Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Sự Bức Hại Người Do Thái (66–1300)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Các mũi tên biểu thị một cách tương đối hành trình di cư của người Do Thái trong thời kỳ Ly tán và giai đoạn đầu của cuộc truy bức vào thế kỷ XII.

SỰ BỨC HẠI NGƯỜI DO THÁI (66–1300)

Sau khi nổi dậy chống ách cai trị của La Mã, dân Do Thái phải ly hương. Tiếp theo sự khoan dung thời gian đầu ở các vùng đất mới thường là những cuộc truy bức gắt gao.

Ngôi sao David hay Chiếc khiên David là một biểu tượng rất lâu đời. Nó xuất hiện lần đầu tiên với vai trò biểu tượng của đạo Do Thái vào khoảng năm 960 TCN.

Trong quãng thời gian từ năm 66 đến năm 73 CN, người Do Thái xứ Judea đã chiến đấu chống những kẻ cai trị La Mã. Người La Mã thảm sát nhiều người Do Thái, và vào năm 70 CN, đã phá hủy Đền Lớn (Great Temple) của họ ở Jerusalem. Người Do Thái bị cấm vào thành Jerusalem, vi phạm lệnh cấm này thì sẽ bị tử hình. Năm 116, các cuộc nổi dậy của người Do Thái tại Ai Cập, Cyrene và Cyprus do La Mã kiểm soát, đều bị dập tắt.

Một giáo sĩ dạy “quy tắc luận giải của Hillel” cho học trò của mình ở Đức vào cuối thế kỷ XIV. Người Do Thái rất chú trọng đến giáo dục để bảo tồn nền văn hóa và đảm bảo cho sự sống còn của dân tộc họ.

Bất ổn tiếp diễn liên miên ở Judea. Cuộc nổi dậy những năm 132-135 bị đàn áp cực kỳ dã man, hàng trăm nghìn người Do Thái bị thảm sát hoặc bán làm nô lệ. Thành Jerusalem bị san phẳng, trên nền đất đó người La Mã đã xây một thành phố mới, đặt tên là Aelia Capitolina. Trên ngọn núi từng tọa lạc Đền Lớn, một ngôi đền mới được xây lên, thờ thần Jupiter. Những người Do Thái sống sót bị xua đuổi khỏi Judea, nhập vào các cộng đồng đã được hình thành ở Babylon, Tiểu Á, Hy Lạp và Bắc Phi. Cuộc ly tán (diaspora) của người Do Thái, vốn đã khởi đầu từ cuộc tha hương tới Babylon vào năm 586 TCN, đến lúc này lại tiếp diễn với cường độ mạnh hơn.

Sau thời Hoàng đế Constantine, người Kitô giáo La Mã trở nên ngày càng thiếu khoan dung. Họ đòi người Do Thái cải sang đạo Ki-tô, và vào thế kỷ V họ tước quyền công dân của người Do Thái. Một số người Do Thái phải bỏ đi xa hơn, tới Đức và Tây Ban Nha. Họ thành lập những cộng đồng nhỏ, khép kín trong các thành phố, duy trì truyền thống riêng của mình và giữ liên lạc với những người Do Thái khác qua các mạng lưới quốc tế. Từ đó hình thành hai cộng đồng Do Thái lớn: người Do Thái Ashkenazi ở Đức dùng tiếng Yiddish làm ngôn ngữ phổ biến và người Do Thái Sephardi nói tiếng Ladino.

Các cộng đồng Do Thái phát triển ở vùng Cận Đông, Tây Ban Nha và Bắc Phi. Dưới ách cai trị Hồi giáo, người Do Thái được sống yên ổn và được che chở khỏi kẻ thù.
Thời Trung đại, những người Do Thái cho vay lãi tham dự tích cực vào các hoạt động tài chính giúp tăng trưởng kinh tế châu Âu, đặc biệt là tại Venice và Genoa ở Italia.

CHỦ NGHĨA BÀI DO THÁI Ở CHÂU ÂU

Từ thế kỷ IX, ở châu Âu, người Do Thái bị cấm sở hữu đất đai hay gia nhập quân đội. Họ trở thành những thợ thủ công khéo tay, thầy thuốc, nhà buôn và người cho vay lấy lãi. Tín đồ Ki-tô giáo bị cấm cho vay lấy lãi, nên người Do Thái đảm nhận dịch vụ quan trọng này. Họ được coi trọng, được các nhà vua và thương gia bảo vệ. Tuy nhiên, cũng vì thế mà một số người Do Thái bị thù ghét.

Đến thế kỷ XII, các cuộc Thập Tự Chinh bắt đầu và sự thù địch đối với những người không phải tín đồ Ki-tô giáo trở nên nặng nề hơn. Khắp châu Âu, dân chúng chống lại một số người Do Thái, buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt trong thành phố gọi là ghetto. Nhiều người khác bị truy bức hoặc bị trục xuất khỏi quê hương. Trong thời kỳ diễn ra các cuộc Thập Tự Chinh (1092-1215), nhiều nghìn người Do Thái bị giết. Người Do Thái cũng bị trục xuất khỏi Anh năm 1290 và Pháp năm 1306. Nhiều người chạy trốn khỏi Tây Ban Nha và Đức tới sống tại các nước Đông Âu.

