Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Hiện Đại Hóa Nước Nga (1730–1796)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

HIỆN ĐẠI HÓA NƯỚC NGA (1730–1796)

Các Sa hoàng lên kế vị Peter Đại đế tiếp tục chiến lược “phương Tây hóa” và bành trướng lãnh thổ của ông, biến Nga thành một cường quốc lớn ở châu Âu.

Peter III làm Sa hoàng Nga được nửa năm. Là cháu ngoại của Peter Đại đế, nhưng ông không có tính cách phù hợp để làm Sa hoàng nên không được mọi người ưa thích. Nữ hoàng Elizaveta đã ép ông cưới Catherine.

Khi Peter Đại Đế mất năm 1725, vợ ông trở thành Nữ hoàng Catherine (tức Ekaterina) I. Nhưng chỉ hai năm sau, bà mất. Anna Ivanovna cai trị Nga trong mười năm từ năm 1730, tiếp tục chính sách thân phương Tây của Peter Đại đế và nghênh tiếp nhiều người nước ngoài trong triều. Nhưng người dân Nga lại khốn khổ vì bạn bè của nữ hoàng ở St Petersburg quan tâm đến âm nhạc, thơ ca và các cuộc chiến tranh chống người Ottoman hoặc chiến tranh ở châu Âu nhiều hơn là đến nông dân và lợi ích của họ.

Từ năm 1741, con gái của Peter Đại đế là Elizaveta (Elizabeth, 1707–1762), đã đưa nước Nga ngả sang phương Tây và công nghiệp hóa nhiều hơn nữa, và bà tuyên chiến với Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. Nữ hoàng Elizaveta buộc Peter – người kế vị ngai vàng Nga – cưới vợ vào năm 1745. Vợ ông là Catherine, sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng là dòng dõi quý tộc Phổ và, cũng như nhiều phụ nữ thời đó, bà phải chấp nhận người được chọn làm chồng mình. Khi Elizaveta mất năm 1762, Peter III cai trị nước Nga trong một thời gian ngắn.

Trong thời kỳ này, mùa đông thường là thời điểm thuận lợi cho việc đi lại ở Nga vì tuyết giúp đi nhanh hơn. Catherine Vĩ đại di chuyển bằng một xe trượt tuyết mui kín do ngựa kéo.

CATHERINE VĨ ĐẠI

Peter III là người nhu nhược và bị Catherine coi thường. Sáu tháng sau khi đăng quang, ông bị giết trong một vụ cãi cọ. Catherine tự xưng là nữ hoàng và cai trị nước Nga. Mặc dù là người thông minh và có văn hóa, nhưng bà áp đặt sự tàn nhẫn của mình vào đời sống xã hội.

Để cung ứng cho các cuộc chiến tranh của Catherine và sự hoang phí của triều đình, người Nga phải đóng thuế nặng nề và đông đảo trai tráng phải ra trận, nước Nga trở nên khánh kiệt. Nữ hoàng Catherine có kế hoạch cải thiện giáo dục và các điều kiện xã hội, nhưng lại thiếu những viên chức có học để triển khai kế hoạch này. Bà yêu cầu giới quý tộc trợ giúp và trao cho họ thêm quyền lực. Động thái này khiến tình cảnh của nông dân Nga thậm chí còn khốn đốn hơn, dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Pugachev vào những năm 1773–1774. Những người khởi nghĩa chiếm thành phố Kazan, hứa hẹn thủ tiêu chế độ địa chủ, chế độ nông nô, bãi bỏ các loại thuế và nghĩa vụ quân dịch. Nhưng Pugachev và những người ủng hộ ông đã bị đàn áp dã man.

