Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Khoa Học Và Kỹ Thuật (1461–1600)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT (1461–1600)

Trái ngược với phần còn lại của thế giới, một tinh thần khám phá mới đã thức dậy ở châu Âu. Điều này dẫn đến sự khai sinh một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.

Các cuộc hành trình dài ngày trên biển cần tới dụng cụ xác định vị trí và hướng đi. Đĩa trắc cao thiên văn là phát minh của người Arập, được sử dụng cùng với thước đo độ cao (thiên văn) để xác định vĩ độ của con tàu. La bàn được người Trung Quốc sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XII để giữ thuyền đi đúng hướng.

nhiều nơi trên thế giới, việc nghiên cứu cũng như phát triển các ý tưởng và kỹ thuật mới đều chậm lại. Trung Quốc thời nhà Minh trở nên cô lập và sa sút; còn Ấn Độ, Ba Tư và đế quốc Ottoman không còn sức sáng tạo như trước nữa. Tuy nhiên, khi các nhà thám hiểm châu Âu tới các vùng bờ biển châu Á, người châu Á đã quan tâm tới các ý tưởng và phát minh mới mà người châu Âu đưa đến, chẳng hạn như súng ống, kiến thức thiên văn, đồng hồ, các công cụ mới và phương pháp đóng thuyền. Người Triều Tiên sáng chế ra những con tàu bọc sắt dựa trên ý tưởng của một du khách Hà Lan. Trong khi đó, các nền văn hóa của người bản xứ châu Mỹ có xu hướng phát huy và cải tiến các kỹ thuật của tổ tiên họ, trước khi những người định cư châu Âu đặt chân tới và phá hủy chúng. Cả người Aztec và người Inca đều khai thác triệt để những thành tựu tiến bộ này khi xây dựng các thành phố lớn của mình.

Đến thế kỷ XVI, cối xay gió trở nên tiên tiến hơn, được dùng để xay ngô và bơm nước. Người Hà Lan dùng cối xay gió để tiêu nước và khai khẩn các vùng đầm lầy.
Leonardo da Vinci vừa là nghệ sĩ vừa là nhà phát minh thiên tài người Italia. Trong số nhiều thiết kế của ông, có những bức phác thảo như thế này về cách chế tạo máy bay. Mặc dù những phác thảo này không được ứng dụng vào thực tiễn và mãi đến năm 1902 con người mới có thể bay, nhưng công trình của ông đã định hướng cho tương lai.
Tycho Brahe (1546–1601) người Đan Mạch đã vẽ một cách tỉ mỉ các thiên thể để nghiên cứu. Vua Đan Mạch cho xây hẳn một đài quan sát thiên văn dành riêng cho Tycho trên đảo Hveen, trong đó có đầy đủ dụng cụ, sách vở, phòng thí nghiệm và phòng ở. Thời bấy giờ kính thiên văn chưa được phát minh, nhưng Brahe đã xác định được vị trí của 777 ngôi sao bằng mắt thường.

CUỘC CÁCH MẠNG Ở CHÂU ÂU

Tinh thần say mê học hỏi hồi phục ở châu Âu vào thế kỷ XV và XVI đã khiến mọi người bắt đầu quan sát thế giới xung quanh. Họ khám phá và thí nghiệm để tìm hiểu thực chất của sự vật, chứ không chỉ biết chấp nhận những điều Giáo hội rao giảng. Đôi khi, những phát hiện của họ dẫn tới xung đột với Giáo hội, như trường hợp của Galileo vào năm 1615, sau khi ông phát minh ra nhiệt kế, kính thiên văn và phát triển các tư tưởng về trọng lực, toán học và thiên văn học. Nhiều tư tưởng và phát minh xuất sắc ra đời vào thời kỳ này. Chiếc đồng hồ đầu tiên được phát minh năm 1504, và kính hiển vi đầu tiên phát minh năm 1590. Người ta nghiên cứu giải phẫu cơ thể người, và vào năm 1543, Andreas Vesalius đã công bố một số mô tả chính xác đầu tiên về lĩnh vực này.

Mặc dù tốc độ phát triển đã giảm đáng kể, nhưng người Trung Quốc vẫn sản xuất được đồ sứ tinh xảo. Chiếc bát sứ từ thời nhà Minh này có hình các bé trai đang chơi đùa, được làm vào cuối thế kỷ XV.

