Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Vị thế Công ty Đông Ấn của Anh ở Ấn Độ ngày càng trở nên mạnh hơn. Người Anh tiến tới chi phối và trở thành đẳng cấp cai trị xã hội Ấn Độ.
Đến năm 1750, Công ty Đông Ấn của người Anh đã kiểm soát hoạt động buôn bán rất béo bở giữa Anh, Ấn Độ và vùng Viễn Đông. Các viên chức trong công ty là những thương gia giỏi, đã tích lũy được nhiều kiến thức về Ấn Độ, đặc biệt là thông qua những người Ấn Độ làm thuê cho họ. Họ kết bạn với nhiều vương công Ấn Độ, dàn xếp thỏa thuận với cả bạn và thù của những người cai trị đế quốc Moghul đang suy tàn. Nhiều người Anh ở Ấn Độ sống không khác gì những ông hoàng. Nhờ làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhiều người trong số họ trở nên cực kỳ giàu có. Một số trong những người được gọi là nabob (“đại gia”), và một số nabob xây cho mình những ngôi nhà tráng lệ – do các kiến trúc sư người Anh thiết kế – ở Calcutta hoặc những nơi khác, và đồ đạc trong nhà toàn là hàng xa xỉ đắt tiền mua từ Anh, Ấn Độ và các thuộc địa. Ở Calcutta, họ tổ chức hội họp, tiệc trà, nhảy múa như thể họ đang sống ở ngay quê nhà. Dần dần, vợ và gia đình của họ cũng tới Ấn Độ và cùng sống cuộc sống như ở Anh.
Tuy nhiên, nền nghệ thuật, văn hóa và kiến trúc Ấn Độ đã lôi cuốn một số người Anh và họ thích mặc quần áo Ấn Độ hơn, ít nhất là khi ở nhà. Họ học các thứ tiếng của người Ấn Độ, nghiên cứu các tôn giáo, các tác phẩm của Ấn Độ và mang theo cả những tư tưởng Ấn Độ khi trở về nước.
NGƯỜI ANH BÀNH TRƯỚNG
Đến năm 1780, Công ty Đông Ấn đã kiểm soát nhiều vùng phát triển thịnh vượng ở Ấn Độ, nhưng vào năm 1784, chính phủ Anh chấm dứt tiến trình bành trướng này. Các ông chủ Công ty Đông Ấn lại nghĩ khác. Khi các tiểu quốc ở Ấn Độ gây hấn với nhau, Công ty Đông Ấn thường có mặt ở đó. Vào khoảng năm 1800, tham vọng của Napoleon về việc xây dựng một đế quốc tại Ấn Độ khiến người Anh hoảng sợ, và chính phủ Anh đã phải thay đổi chính sách. Từ năm 1803 đến năm 1815, công ty Đông Ấn đánh nhau với những người Maratha cai trị miền trung Ấn Độ, và phá vỡ quyền lực của họ. Trong nhiều trường hợp, công ty áp dụng lối “tiếp cận mềm mỏng” bằng cách ưu đãi về buôn bán cho một số bang nhất định của Ấn Độ và đóng quân tại đó “để bảo vệ họ”.
Công ty Đông Ấn chiến đấu cả ở Miến Điện, nơi những người cai trị địa phương đe dọa vùng Bengal của Ấn Độ, và cả ở biên giới Tây Bắc và Afghanistan, nơi họ lo ngại về ảnh hưởng của Nga. Trong thời gian 1843–1849, công ty Đông Ấn đã thôn tính vùng Sind và Punjab. Nơi nào mà triều đại cai trị sụp đổ hoặc điều hành đất nước yếu kém thì Công ty Đông Ấn đều can thiệp. Trong những năm 1830, tổng đốc Công ty Đông Ấn đã tự ý bãi bỏ một số truyền thống của Ấn Độ và đưa các nhà truyền giáo tới để cải người Ấn Độ sang đạo Ki-tô. Công ty xây dựng đường bộ, đường sắt và nhiều tòa nhà, mở rộng hoạt động kinh doanh của Anh, nhất quyết dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giáo dục và kinh doanh. Vì vậy, thái độ chống đối của người Ấn Độ đối với người Anh dần dần gia tăng.
CUỘC NỔI DẬY CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
Những người nổi dậy đầu tiên là các sepoy (binh sĩ Ấn Độ phục vụ trong quân đội của Công ty Đông Ấn). Cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 1857, được châm ngòi bởi nạn đói khủng khiếp ở thời điểm đó. Một số thành phố, trong đó có cả thủ đô Delhi, đã bị các sepoy chiếm giữ và người Anh, cả đàn ông, đàn bà lẫn trẻ em đều bị thảm sát. Cuộc nổi dậy bị quân đội Anh đàn áp dã man. Lúc này, người Anh và người Ấn Độ trở nên nghi ngờ lẫn nhau. Người Anh bắt đầu sống một cuộc sống tách biệt hơn, còn người Ấn Độ thì bị hạn chế trong các khu vực của họ. Năm 1858, chính phủ Anh nắm quyền kiểm soát Công ty Đông Ấn và đóng cửa công ty này. Ấn Độ có lẽ là thuộc địa giàu có và phát triển nhất trong số các thuộc địa của người châu Âu, nhưng người Anh phải rất vất vả mới kiểm soát được thuộc địa này.
