Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Người Bulgaria Và Slav (600–1453)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NGƯỜI BULGARIA VÀ SLAV (600–1453)

Bulgaria và Kiev có ảnh hưởng đáng kể đến Đông Âu. Việc hai xứ này theo Ki-tô giáo Chính thống đã tác động đến cả người dân ở đó cũng như Giáo hội Chính thống.

Đại Công tước Kiev Vladimir (khoảng 956- 1015) đã gặp các tín đồ Thiên Chúa giáo, Chính Thống giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, rồi sau đó đã chọn Chính Thống giáo, có lẽ vì lợi thế chính trị cũng như tôn giáo. Vladimir là con trai út của Đại Công tước Svyatoslav, người đánh bại quân Khazar. Vladimir đã tiến hành các chiến dịch quân sự để bảo vệ các vùng lãnh thổ Kiev.

Người Bulgaria là hậu duệ của người Hung Nô định cư bên bờ sông Volga ở Nga và trở nên hùng mạnh nhất vào khoảng năm 650. Sau đó, người Khazar đến từ hạ lưu sông Volga đã tàn phá vương quốc của họ. Do vậy, nhiều người Bulgaria phải di cư tới khu vực sông Danube, áp đảo người Slav bản xứ ở đó và lập nên nhà nước Bulgaria. Đế quốc Byzantine đã chống lại người Bulgaria, nhất là khi người Bulgaria giết chết hoàng đế Byzantine trong trận đánh năm 811. Vào những năm 860, hai nhà truyền giáo là Cyril và Methodius được cử tới cải đạo cho người Bulgaria và đưa họ vào vòng ảnh hưởng của Byzantine. Việc truyền giáo này có tác dụng nhưng không chấm dứt được mối bất hòa cho tới khi người Bulgaria bị đánh bại vào năm 1014. Để trừng phạt họ, Hoàng đế Byzantine Basil II cho chọc mù mắt 14.000 người Bulgaria, và vua của người Bulgaria đã chết vì bị sốc nặng.

Vào giữa thế kỷ IX, hai anh em Cyril và Methodius đặt ra bảng chữ cái Cyrillic, dựa trên bảng chữ cái Hy Lạp, để sử dụng cho các ngôn ngữ Slav.

NGOẠI GIAO CHÍNH THỐNG GIÁO

Ở đế quốc Byzantine, nhà nước và Giáo hội liên kết chặt chẽ với nhau. Các sứ đoàn tôn giáo và ngoại giao được cử ra nước ngoài; bằng cách này, đế quốc Byzantine đã cải đạo người Bulgaria sang Ki-tô giáo. Thành Rome Thiên Chúa giáo và Constantinople Chính Thống giáo tranh giành ảnh hưởng ở Đông Âu. Kiev theo Chính Thống giáo và tại đó, nền văn hóa Chính Thống giáo Nga đã ra đời. Chữ cái Cyrillic mà người Nga và người Bulgaria sử dụng ngày nay là do hai anh em nhà truyền giáo Cyril và Methodius phát minh ra. Khi đế quốc Byzantine sụp đổ vào năm 1453, Nga trở thành quê hương của Chính Thống giáo.

Sau khi người Bulgaria giết Hoàng đế Nicephorus của Byzantine, họ lấy sọ của ông làm chiếc cốc dâng lên khan (vua) của mình là Krum. Các hoàng đế Byzantine gọi khan của người Bulgaria là tsar (Sa hoàng), cái tên mà sau này được các hoàng đế Nga sử dụng.
Nhà thờ Pokrovskaya, một ví dụ về kiến trúc nhà thờ Chính Thống giáo thời kỳ đầu ở Nga, được xây tại Bogolyubovo vào năm 1165.
Một đề tài chính trong nền văn hóa Chính Thống giáo là tượng ảnh thánh, được coi là có sức mạnh tâm linh và khả năng chữa bệnh. Việc vẽ tranh thánh phổ biến từ Byzantine, qua Kiev, rồi đến nền văn hóa Nga sau này.
Chiếc mũ sắt có từ thế kỷ XIII này là của công tước xứ Suzdal, một công quốc nhỏ từng là một phần của nước Nga Kiev.

