Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Những Thay Đổi Ở Ấn Độ (1707–1835)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Chiến tranh giữa Anh và Pháp ở châu Âu lan ra cả châu lục khác. Một số trận đánh lớn giữa quân Anh, Pháp và quân Ấn Độ đã diễn ra tại Ấn Độ trong thời gian từ năm 1756 đến năm 1763.

NHỮNG THAY ĐỔI Ở ẤN ĐỘ (1707–1835)

Vào thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị tàn phá khốc liệt bởi chiến tranh và sự can thiệp của nước ngoài. Đế quốc Moghul tàn lụi và Ấn Độ bắt đầu chịu sự cai trị của người Anh.

Robert Clive (1725–1774) là một binh sĩ và là người quản lý cho Công ty Đông Ấn của người Anh vào thập kỷ 1750 và 1760. Bằng chiến thắng trong các trận đánh chủ chốt với người Pháp và Ấn Độ, bằng biện pháp ngoại giao và mua chuộc, ông đã củng cố sự cai trị của người Anh tại Ấn Độ.

Năm 1707, Hoàng đế Moghul là Aurangzeb qua đời. Trong thời gian trị vì lâu dài của mình, ông đã mất nhiều năm vào việc cố gắng duy trì quyền lực và giữ cho đế quốc được nguyên vẹn. Lòng khoan dung tôn giáo từng được tiên đế Akbar khuyến khích một thời nay không còn nữa. Sau khi Hoàng đế Aurangzeb mất, Ấn Độ bước vào một thế kỷ chiến tranh do các phe nhóm khác nhau tranh giành quyền kiểm soát. Các nhà cai trị địa phương từng được các hoàng đế Moghul ủy nhiệm bảo vệ các bang xa xôi đã tự gây dựng vương quốc cho riêng mình như ở Oudh, Hyderabad và Bengal. Ở miền Tây Ấn Độ và Punjab nổ ra những cuộc nổi loạn do các bang của người Maratha theo đạo Hindu và các vương công theo đạo Sikh tổ chức.

Là tổng đốc Công ty Đông Ấn của Pháp, Joseph-François Marquis de Dupleix (1697–1763) đã gây dựng một đội quân Sepoy (người bản xứ Ấn Độ) và xung đột với quyền lợi của người Anh ở miền Nam Ấn Độ. Việc Robert Clive được cử làm chỉ huy của quân Anh cuối cùng đã khiến các kế hoạch của người Pháp thất bại.

Những năm 1740–1760, người Maratha theo đạo Hindu đã xâm chiếm miền Trung Ấn Độ, giành hầu hết đất đai của người Moghul. Nhưng nỗ lực chiếm cả đế quốc Moghul của họ bị thất bại vào năm 1761, do có người Afganistan xâm lược.

Năm 1739, người Ba Tư dưới sự lãnh đạo của Nadir Shah tấn công miền Bắc và cướp phá Delhi, thủ đô của đế quốc Moghul, giết hại 30.000 cư dân. Đến năm 1762, người theo đạo Sikh ở vùng Punjab gần như trở nên độc lập. Người Nizam ở Hyderabad chiếm nhiều vùng đất ở miền Trung và miền Nam. Ấn Độ rơi vào tình trạng cực kỳ hỗn loạn.

Năm 1757, Robert Clive gặp Mir Jafar, một viên tướng Moghul, đề nghị chu cấp tiền và bảo đảm các lợi ích khác nếu ông ta đứng về phía người Anh. Sự ủng hộ của Mir Jafar đã giúp người Anh giành được quyền lực tại Ấn Độ.

NGƯỜI ANH TIẾP QUẢN

Đế quốc Moghul yếu ớt cũng bị những người châu Âu đầy tham vọng đe dọa. Các công ty Đông Ấn của Anh và Pháp chiếm các vùng đất rộng lớn ở Ấn Độ, với trung tâm là các trạm thông thương mang lại nhiều lợi nhuận. Kết hợp các biện pháp ngoại giao, mua chuộc và đe dọa, họ liên minh với các thủ lĩnh Ấn Độ đang bất mãn. Thủ lĩnh (nawab) Hyderabad đã trao đất của đế quốc Moghul ở miền Nam Ấn Độ cho người Pháp để đổi lấy sự hỗ trợ về quân sự. Người Anh liên minh với người Maratha và Mysore. Tướng Anh Robert Clive đánh bại quân Pháp năm 1752. Tiếp đó, năm 1756, thủ lĩnh vùng Bengal đã chiếm căn cứ của Anh ở Calcutta. Nhưng vào năm sau đó, chiến thắng của quân Anh ở Plassey đã giúp họ chiếm Bengal. Đến năm 1761, người Anh chiếm căn cứ của người Pháp ở Pondicherry, chấm dứt ảnh hưởng của người Pháp ở Ấn Độ.

Trong 100 năm sau đó, Công ty Đông Ấn của Anh đã giành được các vùng lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, hoặc buộc các bang độc lập phục tùng họ. Chỉ vào năm 1858, chính phủ Anh mới tiếp quản hoạt động cai trị của Công ty Đông Ấn Anh. Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng của Ấn Độ.

Chạm ngà là hình thức nghệ thuật rất lâu đời của Ấn Độ. Chiếc lược ngà từ thế kỷ XVIII này được làm ở Mysore, mô tả nữ thần Lakshmi – vị thần may mắn và thịnh vượng.

