Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Shogun Và Samurai (1200–1500)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

SHOGUN VÀ SAMURAI (1200–1500)

Các shogun là những tướng quân nắm quyền hành cai trị tuyệt đối ở Nhật Bản trong thời kỳ này, còn các samurai là những võ sĩ Nhật Bản tựa như hiệp sĩ ở châu Âu. Hai thế lực này thống trị Nhật Bản trong gần 700 năm.

Minamoto Yoritomo (1147–1199) là một nhà quý tộc đầy tham vọng, người đã thấy được cơ hội của mình trong cảnh hỗn loạn sau sự sụp đổ quyền lực của thị tộc Fujiwara. Yoritomo tiêu diệt không thương tiếc kẻ thù của mình, kể cả nhiều người trong chính thị tộc của ông.

Thị tộc Fujiwara nắm quyền lực ở Nhật Bản trong 300 năm bắt đầu từ thế kỷ IX. Nhưng thế lực của thị tộc này mất đi khi họ không còn sinh được con gái để làm hoàng hậu. Một số cựu hoàng cai trị Nhật Bản trong một thời gian. Tiếp đó thị tộc Taira “tiếp quản” một thời gian ngắn cho tới khi một thị tộc kình địch là nhà Minamoto, tập hợp dưới sự lãnh đạo của Minamoto Yoritomo, lên nắm quyền. Yoritomo lấy tước hiệu là Sei-i dai shogun (Chinh Di Đại tướng quân), nghĩa là “vị đại Shogun chinh phục những kẻ man di”. Năm 1192, ông thiết lập phủ Shogun (Mạc phủ) Kamakura để thông qua đó cai trị Nhật Bản từ lãnh địa của ông ở Kamakura, gần Edo (Tokyo). Quyền lực của ông là vô hạn. Từ đó trở đi, các Shogun là những nhà cai trị nắm quyền hành tuyệt đối ở Nhật Bản cho đến năm 1868. Khi Yoritomo mất vào năm 1199, nhà Hojo, một nhánh của thị tộc Taira, trở thành nhiếp chính cho các tướng quân và nắm quyền không chính thức cho đến khi Mạc phủ Kamakura chấm dứt vào năm 1333.

Vũ khí chính của một samurai gồm một cây cung làm bằng gỗ hoàng dương hoặc bằng tre và hai thanh kiếm chỉ có một cạnh sắc. Samurai được huấn luyện nghiêm khắc từ nhỏ theo một bộ luật gọi là bushido (võ sĩ đạo).

Bộ máy cai trị ở Nhật Bản rất phức tạp. Hoàng đế là nhân vật mang tính nghi lễ mà tất cả mọi người đều phải cúi lạy, nhưng Shogun mới là người có quyền hành thực sự. Các quan nhiếp chính của nhà vua và của Shogun cũng có ảnh hưởng, giống như các daimyo (lãnh chúa), những người tranh giành địa vị trong triều và thường đánh nhau để tranh giành đất đai. Hệ quả là xuất hiện một giai cấp võ sĩ, gọi là samurai, chuyên chiến đấu cho các daimyo.

Samurai mặc áo giáp được trang trí công phu và có nhiều nghi lễ. Họ không chỉ là chiến binh mà còn được đào tạo về nghệ thuật, tôn giáo và bushido – tức phải tuân thủ nhiều quy định rất khắt khe về mọi việc họ làm.
Vào thế kỷ XII, một nhánh của đạo Phật là Thiền (Zen) được truyền bá từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Thiền có những quy tắc đơn giản nhưng chặt chẽ mà các samurai phải tuân theo. Các kiến trúc Phật giáo, chẳng hạn như chiếc cổng chùa này, cũng được xây theo phong cách Trung Hoa.
Cũng như hiệp sĩ châu Âu và chiến binh Hồi giáo, đối với võ sĩ samurai, tôn giáo và chiến tranh có liên quan chặt chẽ với nhau. Họ thường mất nhiều thời gian vào việc mặc áo giáp và chuẩn bị vũ khí cho mỗi trận chiến, và phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về sự sạch sẽ cũng như nghi thức.

HIỆP SĨ NHẬT BẢN

Samurai là những võ sĩ sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì lãnh chúa, người mà họ đã thề sẽ trung thành suốt đời. Giống như các hiệp sĩ châu Âu, các samurai tin vào chân lý và danh dự, họ có một bộ luật ứng xử nghiêm khắc gọi là bushido (võ sĩ đạo). Trước khi chiến đấu, mỗi võ sĩ thường hô to tên mình, tên các bậc tổ tiên của mình và kể những chiến công hiển hách của mình. Khi chiến đấu, họ đấu với từng đối thủ một và thường dùng hai thanh kiếm cùng một lúc. Nếu bị thua hoặc bị bắt, họ phải tự sát theo nghi lễ hara-kiri (mổ bụng tự sát) để giữ thể diện. Sự kình địch giữa các samurai có khi dẫn tới những hành động hủy diệt ghê gớm.