Vị thế Công ty Đông Ấn của Anh ở Ấn Độ ngày càng trở nên mạnh hơn. Người Anh tiến tới chi phối và trở thành đẳng cấp cai trị xã hội Ấn Độ.
Đến năm 1750, Công ty Đông Ấn của người Anh đã kiểm soát hoạt động buôn bán rất béo bở giữa Anh, Ấn Độ và vùng Viễn Đông. Các viên chức trong công ty là những thương gia giỏi, đã tích lũy được nhiều kiến thức về Ấn Độ, đặc biệt là thông qua những người Ấn Độ làm thuê cho họ. Họ kết bạn với nhiều vương công Ấn Độ, dàn xếp thỏa thuận với cả bạn và thù của những người cai trị đế quốc Moghul đang suy tàn. Nhiều người Anh ở Ấn Độ sống không khác gì những ông hoàng. Nhờ làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhiều người trong số họ trở nên cực kỳ giàu có. Một số trong những người được gọi là nabob (“đại gia”), và một số nabob xây cho mình những ngôi nhà tráng lệ – do các kiến trúc sư người Anh thiết kế – ở Calcutta hoặc những nơi khác, và đồ đạc trong nhà toàn là hàng xa xỉ đắt tiền mua từ Anh, Ấn Độ và các thuộc địa. Ở Calcutta, họ tổ chức hội họp, tiệc trà, nhảy múa như thể họ đang sống ở ngay quê nhà. Dần dần, vợ và gia đình của họ cũng tới Ấn Độ và cùng sống cuộc sống như ở Anh.
Tuy nhiên, nền nghệ thuật, văn hóa và kiến trúc Ấn Độ đã lôi cuốn một số người Anh và họ thích mặc quần áo Ấn Độ hơn, ít nhất là khi ở nhà. Họ học các thứ tiếng của người Ấn Độ, nghiên cứu các tôn giáo, các tác phẩm của Ấn Độ và mang theo cả những tư tưởng Ấn Độ khi trở về nước.
Đến năm 1780, Công ty Đông Ấn đã kiểm soát nhiều vùng phát triển thịnh vượng ở Ấn Độ, nhưng vào năm 1784, chính phủ Anh chấm dứt tiến trình bành trướng này. Các ông chủ Công ty Đông Ấn lại nghĩ khác. Khi các tiểu quốc ở Ấn Độ gây hấn với nhau, Công ty Đông Ấn thường có mặt ở đó. Vào khoảng năm 1800, tham vọng của Napoleon về việc xây dựng một đế quốc tại Ấn Độ khiến người Anh hoảng sợ, và chính phủ Anh đã phải thay đổi chính sách. Từ năm 1803 đến năm 1815, công ty Đông Ấn đánh nhau với những người Maratha cai trị miền trung Ấn Độ, và phá vỡ quyền lực của họ. Trong nhiều trường hợp, công ty áp dụng lối “tiếp cận mềm mỏng” bằng cách ưu đãi về buôn bán cho một số bang nhất định của Ấn Độ và đóng quân tại đó “để bảo vệ họ”.
Công ty Đông Ấn chiến đấu cả ở Miến Điện, nơi những người cai trị địa phương đe dọa vùng Bengal của Ấn Độ, và cả ở biên giới Tây Bắc và Afghanistan, nơi họ lo ngại về ảnh hưởng của Nga. Trong thời gian 1843–1849, công ty Đông Ấn đã thôn tính vùng Sind và Punjab. Nơi nào mà triều đại cai trị sụp đổ hoặc điều hành đất nước yếu kém thì Công ty Đông Ấn đều can thiệp. Trong những năm 1830, tổng đốc Công ty Đông Ấn đã tự ý bãi bỏ một số truyền thống của Ấn Độ và đưa các nhà truyền giáo tới để cải người Ấn Độ sang đạo Ki-tô. Công ty xây dựng đường bộ, đường sắt và nhiều tòa nhà, mở rộng hoạt động kinh doanh của Anh, nhất quyết dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giáo dục và kinh doanh. Vì vậy, thái độ chống đối của người Ấn Độ đối với người Anh dần dần gia tăng.
Những người nổi dậy đầu tiên là các sepoy (binh sĩ Ấn Độ phục vụ trong quân đội của Công ty Đông Ấn). Cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 1857, được châm ngòi bởi nạn đói khủng khiếp ở thời điểm đó. Một số thành phố, trong đó có cả thủ đô Delhi, đã bị các sepoy chiếm giữ và người Anh, cả đàn ông, đàn bà lẫn trẻ em đều bị thảm sát. Cuộc nổi dậy bị quân đội Anh đàn áp dã man. Lúc này, người Anh và người Ấn Độ trở nên nghi ngờ lẫn nhau. Người Anh bắt đầu sống một cuộc sống tách biệt hơn, còn người Ấn Độ thì bị hạn chế trong các khu vực của họ. Năm 1858, chính phủ Anh nắm quyền kiểm soát Công ty Đông Ấn và đóng cửa công ty này. Ấn Độ có lẽ là thuộc địa giàu có và phát triển nhất trong số các thuộc địa của người châu Âu, nhưng người Anh phải rất vất vả mới kiểm soát được thuộc địa này.