Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Thế Giới Cổ Đại (499 TCN-500 CN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Đền thờ thần Zeus chúa tể Olympus bắt đầu được xây dựng ở Athens (Hy Lạp) vào thế kỷ VI TCN, nhưng mãi đến thế kỷ II TCN mới hoàn thành.

THẾ GIỚI CỔ ĐẠI (499 TCN-500 CN)

Đây là kỷ nguyên vĩ đại của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hai nền văn minh phi thường này đã tạo nên phần lớn thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay. Đến khoảng thế kỷ I, toàn thế giới chịu sự thống trị của bốn đế quốc. Đế quốc La Mã hùng mạnh nhất, trải dài từ châu Âu tới Bắc Phi; ở phương Đông, nhà Hán cai trị hầu hết vùng lãnh thổ là Trung Quốc ngày nay; Trung Đông do triều đại Sassanid cai trị. Ở Ấn Độ dòng họ Gupta nắm quyền. Nhưng vào khoảng năm 450, bốn đế quốc này sụp đổ.

�Các nhà hiền triết vốn luôn ảnh hưởng đến xã hội Trung Hoa, nhưng họ bị công kích trong thời kỳ nhà Tần cách tân.

SƠ LƯỢC TOÀN CẢNH THẾ GIỚI (499 TCN–500 CN)

Các nền văn minh cổ phát triển mạnh trong giai đoạn này đã đặt ra nhiều khuynh hướng và khuôn mẫu cho các thời đại về sau. Những khám phá của người Hy Lạp đã đặt nền tảng cho các tri thức sinh học, toán học, vật lý học, văn học, triết học và chính trị hiện đại. Alexander Đại đế đã truyền bá các tư tưởng Hy Lạp cổ vào phần lớn châu Á. Sau này, vào khoảng năm 100 CN, người La Mã truyền bá văn hóa Hy Lạp cổ xa hơn ra nước ngoài, tới tận châu Âu và Bắc Phi. Xa hơn về phía đông, nhà Hán kiểm soát các vùng rộng lớn của Trung Quốc còn dòng họ Gupta truyền bá nền văn hóa Hindu cổ ra hầu hết Ấn Độ.

Cuộc sống ở các đế quốc này nhìn chung là yên ổn, với chính quyền và quân đội vững mạnh. Nhưng chẳng bao lâu sau, các đế quốc này bị những bộ lạc du mục mệnh danh là “man di” tấn công, phải chi phí rất nhiều vào các cuộc giao tranh. Vào khoảng năm 450, các đế quốc lớn này sụp đổ.

Cùng thời gian này, thành phố Teotihuacán ở Trung Mỹ đang cực thịnh. Những người Maya ở cạnh đó đã xây các thành phố lớn và đường sá, thống trị Trung Mỹ đến tận thế kỷ XV.


BẮC MỸ

Các bộ lạc Bắc Mỹ sống thưa thớt trên khắp lục địa. Nhìn chung, họ sống khá đơn giản bằng nghề săn bắn, hái lượm và trồng trọt trên một vùng môi trường đa dạng rộng lớn. Nhưng ở khu vực bang Ohio ngày nay, nền văn hóa Hopewell đã xây dựng nên các đô thị và gò tế thần, đánh dấu sự xuất hiện nền văn minh đầu tiên ở phía Bắc Mexico. Vào khoảng năm 500, nền văn hóa Anasazi bắt đầu phát triển ở các vùng nay là các bang Utah, Arizona và New Mexico (Hoa Kỳ).


TRUNG VÀ NAM MỸ

Ở Mexico và Peru có một số nền văn minh phát triển. Thời kỳ rực rỡ nhất của các nền văn minh này là vào giữa năm 1CN đến năm 600CN. Tại Mexico, thành phố thương mại lớn Teotihuacán, với các kim tự tháp và cung điện, là nơi thịnh vượng nhất. Người Maya đã khởi đầu một nền văn minh phát triển chữ viết và thiên văn học. Tại Peru, thành phố Tiahuanaco nằm khá biệt lập trên vùng núi cao Andes gần hồ Titicaca cũng phát triển. Trên vùng bờ biển Peru, các nền văn hóa Chavin, Nazca và Moche cũng bắt đầu hình thành.


