Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Hy Lạp cổ đại gồm các thị quốc độc lập, mỗi thị quốc có luật lệ và tập quán riêng. Người Hy Lạp đã thiết lập một xã hội mới với những tư tưởng mới.
Các thị quốc (polis) đều phát triển ở vùng đồng bằng, có những ngọn núi bao quanh tạo thành ranh giới và hàng rào bảo vệ tự nhiên. Thị dân xây những bức tường cao, vững chắc bao quanh thị quốc và một acropolis (pháo đài) ở một vị trí cao bên trong thành. Ở trung tâm của mỗi thị quốc có một agora, là nơi rộng rãi ngoài trời để mít tinh và họp chợ.
CÁC THỊ QUỐC VÀ THUỘC ĐỊA
Hai thị quốc quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại là Athens và Sparta. Ngoài ra còn nhiều thị quốc khác như Corinth, Chalcis, Miletos, Smyrna và Eretria, mỗi thị quốc có lối sống, tập quán và hình thức chính quyền riêng. Các thị quốc dần mở rộng và lập các thuộc địa ở phía Bắc Biển Đen, ở Cyrenaica trên bờ biển Bắc Phi (Libya), ở đảo Sicily, miền Nam Italy và thậm chí xa tới tận bờ biển miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Các thị quốc Hy Lạp cũng cạnh tranh nhau với nhau rất gay gắt.
VĂN HÓA HY LẠP
Người Hy Lạp thiết lập một xã hội mới với những tư tưởng mới. Họ chiến đấu kiên cường cho tự do của mình, đặc biệt chống người Ba Tư luôn đe dọa Hy Lạp. Vốn là thương gia, thủy thủ và nhà thám hiểm, người Hy Lạp có ảnh hưởng tới nhiều nền văn hóa ở xa họ. Các triết gia, học giả và nhà khoa học Hy Lạp chủ trương một lối tư duy mới dựa trên quan sát và thảo luận. Các tập quán nông thôn lâu đời biến mất do đô thị phát triển lấn át. Một nền nghệ thuật, kiến trúc và các khoa học mới đã ra đời ở thời kỳ này.
BẤT HÒA GIỮA CÁC THỊ QUỐC
Athens, Sparta và các thị quốc khác đã đoàn kết cùng đánh lui các cuộc xâm lược của người Ba Tư trong 60 năm, giành chiến thắng trong các trận chiến ở Marathon và Salamis vào khoảng năm 480 TCN. Tuy nhiên, từ năm 431 TCN, các thị quốc đánh nhau suốt hơn 25 năm trong cuộc chiến tranh Peloponnese do Sparta lo ngại trước sự lớn mạnh của Athens. Bởi vậy, các thị quốc độc lập của Hy Lạp chưa bao giờ thống nhất thành một nước. Tình trạng bất hòa này cuối cùng dẫn tới việc Hy Lạp bị vua Philip II xứ Macedon – cha của Alexander Đại đế – xâm lược vào khoảng năm 330 TCN.
GIÁO DỤC
Con trai của những người tự do được gửi đến trường học, còn con gái được mẹ dạy dệt vải và các việc nội trợ. Bắt đầu từ khi lên sáu hoặc bảy tuổi, các bé trai học đọc, viết, nhảy múa, âm nhạc và các môn thể thao. Các em dùng một cái que gọi là stylus để viết lên bảng sáp.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
Thế kỷ 8 TCN Các thị quốc đầu tiên được thành lập ở Hy Lạp
594 TCN Cải cách hiến pháp ở Athens
Thập kỷ 540 TCN Người Ba Tư xâm chiếm Ionia (phía Đông biển Aegea)
480 TCN Cuộc xâm lược của Ba Tư chấm dứt
431-404 TCN Các cuộc chiến tranh Peloponnese, Athens chống lại Sparta
404 TCN Athens rơi vào tay Sparta
371 TCN Sparta suy tàn, Thebes trở thành thị quốc chính
337 TCN Vua Philip của xứ Macedon xâm lược Hy Lạp
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Hy Lạp cổ đại gồm các thị quốc độc lập, mỗi thị quốc có luật lệ và tập quán riêng. Người Hy Lạp đã thiết lập một xã hội mới với những tư tưởng mới.
