Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Ở Châu Á (Từ 1950 Đến Nay)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHIẾN TRANH Ở CHÂU Á (từ 1950 đến nay)

Thất bại của Nhật Bản cùng sự sụp đổ của chế độ cai trị thực dân đã dẫn đến các cuộc giao tranh giữa nhiều lực lượng chính trị đối địch nhau ở khắp châu Á. Các cường quốc cũng chia phe và can thiệp vào đây.

Đây là các binh sĩ Australia thuộc lực lượng LHQ, Đến cuối năm 1950, lực lượng LHQ đã đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên tới tận biên giới giáp với Trung Quốc.

Năm 1950, nhiều nước ở phương Đông vẫn chưa hồi phục sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới II. Người dân ở những nơi này cần có hòa bình và ổn định, nhưng nhiều nước vẫn xảy ra chiến tranh. Các cuộc chiến tranh này càng gây thêm thiệt hại cho người dân, phá hủy các thành phố và làm kiệt quệ đất đai. Các nước phương Đông không còn muốn là thuộc địa của các cường quốc châu Âu. Trong khi đó, các ông chủ thực dân châu Âu (Pháp, Anh và Hà Lan) vẫn muốn nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ nhiều tiềm năng này.

Năm 1945, Pháp lại khôi phục chế độ cai trị thực dân tại Việt Nam. Lính Lê-dương của Pháp được điều tới miền Bắc Việt Nam vào năm 1953 với mục đích đàn áp cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Chiến sự nổ ra tại Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia, cũng như Indonesia, Malaysia, Miến Điện và Philippines. Các cuộc chiến này trở nên phức tạp vì bất đồng trong quan điểm chính trị giữa các nhóm đối kháng cùng muốn giành độc lập. Tình hình càng nguy hiểm hơn khi các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ đứng về các phe khác nhau, đổ tiền của, vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật cho phe mà mình ủng hộ.

Sau khi Nhật Bản thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, và sự cai trị thực dân của các nước châu Âu sụp đổ, ở nhiều nơi tại châu Á đã diễn ra giao tranh giữa các phe nhóm chính trị kình địch trong những năm 1946–1988.

CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu khi Bắc Triều Tiên (cộng sản) tấn công Nam Triều Tiên vào tháng 6-1950. Liên Hợp Quốc (LHQ) nhanh chóng ủy quyền cho các thành viên của tổ chức hỗ trợ Nam Triều Tiên. Mỹ và 16 quốc gia khác phái quân tới giúp Nam Triều Tiên. Trong vòng hai tháng, quân Bắc Triều Tiên chiếm gần hết Nam Triều Tiên. Tháng 9-1950, quân đội của LHQ mở một cuộc tấn công hùng hậu cả trên bộ, trên biển và trên không vào Inchon, gần Seoul. Quân LHQ chiếm lại hầu hết lãnh thổ Nam Triều Tiên và tiến lên miền Bắc. Đến tháng 11, quân LHQ tiến đến biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Lúc này, quân đội Trung Quốc nhảy vào tham chiến, buộc quân LHQ phải thoái lui về phía nam. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào tháng 7-1953, chấm dứt chiến tranh.

Trong khoảng thời gian 1948–1960, quân Anh được điều tới Mã Lai để chống lại cuộc tấn công của những người du kích cộng sản. Đây là cảnh các binh sĩ tạm nghỉ trong chuyến tuần tra rừng rậm.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1964–1975), nhiều vùng của Việt Nam bị tàn phá. Hàng triệu người thiệt mạng, bị mất nhà cửa và phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Cuối cùng, hòa bình được lập lại vào năm 1975, khi đất nước Việt Nam được thống nhất.
Hồ Chí Minh (1890–1969) là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là một nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chính quyền miền Nam Việt Nam được Mỹ hậu thuẫn.

CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM

Sau khi quân viễn chinh Pháp thất bại trước những người cộng sản Việt Nam vào năm 1954, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc. Các cuộc bầu cử đã lên kế hoạch nhưng không được tiến hành, và những người cộng sản ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu chi viện cho những người cộng sản ở miền Nam, để giúp lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Sau khi trở thành tổng thống Mỹ năm 1969, Richard Nixon (1913–1994) bắt đầu rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Năm 1973, hiệp định hòa bình được ký kết và quân Mỹ rút hết khỏi Việt Nam.

Năm 1965, Mỹ đưa những toán quân đầu tiên tới giúp đỡ miền Nam, và đến năm 1969, đã có hơn nửa triệu quân Mỹ tại Việt Nam. Sau khi trở thành tổng thống Mỹ năm 1969, Richard Nixon bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào năm 1973, và toàn bộ số quân còn lại của Mỹ đã trở về nhà. Trong cuộc chiến này, hơn 57.000 lính Mỹ đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Tại Campuchia, Pol Pot (1926–1998) là thủ lĩnh của quân du kích Khmer Đỏ. Đội quân này đã tham dự vào cuộc nội chiến kéo dài, bắt đầu từ năm 1963, và cuối cùng lên nắm quyền vào năm 1975. Trong ba năm sau đó, ước tính tại Campuchia đã có từ hai đến bốn triệu người bị xử tử hoặc chết vì đói và bệnh tật.