CHÂU ÂU

Châu Âu chứng kiến sự ra đời của hai nền văn minh vĩ đại, đầu tiên là ở Hy Lạp, tiếp đó ở La Mã. Các nền văn hóa khác, như nền văn hóa của người Celt, đã bị lấn át và nuốt chửng. Đến thế kỷ IV và thế kỷ III TCN, Hy Lạp cổ làm bá chủ vùng Địa Trung Hải. Nhưng các thị quốc độc lập của nước này thường giao tranh với nhau và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của Hy Lạp. Trong khi đó, ở Italia, thành Rome tiếp thu các cung cách của Hy Lạp, mở rộng và phát triển lớn mạnh, cho đến khoảng năm 100 CN thì La Mã thiết lập được một đế quốc rộng lớn trải dài từ bán đảo Arập tới Scotland. Qua các cuộc xâm chiếm, đế quốc La Mã truyền bá một tôn giáo mới là đạo Ki-tô trên khắp lãnh thổ của mình. Nhưng vào khoảng năm 400, nền văn minh vĩ đại này bắt đầu tan rã.


CHÂU Á

Vào khoảng năm 350 TCN, nhà Tần lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của một hoàng đế. Nhà Hán nổi lên thay nhà Tần và cai trị Trung Quốc đến năm 220 CN, tạo nên một đế chế ổn định kiểu Nho giáo. Ở Ấn Độ, triều đại Maurya theo đạo Phật đã tạo dựng một nền văn hóa đặc sắc từ năm 320 đến năm 185 TCN. Vào năm 320 CN, một triều đại mới theo đạo Hindu là triều đại Gupta đã thiết lập một thị quốc ở Bắc Ấn tồn tại đến năm 500CN. Ở những nơi khác của châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, các nền văn hóa khác, đậm chất bản địa hơn cũng phát triển.


ÚC-Á

Tại Australia, thổ dân sống đơn sơ và bình lặng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. New Zealand còn thưa thớt người ở. Trong vùng Thái Bình Dương, người Polynesia tiếp tục chiếm các hòn đảo trên một vùng rộng lớn làm nơi định cư.


CHÂU PHI

Châu Phi là nơi cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vào khoảng năm 400 TCN, nền văn hóa Nok phát triển ở Tây Phi. Vào năm 350 CN, vương quốc Axum chinh phục vương quốc Kush. Vào khoảng năm 500 CN, người Bantu đã tới miền Nam châu Phi.


TRUNG ĐÔNG

Trung Đông chịu ảnh hưởng rất lớn của Hy Lạp và La Mã. Alexander Đại đế đặt thủ đô ở Babylon, đưa ảnh hưởng của Hy Lạp hiện đại hóa vào vùng đất cổ xưa giàu truyền thống này. Sau đó, người La Mã thống trị Syria, Palestine và Ai Cập. Về phía Đông, nền văn minh thịnh vượng của Ba Tư đứng ở nơi giao nhau giữa phương Đông và phương Tây.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Đây là kỷ nguyên vĩ đại của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hai nền văn minh phi thường này đã tạo nên phần lớn thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay. Đến khoảng thế kỷ I, toàn thế giới chịu sự thống trị của bốn đế quốc. Đế quốc La Mã hùng mạnh nhất, trải dài từ châu Âu tới Bắc Phi; ở phương Đông, nhà Hán cai trị hầu hết vùng lãnh thổ là Trung Quốc ngày nay; Trung Đông do triều đại Sassanid cai trị. Ở Ấn Độ dòng họ Gupta nắm quyền. Nhưng vào khoảng năm 450, bốn đế quốc này sụp đổ.

Các nền văn minh cổ phát triển mạnh trong giai đoạn này đã đặt ra nhiều khuynh hướng và khuôn mẫu cho các thời đại về sau. Những khám phá của người Hy Lạp đã đặt nền tảng cho các tri thức sinh học, toán học, vật lý học, văn học, triết học và chính trị hiện đại. Alexander Đại đế đã truyền bá các tư tưởng Hy Lạp cổ vào phần lớn châu Á. Sau này, vào khoảng năm 100 CN, người La Mã truyền bá văn hóa Hy Lạp cổ xa hơn ra nước ngoài, tới tận châu Âu và Bắc Phi. Xa hơn về phía đông, nhà Hán kiểm soát các vùng rộng lớn của Trung Quốc còn dòng họ Gupta truyền bá nền văn hóa Hindu cổ ra hầu hết Ấn Độ.

Cuộc sống ở các đế quốc này nhìn chung là yên ổn, với chính quyền và quân đội vững mạnh. Nhưng chẳng bao lâu sau, các đế quốc này bị những bộ lạc du mục mệnh danh là “man di” tấn công, phải chi phí rất nhiều vào các cuộc giao tranh. Vào khoảng năm 450, các đế quốc lớn này sụp đổ.