Năm 1333, nhà Ashikaga lật đổ Nhật hoàng cùng Mạc Phủ Karakuma và lập hoàng đế mới. Vua mới chỉ định nhà Ashikaga điều hành Mạc Phủ, lần này ở Kyoto. Nhưng các đội quân samurai của các daimyo giao chiến liên miên. Tình trạng này ngày càng gia tăng cho đến khi bùng nổ cuộc nội chiến Onin vào năm 1467–1477, và Nhật Bản bị phân chia thành gần 400 lãnh địa thuộc nhiều phe phái khác nhau. Các hoàng đế ở Kyoto trở nên bất lực và túng bấn. Nhưng bất chấp điều đó, nền thương mại và văn hóa của Nhật Bản tập trung ở lãnh địa của các daimyo vẫn phát triển. Đối với dân thường, cuộc chiến giữa các daimyo chỉ dẫn tới sưu cao thuế nặng, gây bất ổn và xáo trộn đời sống của họ.

SAMURAI TRONG CHIẾN TRẬN: Các trận chiến của samurai có tính nghi thức rất cao. Các nghi thức này gồm có cầu nguyện và dương oai trước khi xung trận bằng cách hò hét và đánh cồng, lắc trống náo động uy hiếp kẻ thù. Mỗi samurai thường đọ kiếm tay đôi và đấu hết đối thủ này tới đối thủ khác. Các trận chiến thường giống như một vũ điệu hoặc một trò đấu cờ theo nghi thức. Tuy nhiên, một khi đã vào trận, cuộc đấu của các võ sĩ samurai mang tính một mất một còn. Trong thời Ashikaga (1338–1573), nhiều cuộc đấu bị biến chất, chỉ là hậu quả của những cãi vã vô nghĩa về danh dự và tranh nhau những miếng đất con.

Các shogun là những tướng quân nắm quyền hành cai trị tuyệt đối ở Nhật Bản trong thời kỳ này, còn các samurai là những võ sĩ Nhật Bản tựa như hiệp sĩ ở châu Âu. Hai thế lực này thống trị Nhật Bản trong gần 700 năm.

Thị tộc Fujiwara nắm quyền lực ở Nhật Bản trong 300 năm bắt đầu từ thế kỷ IX. Nhưng thế lực của thị tộc này mất đi khi họ không còn sinh được con gái để làm hoàng hậu. Một số cựu hoàng cai trị Nhật Bản trong một thời gian. Tiếp đó thị tộc Taira “tiếp quản” một thời gian ngắn cho tới khi một thị tộc kình địch là nhà Minamoto, tập hợp dưới sự lãnh đạo của Minamoto Yoritomo, lên nắm quyền. Yoritomo lấy tước hiệu là Sei-i dai shogun (Chinh Di Đại tướng quân), nghĩa là “vị đại Shogun chinh phục những kẻ man di”. Năm 1192, ông thiết lập phủ Shogun (Mạc phủ) Kamakura để thông qua đó cai trị Nhật Bản từ lãnh địa của ông ở Kamakura, gần Edo (Tokyo). Quyền lực của ông là vô hạn. Từ đó trở đi, các Shogun là những nhà cai trị nắm quyền hành tuyệt đối ở Nhật Bản cho đến năm 1868. Khi Yoritomo mất vào năm 1199, nhà Hojo, một nhánh của thị tộc Taira, trở thành nhiếp chính cho các tướng quân và nắm quyền không chính thức cho đến khi Mạc phủ Kamakura chấm dứt vào năm 1333.

Bộ máy cai trị ở Nhật Bản rất phức tạp. Hoàng đế là nhân vật mang tính nghi lễ mà tất cả mọi người đều phải cúi lạy, nhưng Shogun mới là người có quyền hành thực sự. Các quan nhiếp chính của nhà vua và của Shogun cũng có ảnh hưởng, giống như các daimyo (lãnh chúa), những người tranh giành địa vị trong triều và thường đánh nhau để tranh giành đất đai. Hệ quả là xuất hiện một giai cấp võ sĩ, gọi là samurai, chuyên chiến đấu cho các daimyo.

Samurai là những võ sĩ sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì lãnh chúa, người mà họ đã thề sẽ trung thành suốt đời. Giống như các hiệp sĩ châu Âu, các samurai tin vào chân lý và danh dự, họ có một bộ luật ứng xử nghiêm khắc gọi là bushido (võ sĩ đạo). Trước khi chiến đấu, mỗi võ sĩ thường hô to tên mình, tên các bậc tổ tiên của mình và kể những chiến công hiển hách của mình. Khi chiến đấu, họ đấu với từng đối thủ một và thường dùng hai thanh kiếm cùng một lúc. Nếu bị thua hoặc bị bắt, họ phải tự sát theo nghi lễ hara-kiri (mổ bụng tự sát) để giữ thể diện. Sự kình địch giữa các samurai có khi dẫn tới những hành động hủy diệt ghê gớm.

Năm 1333, nhà Ashikaga lật đổ Nhật hoàng cùng Mạc Phủ Karakuma và lập hoàng đế mới. Vua mới chỉ định nhà Ashikaga điều hành Mạc Phủ, lần này ở Kyoto. Nhưng các đội quân samurai của các daimyo giao chiến liên miên. Tình trạng này ngày càng gia tăng cho đến khi bùng nổ cuộc nội chiến Onin vào năm 1467–1477, và Nhật Bản bị phân chia thành gần 400 lãnh địa thuộc nhiều phe phái khác nhau. Các hoàng đế ở Kyoto trở nên bất lực và túng bấn. Nhưng bất chấp điều đó, nền thương mại và văn hóa của Nhật Bản tập trung ở lãnh địa của các daimyo vẫn phát triển. Đối với dân thường, cuộc chiến giữa các daimyo chỉ dẫn tới sưu cao thuế nặng, gây bất ổn và xáo trộn đời sống của họ.

Chọn tập
Bình luận