SỰ HƯNG THỊNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA KIEV

Người Slav có gốc gác từ nơi mà ngày nay là Belarus. Các nhà nước đầu tiên ở Nga là nhà nước của người Slav do các thương gia người Viking Thụy Điển (gọi là người Ros, nghĩa là “những người chèo thuyền”) lãnh đạo. Thủ lĩnh vĩ đại nhất của người Ros là Rurik, người đã sáng lập các thành phố Novgorod, Smolensk và Kiev. Người Viking buôn bán với Baghdad và Constantinople, và Kiev trở thành một thành phố thương mại giàu có. Người Viking tự coi mình thuộc tầng lớp có địa vị cao hơn, và chỉ hòa nhập một cách dần dần với người Slav. Năm 988, Công tước Kiev Vladimir đã cải theo đạo Ki-tô khi kết hôn với một công chúa của Byzantine. Sau đó ông buộc giới quý tộc và dân chúng theo Ki-tô giáo. Việc này đem lại cho Kiev quan hệ buôn bán, nền văn hóa mới và sự tôn trọng ở nước ngoài. Dưới thời Jaroslav Thông thái (1019- 1054), Kiev trở thành một trung tâm tráng lệ và đầy thế lực sánh ngang với Constantinople, có quan hệ ngoại giao ở khắp châu Âu. Các nhà thờ được xây dựng, những bộ luật Nga đầu tiên được soạn thảo, và các tác phẩm văn học nghệ thuật đầu tiên của Nga ra đời trong thời kỳ này. Thành Kiev nằm trên các thảo nguyên Ukraine nên dễ bị những chiến binh du mục tấn công, chẳng hạn như người Pechenegi luôn đe dọa còn người Polovtsy thì cướp phá thành phố. Sau khi Jaroslav mất, nhà nước Kiev tan rã và người Nga rút về các vùng miền Bắc an toàn hơn. Tại đây, một nước Nga mới được thành lập, tập trung quanh đô thị Moscow đang phát triển.

Bulgaria và Kiev có ảnh hưởng đáng kể đến Đông Âu. Việc hai xứ này theo Ki-tô giáo Chính thống đã tác động đến cả người dân ở đó cũng như Giáo hội Chính thống.

Người Bulgaria là hậu duệ của người Hung Nô định cư bên bờ sông Volga ở Nga và trở nên hùng mạnh nhất vào khoảng năm 650. Sau đó, người Khazar đến từ hạ lưu sông Volga đã tàn phá vương quốc của họ. Do vậy, nhiều người Bulgaria phải di cư tới khu vực sông Danube, áp đảo người Slav bản xứ ở đó và lập nên nhà nước Bulgaria. Đế quốc Byzantine đã chống lại người Bulgaria, nhất là khi người Bulgaria giết chết hoàng đế Byzantine trong trận đánh năm 811. Vào những năm 860, hai nhà truyền giáo là Cyril và Methodius được cử tới cải đạo cho người Bulgaria và đưa họ vào vòng ảnh hưởng của Byzantine. Việc truyền giáo này có tác dụng nhưng không chấm dứt được mối bất hòa cho tới khi người Bulgaria bị đánh bại vào năm 1014. Để trừng phạt họ, Hoàng đế Byzantine Basil II cho chọc mù mắt 14.000 người Bulgaria, và vua của người Bulgaria đã chết vì bị sốc nặng.

Ở đế quốc Byzantine, nhà nước và Giáo hội liên kết chặt chẽ với nhau. Các sứ đoàn tôn giáo và ngoại giao được cử ra nước ngoài; bằng cách này, đế quốc Byzantine đã cải đạo người Bulgaria sang Ki-tô giáo. Thành Rome Thiên Chúa giáo và Constantinople Chính Thống giáo tranh giành ảnh hưởng ở Đông Âu. Kiev theo Chính Thống giáo và tại đó, nền văn hóa Chính Thống giáo Nga đã ra đời. Chữ cái Cyrillic mà người Nga và người Bulgaria sử dụng ngày nay là do hai anh em nhà truyền giáo Cyril và Methodius phát minh ra. Khi đế quốc Byzantine sụp đổ vào năm 1453, Nga trở thành quê hương của Chính Thống giáo.

Người Slav có gốc gác từ nơi mà ngày nay là Belarus. Các nhà nước đầu tiên ở Nga là nhà nước của người Slav do các thương gia người Viking Thụy Điển (gọi là người Ros, nghĩa là “những người chèo thuyền”) lãnh đạo. Thủ lĩnh vĩ đại nhất của người Ros là Rurik, người đã sáng lập các thành phố Novgorod, Smolensk và Kiev. Người Viking buôn bán với Baghdad và Constantinople, và Kiev trở thành một thành phố thương mại giàu có. Người Viking tự coi mình thuộc tầng lớp có địa vị cao hơn, và chỉ hòa nhập một cách dần dần với người Slav. Năm 988, Công tước Kiev Vladimir đã cải theo đạo Ki-tô khi kết hôn với một công chúa của Byzantine. Sau đó ông buộc giới quý tộc và dân chúng theo Ki-tô giáo. Việc này đem lại cho Kiev quan hệ buôn bán, nền văn hóa mới và sự tôn trọng ở nước ngoài. Dưới thời Jaroslav Thông thái (1019- 1054), Kiev trở thành một trung tâm tráng lệ và đầy thế lực sánh ngang với Constantinople, có quan hệ ngoại giao ở khắp châu Âu. Các nhà thờ được xây dựng, những bộ luật Nga đầu tiên được soạn thảo, và các tác phẩm văn học nghệ thuật đầu tiên của Nga ra đời trong thời kỳ này. Thành Kiev nằm trên các thảo nguyên Ukraine nên dễ bị những chiến binh du mục tấn công, chẳng hạn như người Pechenegi luôn đe dọa còn người Polovtsy thì cướp phá thành phố. Sau khi Jaroslav mất, nhà nước Kiev tan rã và người Nga rút về các vùng miền Bắc an toàn hơn. Tại đây, một nước Nga mới được thành lập, tập trung quanh đô thị Moscow đang phát triển.

Chọn tập
Bình luận