Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Một thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Byzantine, Palestine đã bị người Arập Hồi giáo xâm chiếm vào năm 637. Từ Rome, giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở những quốc gia Ki-tô giáo chiến đấu giành lại vùng đất thánh này.
Đối với tín đồ Ki-tô giáo cũng như Hồi giáo, Palestine là Đất Thánh. Suốt nhiều thế kỷ, cả người Ki-tô giáo lẫn người Hồi giáo cùng hành hương tới Jerusalem. Sau khi người Arập chiếm Palestine vào năm 637, những người hành hương Ki-tô giáo vẫn có thể tới Jerusalem an toàn, nhưng tình hình đã thay đổi từ khi người Thổ Seljuk xuất hiện. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II kêu gọi các tín đồ Ki-tô giáo giải phóng Palestine khỏi ách cai trị Hồi giáo. Dưới sự lãnh đạo của Peter Khổ hạnh và Walter Bần cùng, các hiệp sĩ và cả những người dân thường đã lên đường tới vùng đất thánh. Phần lớn trong số họ không bao giờ tới được Palestine, những người còn lại trở thành một đám hỗn tạp, đói khát và liều mạng. Năm 1099, một đội quân Thập Tự có kỷ luật đã giành lại Jerusalem và tàn sát dân cư ở đó. Họ thành lập bốn vương quốc Thập Tự ở Palestine và Syria. Đầu tiên người Saracen, tức người Thổ Seljuk theo cách gọi của quân Thập Tự, để yên cho các vương quốc Thập Tự.
Nhưng một số quân Thập Tự sau này đã đối xử thô bạo với người Hồi giáo. Năm 1187, sultan Saladin đã đánh bại quân Thập Tự và giành lại Jerusalem. Năm 1191, vua Anh Richard I, nổi tiếng với tên gọi Richard Tim Sư tử (Richard Lionheart), đã dẫn quân tới Đất Thánh. Ông chiếm Cyprus và thành phố Acre nhưng không giành lại được Jerusalem. Vua Saladin ngưỡng mộ vua Richard nên cuối cùng hai bên ký một hiệp ước phân chia Đất Thánh bao gồm cả Jerusalem – theo đó, quân Thập Tự thành lập “Vương quốc Thứ hai” ở thành phố Jerusalem với thủ đô ở Acre.
Cuộc Thập Tự Chinh thứ tư bắt đầu vào năm 1202, nhưng quân Thập Tự không đủ tiền trang trải cho cuộc hành trình. Để có thể tiếp tục chuyến đi đã bắt đầu từ Italia, họ phải cướp bóc thành Constantinople. Năm 1212, có tới 50.000 trẻ em từ Pháp và Đức khởi hành tới Palestine nhưng phần lớn đã chết vì đói hoặc trở thành nô lệ – sự kiện này được gọi là cuộc Thập Tự Chinh Trẻ em. Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm tới Ai Cập thất bại, và ba cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng (1218–1272) cũng không thành công. Kết cục là Palestine bị sultan Ai Cập chinh phục vào năm 1291.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1095-1099 Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên chiếm Palestine và Syria
1187 Sultan Saladin giành lại Jerusalem
1189-1192 Cuộc Thập Tự Chinh thứ ba
1202-1204 Quân Thập Tự Chinh thứ tư cướp phá thành Constantinople
1212 Thập Tự Chinh Trẻ em
1218-1221 Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm – thất bại
1228-1229 Cuộc Thập Tự Chinh thứ sáu – thành công phần nào
1291 Sultan Ai Cập chiếm Palestine
Một thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Byzantine, Palestine đã bị người Arập Hồi giáo xâm chiếm vào năm 637. Từ Rome, giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở những quốc gia Ki-tô giáo chiến đấu giành lại vùng đất thánh này.
Đối với tín đồ Ki-tô giáo cũng như Hồi giáo, Palestine là Đất Thánh. Suốt nhiều thế kỷ, cả người Ki-tô giáo lẫn người Hồi giáo cùng hành hương tới Jerusalem. Sau khi người Arập chiếm Palestine vào năm 637, những người hành hương Ki-tô giáo vẫn có thể tới Jerusalem an toàn, nhưng tình hình đã thay đổi từ khi người Thổ Seljuk xuất hiện. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II kêu gọi các tín đồ Ki-tô giáo giải phóng Palestine khỏi ách cai trị Hồi giáo. Dưới sự lãnh đạo của Peter Khổ hạnh và Walter Bần cùng, các hiệp sĩ và cả những người dân thường đã lên đường tới vùng đất thánh. Phần lớn trong số họ không bao giờ tới được Palestine, những người còn lại trở thành một đám hỗn tạp, đói khát và liều mạng. Năm 1099, một đội quân Thập Tự có kỷ luật đã giành lại Jerusalem và tàn sát dân cư ở đó. Họ thành lập bốn vương quốc Thập Tự ở Palestine và Syria. Đầu tiên người Saracen, tức người Thổ Seljuk theo cách gọi của quân Thập Tự, để yên cho các vương quốc Thập Tự.
Nhưng một số quân Thập Tự sau này đã đối xử thô bạo với người Hồi giáo. Năm 1187, sultan Saladin đã đánh bại quân Thập Tự và giành lại Jerusalem. Năm 1191, vua Anh Richard I, nổi tiếng với tên gọi Richard Tim Sư tử (Richard Lionheart), đã dẫn quân tới Đất Thánh. Ông chiếm Cyprus và thành phố Acre nhưng không giành lại được Jerusalem. Vua Saladin ngưỡng mộ vua Richard nên cuối cùng hai bên ký một hiệp ước phân chia Đất Thánh bao gồm cả Jerusalem – theo đó, quân Thập Tự thành lập “Vương quốc Thứ hai” ở thành phố Jerusalem với thủ đô ở Acre.
Cuộc Thập Tự Chinh thứ tư bắt đầu vào năm 1202, nhưng quân Thập Tự không đủ tiền trang trải cho cuộc hành trình. Để có thể tiếp tục chuyến đi đã bắt đầu từ Italia, họ phải cướp bóc thành Constantinople. Năm 1212, có tới 50.000 trẻ em từ Pháp và Đức khởi hành tới Palestine nhưng phần lớn đã chết vì đói hoặc trở thành nô lệ – sự kiện này được gọi là cuộc Thập Tự Chinh Trẻ em. Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm tới Ai Cập thất bại, và ba cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng (1218–1272) cũng không thành công. Kết cục là Palestine bị sultan Ai Cập chinh phục vào năm 1291.
1095-1099 Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên chiếm Palestine và Syria
1187 Sultan Saladin giành lại Jerusalem
1189-1192 Cuộc Thập Tự Chinh thứ ba
1202-1204 Quân Thập Tự Chinh thứ tư cướp phá thành Constantinople
1212 Thập Tự Chinh Trẻ em
1218-1221 Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm – thất bại
1228-1229 Cuộc Thập Tự Chinh thứ sáu – thành công phần nào