NỘI CHIẾN TẠI CAMPUCHIA

Tại Campuchia, quân du kích Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu đã đấu tranh để lật đổ chính phủ Lon Nol. Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia năm 1975, và Pol Pot trở thành thủ tướng. Chế độ khủng bố của ông ta chấm dứt vào năm 1978 khi bị quân đội Việt Nam lật đổ.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1950 Quân Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên

1953 Ngừng bắn tại Triều Tiên

1954 Lực lượng Việt Minh đánh bại người Pháp và Việt Nam bị chia cắt

1963 Chiến tranh du kích bắt đầu tại Campuchia

1965 Toán quân đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào Việt Nam

1969 Richard Nixon trở thành tổng thống Mỹ

1973 Quân Mỹ rút hết khỏi Việt Nam

1975 Pol Pot nắm quyền tại Campuchia

1979 Pol Pot bị quân đội Việt Nam lật đổ

1993 Cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Campuchia sau hơn 20 năm

Thất bại của Nhật Bản cùng sự sụp đổ của chế độ cai trị thực dân đã dẫn đến các cuộc giao tranh giữa nhiều lực lượng chính trị đối địch nhau ở khắp châu Á. Các cường quốc cũng chia phe và can thiệp vào đây.

Năm 1950, nhiều nước ở phương Đông vẫn chưa hồi phục sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới II. Người dân ở những nơi này cần có hòa bình và ổn định, nhưng nhiều nước vẫn xảy ra chiến tranh. Các cuộc chiến tranh này càng gây thêm thiệt hại cho người dân, phá hủy các thành phố và làm kiệt quệ đất đai. Các nước phương Đông không còn muốn là thuộc địa của các cường quốc châu Âu. Trong khi đó, các ông chủ thực dân châu Âu (Pháp, Anh và Hà Lan) vẫn muốn nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ nhiều tiềm năng này.

Chiến sự nổ ra tại Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia, cũng như Indonesia, Malaysia, Miến Điện và Philippines. Các cuộc chiến này trở nên phức tạp vì bất đồng trong quan điểm chính trị giữa các nhóm đối kháng cùng muốn giành độc lập. Tình hình càng nguy hiểm hơn khi các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ đứng về các phe khác nhau, đổ tiền của, vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật cho phe mà mình ủng hộ.

Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu khi Bắc Triều Tiên (cộng sản) tấn công Nam Triều Tiên vào tháng 6-1950. Liên Hợp Quốc (LHQ) nhanh chóng ủy quyền cho các thành viên của tổ chức hỗ trợ Nam Triều Tiên. Mỹ và 16 quốc gia khác phái quân tới giúp Nam Triều Tiên. Trong vòng hai tháng, quân Bắc Triều Tiên chiếm gần hết Nam Triều Tiên. Tháng 9-1950, quân đội của LHQ mở một cuộc tấn công hùng hậu cả trên bộ, trên biển và trên không vào Inchon, gần Seoul. Quân LHQ chiếm lại hầu hết lãnh thổ Nam Triều Tiên và tiến lên miền Bắc. Đến tháng 11, quân LHQ tiến đến biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Lúc này, quân đội Trung Quốc nhảy vào tham chiến, buộc quân LHQ phải thoái lui về phía nam. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào tháng 7-1953, chấm dứt chiến tranh.

Sau khi quân viễn chinh Pháp thất bại trước những người cộng sản Việt Nam vào năm 1954, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc. Các cuộc bầu cử đã lên kế hoạch nhưng không được tiến hành, và những người cộng sản ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu chi viện cho những người cộng sản ở miền Nam, để giúp lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Năm 1965, Mỹ đưa những toán quân đầu tiên tới giúp đỡ miền Nam, và đến năm 1969, đã có hơn nửa triệu quân Mỹ tại Việt Nam. Sau khi trở thành tổng thống Mỹ năm 1969, Richard Nixon bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào năm 1973, và toàn bộ số quân còn lại của Mỹ đã trở về nhà. Trong cuộc chiến này, hơn 57.000 lính Mỹ đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Tại Campuchia, quân du kích Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu đã đấu tranh để lật đổ chính phủ Lon Nol. Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia năm 1975, và Pol Pot trở thành thủ tướng. Chế độ khủng bố của ông ta chấm dứt vào năm 1978 khi bị quân đội Việt Nam lật đổ.

1950 Quân Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên

1953 Ngừng bắn tại Triều Tiên

1954 Lực lượng Việt Minh đánh bại người Pháp và Việt Nam bị chia cắt

1963 Chiến tranh du kích bắt đầu tại Campuchia

1965 Toán quân đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào Việt Nam

1969 Richard Nixon trở thành tổng thống Mỹ

1973 Quân Mỹ rút hết khỏi Việt Nam

1975 Pol Pot nắm quyền tại Campuchia

1979 Pol Pot bị quân đội Việt Nam lật đổ

1993 Cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Campuchia sau hơn 20 năm

Chọn tập
Bình luận