Các thị quốc (polis) đều phát triển ở vùng đồng bằng, có những ngọn núi bao quanh tạo thành ranh giới và hàng rào bảo vệ tự nhiên. Thị dân xây những bức tường cao, vững chắc bao quanh thị quốc và một acropolis (pháo đài) ở một vị trí cao bên trong thành. Ở trung tâm của mỗi thị quốc có một agora, là nơi rộng rãi ngoài trời để mít tinh và họp chợ.
Hai thị quốc quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại là Athens và Sparta. Ngoài ra còn nhiều thị quốc khác như Corinth, Chalcis, Miletos, Smyrna và Eretria, mỗi thị quốc có lối sống, tập quán và hình thức chính quyền riêng. Các thị quốc dần mở rộng và lập các thuộc địa ở phía Bắc Biển Đen, ở Cyrenaica trên bờ biển Bắc Phi (Libya), ở đảo Sicily, miền Nam Italy và thậm chí xa tới tận bờ biển miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Các thị quốc Hy Lạp cũng cạnh tranh nhau với nhau rất gay gắt.
Người Hy Lạp thiết lập một xã hội mới với những tư tưởng mới. Họ chiến đấu kiên cường cho tự do của mình, đặc biệt chống người Ba Tư luôn đe dọa Hy Lạp. Vốn là thương gia, thủy thủ và nhà thám hiểm, người Hy Lạp có ảnh hưởng tới nhiều nền văn hóa ở xa họ. Các triết gia, học giả và nhà khoa học Hy Lạp chủ trương một lối tư duy mới dựa trên quan sát và thảo luận. Các tập quán nông thôn lâu đời biến mất do đô thị phát triển lấn át. Một nền nghệ thuật, kiến trúc và các khoa học mới đã ra đời ở thời kỳ này.
Athens, Sparta và các thị quốc khác đã đoàn kết cùng đánh lui các cuộc xâm lược của người Ba Tư trong 60 năm, giành chiến thắng trong các trận chiến ở Marathon và Salamis vào khoảng năm 480 TCN. Tuy nhiên, từ năm 431 TCN, các thị quốc đánh nhau suốt hơn 25 năm trong cuộc chiến tranh Peloponnese do Sparta lo ngại trước sự lớn mạnh của Athens. Bởi vậy, các thị quốc độc lập của Hy Lạp chưa bao giờ thống nhất thành một nước. Tình trạng bất hòa này cuối cùng dẫn tới việc Hy Lạp bị vua Philip II xứ Macedon – cha của Alexander Đại đế – xâm lược vào khoảng năm 330 TCN.
Con trai của những người tự do được gửi đến trường học, còn con gái được mẹ dạy dệt vải và các việc nội trợ. Bắt đầu từ khi lên sáu hoặc bảy tuổi, các bé trai học đọc, viết, nhảy múa, âm nhạc và các môn thể thao. Các em dùng một cái que gọi là stylus để viết lên bảng sáp.
Thế kỷ 8 TCN Các thị quốc đầu tiên được thành lập ở Hy Lạp
594 TCN Cải cách hiến pháp ở Athens
Thập kỷ 540 TCN Người Ba Tư xâm chiếm Ionia (phía Đông biển Aegea)
480 TCN Cuộc xâm lược của Ba Tư chấm dứt
431-404 TCN Các cuộc chiến tranh Peloponnese, Athens chống lại Sparta
404 TCN Athens rơi vào tay Sparta
371 TCN Sparta suy tàn, Thebes trở thành thị quốc chính