Cùng thời gian này, thành phố Teotihuacán ở Trung Mỹ đang cực thịnh. Những người Maya ở cạnh đó đã xây các thành phố lớn và đường sá, thống trị Trung Mỹ đến tận thế kỷ XV.

Các bộ lạc Bắc Mỹ sống thưa thớt trên khắp lục địa. Nhìn chung, họ sống khá đơn giản bằng nghề săn bắn, hái lượm và trồng trọt trên một vùng môi trường đa dạng rộng lớn. Nhưng ở khu vực bang Ohio ngày nay, nền văn hóa Hopewell đã xây dựng nên các đô thị và gò tế thần, đánh dấu sự xuất hiện nền văn minh đầu tiên ở phía Bắc Mexico. Vào khoảng năm 500, nền văn hóa Anasazi bắt đầu phát triển ở các vùng nay là các bang Utah, Arizona và New Mexico (Hoa Kỳ).

Ở Mexico và Peru có một số nền văn minh phát triển. Thời kỳ rực rỡ nhất của các nền văn minh này là vào giữa năm 1CN đến năm 600CN. Tại Mexico, thành phố thương mại lớn Teotihuacán, với các kim tự tháp và cung điện, là nơi thịnh vượng nhất. Người Maya đã khởi đầu một nền văn minh phát triển chữ viết và thiên văn học. Tại Peru, thành phố Tiahuanaco nằm khá biệt lập trên vùng núi cao Andes gần hồ Titicaca cũng phát triển. Trên vùng bờ biển Peru, các nền văn hóa Chavin, Nazca và Moche cũng bắt đầu hình thành.

Châu Âu chứng kiến sự ra đời của hai nền văn minh vĩ đại, đầu tiên là ở Hy Lạp, tiếp đó ở La Mã. Các nền văn hóa khác, như nền văn hóa của người Celt, đã bị lấn át và nuốt chửng. Đến thế kỷ IV và thế kỷ III TCN, Hy Lạp cổ làm bá chủ vùng Địa Trung Hải. Nhưng các thị quốc độc lập của nước này thường giao tranh với nhau và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của Hy Lạp. Trong khi đó, ở Italia, thành Rome tiếp thu các cung cách của Hy Lạp, mở rộng và phát triển lớn mạnh, cho đến khoảng năm 100 CN thì La Mã thiết lập được một đế quốc rộng lớn trải dài từ bán đảo Arập tới Scotland. Qua các cuộc xâm chiếm, đế quốc La Mã truyền bá một tôn giáo mới là đạo Ki-tô trên khắp lãnh thổ của mình. Nhưng vào khoảng năm 400, nền văn minh vĩ đại này bắt đầu tan rã.

Vào khoảng năm 350 TCN, nhà Tần lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của một hoàng đế. Nhà Hán nổi lên thay nhà Tần và cai trị Trung Quốc đến năm 220 CN, tạo nên một đế chế ổn định kiểu Nho giáo. Ở Ấn Độ, triều đại Maurya theo đạo Phật đã tạo dựng một nền văn hóa đặc sắc từ năm 320 đến năm 185 TCN. Vào năm 320 CN, một triều đại mới theo đạo Hindu là triều đại Gupta đã thiết lập một thị quốc ở Bắc Ấn tồn tại đến năm 500CN. Ở những nơi khác của châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, các nền văn hóa khác, đậm chất bản địa hơn cũng phát triển.

Tại Australia, thổ dân sống đơn sơ và bình lặng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. New Zealand còn thưa thớt người ở. Trong vùng Thái Bình Dương, người Polynesia tiếp tục chiếm các hòn đảo trên một vùng rộng lớn làm nơi định cư.

Châu Phi là nơi cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vào khoảng năm 400 TCN, nền văn hóa Nok phát triển ở Tây Phi. Vào năm 350 CN, vương quốc Axum chinh phục vương quốc Kush. Vào khoảng năm 500 CN, người Bantu đã tới miền Nam châu Phi.

Trung Đông chịu ảnh hưởng rất lớn của Hy Lạp và La Mã. Alexander Đại đế đặt thủ đô ở Babylon, đưa ảnh hưởng của Hy Lạp hiện đại hóa vào vùng đất cổ xưa giàu truyền thống này. Sau đó, người La Mã thống trị Syria, Palestine và Ai Cập. Về phía Đông, nền văn minh thịnh vượng của Ba Tư đứng ở nơi giao nhau giữa phương Đông và phương Tây.

Chọn tập
Bình luận