm 1516. Việc này không được người Hà Lan chấp nhận vì họ hầu hết là tín đồ Tân giáo. Cuộc chiến giành độc lập bắt đầu khi Philip II, con trai của Charles, lên làm vua Tây Ban Nha năm 1556. Ông muốn dập tắt làn sóng phản đối của người Tân giáo và cố nắm toàn quyền kiểm soát. Ông cử công tước xứ Alba tới làm thống đốc Hà Lan và cho phép khủng bố trong trường hợp cần thiết để đàn áp bất kỳ sự chống đối nào. Công tước xứ Alba đã xử tử hai nhà lãnh đạo của phong trào giành độc lập, đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của người Hà Lan do William xứ Orange lãnh đạo. Công tước xứ Alba càng nhẫn tâm thì phong trào phản đối càng dâng cao. Có những vụ hành hình được tiến hành công khai, nhiều đô thị bị cướp phá và dân cư bị tàn sát. Người Hà Lan dùng nhiều chiến thuật du kích, chẳng hạn như làm ngập lụt các vùng đất thấp, để ngăn chặn hoạt động càn quét của người Tây Ban Nha. Năm 1576, quân Tây Ban Nha cướp bóc Antwerp, một trong những thành phố cảng giàu nhất châu Âu và chấm dứt sự thịnh vượng của thành phố này.

Trong cuộc bao vây thành phố Louvain vào năm 1571, những người Hà Lan quả cảm đã tận dụng mọi cách để có thể chiến thắng sức mạnh quân sự vượt trội của người Tây Ban Nha.
Năm 1573 đã diễn ra trận chiến trên biển Zuider Zee, phía Đông Amsterdam, giữa hải quân hùng mạnh của Tây Ban Nha và các thuyền nhỏ của người Hà Lan. Tương tự như số phận của hạm đội Tây Ban Nha, nhiều tàu chiến của Tây Ban Nha trong trận này cũng bị các thuyền nhỏ cơ động hơn nhiều đánh đắm.
Đối với người Hà Lan, vụ người Tây Ban Nha đến cướp phá thành phố Antwerp giàu có năm 1576 là “giọt nước cuối cùng làm tràn ly”. Từ đó, họ quyết tâm thoát khỏi ách cai trị của người Tây Ban Nha.

ĐẤU TRANH VÀ ĐỘC LẬP

Nhiều thương gia và chủ ngân hàng chuyển tới Amsterdam, xây dựng lại nó thành một thành phố đẹp, có hệ thống kênh đào và lực lượng hải quân hùng hậu bảo vệ. Họ phát triển các ngành thương mại, ngân hàng và công nghiệp hiện đại. Amsterdam trở thành một trong những trung tâm chính của Tân giáo ở châu Âu. Tây Ban Nha đưa các tỉnh miền Nam (Bỉ) theo Công giáo trở lại vòng kiểm soát của mình, nhưng năm 1581, bảy tỉnh miền Bắc theo Tân giáo tự tuyên bố độc lập. May cho họ, lúc đó Tây Ban Nha đang bận đánh nhau với Pháp, Anh và người Ottoman nên không thể ngăn cản phong trào giành độc lập của người Hà Lan.

Cuộc đấu tranh giành độc lập này là một cuộc chiến tranh tôn giáo và là trận chiến giữa tầng lớp thị dân Hà Lan hiện đại với tôn ti trật tự hoàng gia truyền thống của Tây Ban Nha. Dưới sự lãnh đạo của William xứ Orange, người Hà Lan tuyên bố thành lập Cộng hòa Hà Lan Thống nhất. Một thỏa ước đình chiến được ký năm 1609, nhưng mãi đến năm 1648, Tây Ban Nha mới chính thức công nhận nền độc lập của Hà Lan.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1477 Hà Lan trở thành lãnh thổ của dòng họ Habsburg

1516 Người Tây Ban Nha kiểm soát Hà Lan

1568 Cuộc khởi nghĩa của người Hà Lan bắt đầu

1576 Vụ cướp phá thành phố Antwerp, một bước ngoặt

1581 Các tỉnh miền Bắc tuyên bố độc lập

1609 Thỏa ước đình chiến, người Hà Lan giành chiến thắng

1648 Nền độc lập của Hà Lan được công nhận hoàn toàn


Hà Lan là một xứ sở theo Tân giáo phát triển nhanh với một tương lai đầy hứa hẹn nhưng phải chịu sự cai trị của Tây Ban Nha theo Công giáo. Người Hà Lan muốn tự quyết định công việc của mình.