Thế kỷ XVI–XVIII, đế quốc Nga mở rộng lãnh thổ gấp hơn hai lần. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Catherine, Nga giành được các hải cảng ở vùng bờ biển Baltic và biển Đen.
Cuộc sống trong cung điện của Sa hoàng nước Nga rất xa hoa, tách biệt với thực tại bên ngoài. Trái lại, nông dân Nga sống trong nghèo khổ. Khi Catherine Vĩ đại đi khắp nước Nga vào năm 1787 để xem cuộc sống của thần dân ra sao, thì trên đường phố của các đô thị chỉ toàn những người khỏe mạnh, ăn mặc đẹp đứng ra phô diễn. Những người nông dân thực thụ bị giấu đi để nữ hoàng không nhìn thấy.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Việc bổ nhiệm một ủy ban cải cách gồm các bộ trưởng vào những năm 1760 không mang lại kết quả nên nữ hoàng Catherine đã chọn cách cai trị chuyên quyền, chia đất nước thành nhiều vùng và giao các vùng cho giới quý tộc cai trị. Sau đó bà để cho các nhà quý tộc chăm lo công việc nội bộ của nước Nga.

Catherine vĩ đại ở cung cách bà sử dụng để mở rộng lãnh thổ nước Nga. Chiến lược bành trướng lãnh thổ này do hai bộ trưởng là Bá tước Alexander Suvarov và Grigori Potemkin đề ra. Nga chiếm các vùng đất mới ở phía Bắc và phía Tây trong cuộc chiến tranh với Thụy Điển năm 1790, và chiếm hầu hết Ba Lan khi nước này bị chia cắt. Những thành quả này đã giúp Nga kiểm soát các hải cảng quan trọng trên biển Baltic.

Ở miền Nam, Nga chiếm Azov của người Ottoman gần biển Đen, tiếp đó chiếm bán đảo Crimea, và đến năm 1792 chiếm toàn bộ bờ biển phía bắc biển Đen. Người Ottoman mất quyền kiểm soát biển Đen và nước Nga xây dựng được lực lượng hải quân hùng mạnh. Về phía Đông, Nga cũng đẩy mạnh việc khai khẩn Siberia.

Nhưng nữ hoàng Catherine là người rất tàn nhẫn. Các cận thần trong triều có khi bị quất roi, và những nông dân nào dám than vãn về tình cảnh khốn khổ của mình đều bị trừng trị. Nhiều dân nghèo có nguy cơ chết đói, nhưng nữ hoàng Catherine tiếp tục thu thuế cao để lấy tiền trang trải cho các cuộc chiến tranh và lối sống xa hoa của mình.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1741 Elizaveta trở thành Nữ hoàng Nga

1756-1763 Nga tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm

1761 Catherine Vĩ đại trở thành nữ hoàng Nga

1772 Ba Lan bị chia cắt lần đầu tiên

1783 Nga thôn tính Crimea

1792 Nga chiếm bờ biển Hắc Hải

1793-1795 Ba Lan bị chia cắt lần thứ hai và lần thứ ba

1796 Catherine Vĩ đại qua đời

Bức tranh này vẽ cảnh bên trong Cung điện Mùa đông ở St Petersburg cho thấy cuộc sống ở đây ấn tượng tới mức nào. Các loại cây nhiệt đới được trồng ở trong cung, trong khi ngay bên ngoài cung điện thì dân chúng đôi khi chết cóng.

Các Sa hoàng lên kế vị Peter Đại đế tiếp tục chiến lược “phương Tây hóa” và bành trướng lãnh thổ của ông, biến Nga thành một cường quốc lớn ở châu Âu.

Khi Peter Đại Đế mất năm 1725, vợ ông trở thành Nữ hoàng Catherine (tức Ekaterina) I. Nhưng chỉ hai năm sau, bà mất. Anna Ivanovna cai trị Nga trong mười năm từ năm 1730, tiếp tục chính sách thân phương Tây của Peter Đại đế và nghênh tiếp nhiều người nước ngoài trong triều. Nhưng người dân Nga lại khốn khổ vì bạn bè của nữ hoàng ở St Petersburg quan tâm đến âm nhạc, thơ ca và các cuộc chiến tranh chống người Ottoman hoặc chiến tranh ở châu Âu nhiều hơn là đến nông dân và lợi ích của họ.