SỰ SỤP ĐỔ CỦA ẤN ĐỘ

Từ năm 1707 đến năm 1858, Ấn Độ trải qua một thời kỳ chiến tranh và biến động, tiếp đó là sự chiếm đóng dần dần của người Anh. Đầu thế kỷ XIX, người Anh đánh thắng người Maratha và xâm chiếm miền Trung Ấn Độ, Sind và Punjab (Pakistan ngày nay). Từ năm 1813, các nhà truyền giáo Ki-tô đã được phép vào Ấn Độ, đường sá được xây dựng và hình thành một tầng lớp mới người Ấn Độ hưởng nền giáo dục Anh để giúp người Anh điều hành đất nước rộng lớn. Có nhiều bang nhỏ vẫn độc lập, nhưng các bang này chỉ tồn tại nếu chịu phục tùng người Anh. Ấn Độ là một đất nước không thống nhất nhưng nằm dưới sự kiểm soát của người Anh.

Khi giành được quyền kiểm soát Ấn Độ, người Anh liền cấm những gì mà họ cho là hủ tục của người Ấn Độ. Một trong những hủ tục đó là tục thuggee, theo đó các thành viên của một giáo phái Hindu tấn công lữ khách và bóp cổ họ đến chết để làm vật tế nữ thần chết chóc và tàn phá Kali.

Vào thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị tàn phá khốc liệt bởi chiến tranh và sự can thiệp của nước ngoài. Đế quốc Moghul tàn lụi và Ấn Độ bắt đầu chịu sự cai trị của người Anh.

Năm 1707, Hoàng đế Moghul là Aurangzeb qua đời. Trong thời gian trị vì lâu dài của mình, ông đã mất nhiều năm vào việc cố gắng duy trì quyền lực và giữ cho đế quốc được nguyên vẹn. Lòng khoan dung tôn giáo từng được tiên đế Akbar khuyến khích một thời nay không còn nữa. Sau khi Hoàng đế Aurangzeb mất, Ấn Độ bước vào một thế kỷ chiến tranh do các phe nhóm khác nhau tranh giành quyền kiểm soát. Các nhà cai trị địa phương từng được các hoàng đế Moghul ủy nhiệm bảo vệ các bang xa xôi đã tự gây dựng vương quốc cho riêng mình như ở Oudh, Hyderabad và Bengal. Ở miền Tây Ấn Độ và Punjab nổ ra những cuộc nổi loạn do các bang của người Maratha theo đạo Hindu và các vương công theo đạo Sikh tổ chức.

Những năm 1740–1760, người Maratha theo đạo Hindu đã xâm chiếm miền Trung Ấn Độ, giành hầu hết đất đai của người Moghul. Nhưng nỗ lực chiếm cả đế quốc Moghul của họ bị thất bại vào năm 1761, do có người Afganistan xâm lược.

Năm 1739, người Ba Tư dưới sự lãnh đạo của Nadir Shah tấn công miền Bắc và cướp phá Delhi, thủ đô của đế quốc Moghul, giết hại 30.000 cư dân. Đến năm 1762, người theo đạo Sikh ở vùng Punjab gần như trở nên độc lập. Người Nizam ở Hyderabad chiếm nhiều vùng đất ở miền Trung và miền Nam. Ấn Độ rơi vào tình trạng cực kỳ hỗn loạn.

Đế quốc Moghul yếu ớt cũng bị những người châu Âu đầy tham vọng đe dọa. Các công ty Đông Ấn của Anh và Pháp chiếm các vùng đất rộng lớn ở Ấn Độ, với trung tâm là các trạm thông thương mang lại nhiều lợi nhuận. Kết hợp các biện pháp ngoại giao, mua chuộc và đe dọa, họ liên minh với các thủ lĩnh Ấn Độ đang bất mãn. Thủ lĩnh (nawab) Hyderabad đã trao đất của đế quốc Moghul ở miền Nam Ấn Độ cho người Pháp để đổi lấy sự hỗ trợ về quân sự. Người Anh liên minh với người Maratha và Mysore. Tướng Anh Robert Clive đánh bại quân Pháp năm 1752. Tiếp đó, năm 1756, thủ lĩnh vùng Bengal đã chiếm căn cứ của Anh ở Calcutta. Nhưng vào năm sau đó, chiến thắng của quân Anh ở Plassey đã giúp họ chiếm Bengal. Đến năm 1761, người Anh chiếm căn cứ của người Pháp ở Pondicherry, chấm dứt ảnh hưởng của người Pháp ở Ấn Độ.

Trong 100 năm sau đó, Công ty Đông Ấn của Anh đã giành được các vùng lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, hoặc buộc các bang độc lập phục tùng họ. Chỉ vào năm 1858, chính phủ Anh mới tiếp quản hoạt động cai trị của Công ty Đông Ấn Anh. Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng của Ấn Độ.

Từ năm 1707 đến năm 1858, Ấn Độ trải qua một thời kỳ chiến tranh và biến động, tiếp đó là sự chiếm đóng dần dần của người Anh. Đầu thế kỷ XIX, người Anh đánh thắng người Maratha và xâm chiếm miền Trung Ấn Độ, Sind và Punjab (Pakistan ngày nay). Từ năm 1813, các nhà truyền giáo Ki-tô đã được phép vào Ấn Độ, đường sá được xây dựng và hình thành một tầng lớp mới người Ấn Độ hưởng nền giáo dục Anh để giúp người Anh điều hành đất nước rộng lớn. Có nhiều bang nhỏ vẫn độc lập, nhưng các bang này chỉ tồn tại nếu chịu phục tùng người Anh. Ấn Độ là một đất nước không thống nhất nhưng nằm dưới sự kiểm soát của người Anh.

Chọn tập
Bình luận
× sticky