Những tư tưởng truyền thống của thời Trung đại về thuật giả kim, chiêm tinh, hình học và dược thảo cũng phát triển mạnh, dẫn đầu là các nhà tư tưởng như Paracelsus, Kepler và Nostradamus. Các hội khoa học và thám hiểm được thành lập. Một số nhà phát minh như Leonardo da Vinci thậm chí đã nghĩ tới việc chế tạo máy bay, trực thăng và tàu ngầm. Sự nở rộ của các thiên tài ở châu Âu đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Cuộc cách mạng này đã đặt nền tảng cho thế giới hiện đại ngày nay.

Vào thời Phục hưng, các học giả nghiên cứu một cách nghiêm túc lý thuyết toán học. Việc này rất cần cho các thí nghiệm khoa học của họ.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1492 Martin Behaim chế tạo quả địa cầu đầu tiên

1504 Peter Heinlein phát minh ra đồng hồ

1512 Nicolaus Copernicus đưa ra giả thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời

1518 Trường Đại học Vật lý Hoàng gia được thành lập ở London

1528 Sách dạy về giải phẫu đầu tiên được công bố

1540 Michael Servetus phát hiện ra sự tuần hoàn của máu

1546 Nhà vẽ bản đồ Mercator xác định các cực từ của Trái đất

1600 Gilbert viết về hiện tượng từ và điện

Trái ngược với phần còn lại của thế giới, một tinh thần khám phá mới đã thức dậy ở châu Âu. Điều này dẫn đến sự khai sinh một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.

nhiều nơi trên thế giới, việc nghiên cứu cũng như phát triển các ý tưởng và kỹ thuật mới đều chậm lại. Trung Quốc thời nhà Minh trở nên cô lập và sa sút; còn Ấn Độ, Ba Tư và đế quốc Ottoman không còn sức sáng tạo như trước nữa. Tuy nhiên, khi các nhà thám hiểm châu Âu tới các vùng bờ biển châu Á, người châu Á đã quan tâm tới các ý tưởng và phát minh mới mà người châu Âu đưa đến, chẳng hạn như súng ống, kiến thức thiên văn, đồng hồ, các công cụ mới và phương pháp đóng thuyền. Người Triều Tiên sáng chế ra những con tàu bọc sắt dựa trên ý tưởng của một du khách Hà Lan. Trong khi đó, các nền văn hóa của người bản xứ châu Mỹ có xu hướng phát huy và cải tiến các kỹ thuật của tổ tiên họ, trước khi những người định cư châu Âu đặt chân tới và phá hủy chúng. Cả người Aztec và người Inca đều khai thác triệt để những thành tựu tiến bộ này khi xây dựng các thành phố lớn của mình.

Tinh thần say mê học hỏi hồi phục ở châu Âu vào thế kỷ XV và XVI đã khiến mọi người bắt đầu quan sát thế giới xung quanh. Họ khám phá và thí nghiệm để tìm hiểu thực chất của sự vật, chứ không chỉ biết chấp nhận những điều Giáo hội rao giảng. Đôi khi, những phát hiện của họ dẫn tới xung đột với Giáo hội, như trường hợp của Galileo vào năm 1615, sau khi ông phát minh ra nhiệt kế, kính thiên văn và phát triển các tư tưởng về trọng lực, toán học và thiên văn học. Nhiều tư tưởng và phát minh xuất sắc ra đời vào thời kỳ này. Chiếc đồng hồ đầu tiên được phát minh năm 1504, và kính hiển vi đầu tiên phát minh năm 1590. Người ta nghiên cứu giải phẫu cơ thể người, và vào năm 1543, Andreas Vesalius đã công bố một số mô tả chính xác đầu tiên về lĩnh vực này.

Những tư tưởng truyền thống của thời Trung đại về thuật giả kim, chiêm tinh, hình học và dược thảo cũng phát triển mạnh, dẫn đầu là các nhà tư tưởng như Paracelsus, Kepler và Nostradamus. Các hội khoa học và thám hiểm được thành lập. Một số nhà phát minh như Leonardo da Vinci thậm chí đã nghĩ tới việc chế tạo máy bay, trực thăng và tàu ngầm. Sự nở rộ của các thiên tài ở châu Âu đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Cuộc cách mạng này đã đặt nền tảng cho thế giới hiện đại ngày nay.

1492 Martin Behaim chế tạo quả địa cầu đầu tiên

1504 Peter Heinlein phát minh ra đồng hồ

1512 Nicolaus Copernicus đưa ra giả thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời

1518 Trường Đại học Vật lý Hoàng gia được thành lập ở London

1528 Sách dạy về giải phẫu đầu tiên được công bố

1540 Michael Servetus phát hiện ra sự tuần hoàn của máu

1546 Nhà vẽ bản đồ Mercator xác định các cực từ của Trái đất

1600 Gilbert viết về hiện tượng từ và điện

Chọn tập
Bình luận
× sticky