Từ năm 1741, con gái của Peter Đại đế là Elizaveta (Elizabeth, 1707–1762), đã đưa nước Nga ngả sang phương Tây và công nghiệp hóa nhiều hơn nữa, và bà tuyên chiến với Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. Nữ hoàng Elizaveta buộc Peter – người kế vị ngai vàng Nga – cưới vợ vào năm 1745. Vợ ông là Catherine, sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng là dòng dõi quý tộc Phổ và, cũng như nhiều phụ nữ thời đó, bà phải chấp nhận người được chọn làm chồng mình. Khi Elizaveta mất năm 1762, Peter III cai trị nước Nga trong một thời gian ngắn.

Peter III là người nhu nhược và bị Catherine coi thường. Sáu tháng sau khi đăng quang, ông bị giết trong một vụ cãi cọ. Catherine tự xưng là nữ hoàng và cai trị nước Nga. Mặc dù là người thông minh và có văn hóa, nhưng bà áp đặt sự tàn nhẫn của mình vào đời sống xã hội.

Để cung ứng cho các cuộc chiến tranh của Catherine và sự hoang phí của triều đình, người Nga phải đóng thuế nặng nề và đông đảo trai tráng phải ra trận, nước Nga trở nên khánh kiệt. Nữ hoàng Catherine có kế hoạch cải thiện giáo dục và các điều kiện xã hội, nhưng lại thiếu những viên chức có học để triển khai kế hoạch này. Bà yêu cầu giới quý tộc trợ giúp và trao cho họ thêm quyền lực. Động thái này khiến tình cảnh của nông dân Nga thậm chí còn khốn đốn hơn, dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Pugachev vào những năm 1773–1774. Những người khởi nghĩa chiếm thành phố Kazan, hứa hẹn thủ tiêu chế độ địa chủ, chế độ nông nô, bãi bỏ các loại thuế và nghĩa vụ quân dịch. Nhưng Pugachev và những người ủng hộ ông đã bị đàn áp dã man.

Việc bổ nhiệm một ủy ban cải cách gồm các bộ trưởng vào những năm 1760 không mang lại kết quả nên nữ hoàng Catherine đã chọn cách cai trị chuyên quyền, chia đất nước thành nhiều vùng và giao các vùng cho giới quý tộc cai trị. Sau đó bà để cho các nhà quý tộc chăm lo công việc nội bộ của nước Nga.

Catherine vĩ đại ở cung cách bà sử dụng để mở rộng lãnh thổ nước Nga. Chiến lược bành trướng lãnh thổ này do hai bộ trưởng là Bá tước Alexander Suvarov và Grigori Potemkin đề ra. Nga chiếm các vùng đất mới ở phía Bắc và phía Tây trong cuộc chiến tranh với Thụy Điển năm 1790, và chiếm hầu hết Ba Lan khi nước này bị chia cắt. Những thành quả này đã giúp Nga kiểm soát các hải cảng quan trọng trên biển Baltic.

Ở miền Nam, Nga chiếm Azov của người Ottoman gần biển Đen, tiếp đó chiếm bán đảo Crimea, và đến năm 1792 chiếm toàn bộ bờ biển phía bắc biển Đen. Người Ottoman mất quyền kiểm soát biển Đen và nước Nga xây dựng được lực lượng hải quân hùng mạnh. Về phía Đông, Nga cũng đẩy mạnh việc khai khẩn Siberia.

Nhưng nữ hoàng Catherine là người rất tàn nhẫn. Các cận thần trong triều có khi bị quất roi, và những nông dân nào dám than vãn về tình cảnh khốn khổ của mình đều bị trừng trị. Nhiều dân nghèo có nguy cơ chết đói, nhưng nữ hoàng Catherine tiếp tục thu thuế cao để lấy tiền trang trải cho các cuộc chiến tranh và lối sống xa hoa của mình.

1741 Elizaveta trở thành Nữ hoàng Nga

1756-1763 Nga tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm

1761 Catherine Vĩ đại trở thành nữ hoàng Nga

1772 Ba Lan bị chia cắt lần đầu tiên

1783 Nga thôn tính Crimea

1792 Nga chiếm bờ biển Hắc Hải

1793-1795 Ba Lan bị chia cắt lần thứ hai và lần thứ ba

1796 Catherine Vĩ đại qua đời

Chọn tập
Bình luận