Vào thế kỷ XI, những người Đức Ki-tô giáo buộc tội người Do Thái gây ra cái chết của Chúa Jesus. Nhiều người Do Thái bị truy bức, tra tấn và giết hại.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

66-132 Người Do Thái nổi dậy và bị người La Mã trục xuất

Thế kỷ VIII Người Do Thái ẩn náu ở đế quốc Arập mới

Thế kỷ XII Các vụ truy bức người Do Thái ở Pháp và Đức

1189 Người Do Thái bị thảm sát ở York (Anh)

1290 Người Do Thái bị trục xuất khỏi Anh

1215 Công đồng Lateran cho phép người Do Thái được cho vay tiền

1280 Khu ghetto Do Thái đầu tiên ở Morocco

Bị kết tội là những kẻ giết Chúa Ki-tô và các tội danh khác, nhiều người Do Thái bị các hiệp sĩ Ki-tô giáo thời Trung đại tra tấn và giết hại vào thế kỷ XIII.

Sau khi nổi dậy chống ách cai trị của La Mã, dân Do Thái phải ly hương. Tiếp theo sự khoan dung thời gian đầu ở các vùng đất mới thường là những cuộc truy bức gắt gao.

Trong quãng thời gian từ năm 66 đến năm 73 CN, người Do Thái xứ Judea đã chiến đấu chống những kẻ cai trị La Mã. Người La Mã thảm sát nhiều người Do Thái, và vào năm 70 CN, đã phá hủy Đền Lớn (Great Temple) của họ ở Jerusalem. Người Do Thái bị cấm vào thành Jerusalem, vi phạm lệnh cấm này thì sẽ bị tử hình. Năm 116, các cuộc nổi dậy của người Do Thái tại Ai Cập, Cyrene và Cyprus do La Mã kiểm soát, đều bị dập tắt.

Bất ổn tiếp diễn liên miên ở Judea. Cuộc nổi dậy những năm 132-135 bị đàn áp cực kỳ dã man, hàng trăm nghìn người Do Thái bị thảm sát hoặc bán làm nô lệ. Thành Jerusalem bị san phẳng, trên nền đất đó người La Mã đã xây một thành phố mới, đặt tên là Aelia Capitolina. Trên ngọn núi từng tọa lạc Đền Lớn, một ngôi đền mới được xây lên, thờ thần Jupiter. Những người Do Thái sống sót bị xua đuổi khỏi Judea, nhập vào các cộng đồng đã được hình thành ở Babylon, Tiểu Á, Hy Lạp và Bắc Phi. Cuộc ly tán (diaspora) của người Do Thái, vốn đã khởi đầu từ cuộc tha hương tới Babylon vào năm 586 TCN, đến lúc này lại tiếp diễn với cường độ mạnh hơn.

Sau thời Hoàng đế Constantine, người Kitô giáo La Mã trở nên ngày càng thiếu khoan dung. Họ đòi người Do Thái cải sang đạo Ki-tô, và vào thế kỷ V họ tước quyền công dân của người Do Thái. Một số người Do Thái phải bỏ đi xa hơn, tới Đức và Tây Ban Nha. Họ thành lập những cộng đồng nhỏ, khép kín trong các thành phố, duy trì truyền thống riêng của mình và giữ liên lạc với những người Do Thái khác qua các mạng lưới quốc tế. Từ đó hình thành hai cộng đồng Do Thái lớn: người Do Thái Ashkenazi ở Đức dùng tiếng Yiddish làm ngôn ngữ phổ biến và người Do Thái Sephardi nói tiếng Ladino.

Từ thế kỷ IX, ở châu Âu, người Do Thái bị cấm sở hữu đất đai hay gia nhập quân đội. Họ trở thành những thợ thủ công khéo tay, thầy thuốc, nhà buôn và người cho vay lấy lãi. Tín đồ Ki-tô giáo bị cấm cho vay lấy lãi, nên người Do Thái đảm nhận dịch vụ quan trọng này. Họ được coi trọng, được các nhà vua và thương gia bảo vệ. Tuy nhiên, cũng vì thế mà một số người Do Thái bị thù ghét.

Đến thế kỷ XII, các cuộc Thập Tự Chinh bắt đầu và sự thù địch đối với những người không phải tín đồ Ki-tô giáo trở nên nặng nề hơn. Khắp châu Âu, dân chúng chống lại một số người Do Thái, buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt trong thành phố gọi là ghetto. Nhiều người khác bị truy bức hoặc bị trục xuất khỏi quê hương. Trong thời kỳ diễn ra các cuộc Thập Tự Chinh (1092-1215), nhiều nghìn người Do Thái bị giết. Người Do Thái cũng bị trục xuất khỏi Anh năm 1290 và Pháp năm 1306. Nhiều người chạy trốn khỏi Tây Ban Nha và Đức tới sống tại các nước Đông Âu.

66-132 Người Do Thái nổi dậy và bị người La Mã trục xuất

Thế kỷ VIII Người Do Thái ẩn náu ở đế quốc Arập mới

Thế kỷ XII Các vụ truy bức người Do Thái ở Pháp và Đức

1189 Người Do Thái bị thảm sát ở York (Anh)

1290 Người Do Thái bị trục xuất khỏi Anh

1215 Công đồng Lateran cho phép người Do Thái được cho vay tiền

1280 Khu ghetto Do Thái đầu tiên ở Morocco

Chọn tập
Bình luận
× sticky