Sau khi đế quốc của Charlemagne sụp đổ vào thế kỷ IX, Hà Lan gồm 17 tỉnh (ngày nay là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan) bị chia nhỏ thành tài sản của nhiều dòng họ khác nhau. Vào thế kỷ XIV và XV, hai công tước xứ Burgundy là Philip Táo bạo và John Quả cảm đã giành được vùng Flanders (Bỉ) và Hà Lan. Hai vùng đất này thuộc quyền kiểm soát của Burgundy cho đến khi bị Charles V, người thừa kế các vùng đất Burgundy và là một thành viên của triều đại Habsburg, biến thành lãnh thổ của Tây Ban Nha vào năm 1516. Việc này không được người Hà Lan chấp nhận vì họ hầu hết là tín đồ Tân giáo. Cuộc chiến giành độc lập bắt đầu khi Philip II, con trai của Charles, lên làm vua Tây Ban Nha năm 1556. Ông muốn dập tắt làn sóng phản đối của người Tân giáo và cố nắm toàn quyền kiểm soát. Ông cử công tước xứ Alba tới làm thống đốc Hà Lan và cho phép khủng bố trong trường hợp cần thiết để đàn áp bất kỳ sự chống đối nào. Công tước xứ Alba đã xử tử hai nhà lãnh đạo của phong trào giành độc lập, đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của người Hà Lan do William xứ Orange lãnh đạo. Công tước xứ Alba càng nhẫn tâm thì phong trào phản đối càng dâng cao. Có những vụ hành hình được tiến hành công khai, nhiều đô thị bị cướp phá và dân cư bị tàn sát. Người Hà Lan dùng nhiều chiến thuật du kích, chẳng hạn như làm ngập lụt các vùng đất thấp, để ngăn chặn hoạt động càn quét của người Tây Ban Nha. Năm 1576, quân Tây Ban Nha cướp bóc Antwerp, một trong những thành phố cảng giàu nhất châu Âu và chấm dứt sự thịnh vượng của thành phố này.

Nhiều thương gia và chủ ngân hàng chuyển tới Amsterdam, xây dựng lại nó thành một thành phố đẹp, có hệ thống kênh đào và lực lượng hải quân hùng hậu bảo vệ. Họ phát triển các ngành thương mại, ngân hàng và công nghiệp hiện đại. Amsterdam trở thành một trong những trung tâm chính của Tân giáo ở châu Âu. Tây Ban Nha đưa các tỉnh miền Nam (Bỉ) theo Công giáo trở lại vòng kiểm soát của mình, nhưng năm 1581, bảy tỉnh miền Bắc theo Tân giáo tự tuyên bố độc lập. May cho họ, lúc đó Tây Ban Nha đang bận đánh nhau với Pháp, Anh và người Ottoman nên không thể ngăn cản phong trào giành độc lập của người Hà Lan.

Cuộc đấu tranh giành độc lập này là một cuộc chiến tranh tôn giáo và là trận chiến giữa tầng lớp thị dân Hà Lan hiện đại với tôn ti trật tự hoàng gia truyền thống của Tây Ban Nha. Dưới sự lãnh đạo của William xứ Orange, người Hà Lan tuyên bố thành lập Cộng hòa Hà Lan Thống nhất. Một thỏa ước đình chiến được ký năm 1609, nhưng mãi đến năm 1648, Tây Ban Nha mới chính thức công nhận nền độc lập của Hà Lan.

1477 Hà Lan trở thành lãnh thổ của dòng họ Habsburg

1516 Người Tây Ban Nha kiểm soát Hà Lan

1568 Cuộc khởi nghĩa của người Hà Lan bắt đầu

1576 Vụ cướp phá thành phố Antwerp, một bước ngoặt

1581 Các tỉnh miền Bắc tuyên bố độc lập

1609 Thỏa ước đình chiến, người Hà Lan giành chiến thắng

1648 Nền độc lập của Hà Lan được công nhận hoàn toàn

Chọn tập
Bình luận