Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Nha Phiến (1830–1864)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHIẾN TRANH NHA PHIẾN (1830–1864)

Các thương gia châu Âu dùng sức mạnh gây nghiện của thuốc phiện (nha phiến) để có được các mối quan hệ buôn bán quan trọng với Trung Quốc, quốc gia lúc này vẫn muốn đóng cửa với người nước ngoài.

Những chiếc thuyền như thuyền buôn này của Anh ở bến tàu đảo Linh Đinh vào năm 1834 chở số lượng lớn thuốc phiện mà người châu Âu đổi lấy các mặt hàng quý của Trung Quốc.

Trong nhiều thế kỷ, người Trung Quốc hầu như không hề có quan hệ với thế giới bên ngoài. Nhiều thương gia châu Âu rất muốn buôn bán hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng quý hiếm được ưa chuộng ở châu Âu như vải lụa và đồ sứ. Tuy vậy, Trung Quốc chỉ cho phép tiến hành hoạt động buôn bán ở một cảng là Quảng Châu. Để giải quyết vấn đề này, các thương gia nước ngoài bắt đầu buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc để dân bản xứ buộc phải đổi các mặt hàng quý giá của họ lấy thuốc phiện. Trung Quốc cố ngăn chặn hoạt động này, và vào năm 1839, các viên quan người Trung Quốc theo lệnh của Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần của triều đình Mãn Thanh tại Quảng Châu, đã đến khám xét kho hàng của người Anh, tịch thu và thiêu hủy tới 20.000 hòm thuốc phiện.

Người Anh không chấp nhận điều mà họ cho là hành động tịch thu tài sản riêng và để trả đũa, họ đưa tàu chiến tới đe dọa Trung Quốc và bao vây cảng Quảng Châu. Triều đình Mãn Thanh không chịu trả tiền bồi thường, cấm dân bản xứ buôn bán với người Anh và bắn vào thuyền của họ. Vì vậy, cuộc Chiến tranh Nha phiến thứ nhất (1839–1842) đã nổ ra giữa Trung Quốc và Anh.

Vợ một người hút thuốc phiện đã công khai đập vỡ tẩu hút của chồng. Từ đầu thế kỷ XVIII trở đi, việc bán và hút thuốc phiện bị cấm tại Trung Quốc theo lệnh của hoàng đế.

HIỆP ƯỚC NAM KINH

Đây là cuộc chiến không cân sức vì người Anh có lực lượng hùng hậu hơn; họ bắn phá Quảng Châu và chiếm Hồng Kông (Hương Cảng) của Trung Quốc. Khi cuộc chiến tranh đầu tiên này chấm dứt, Anh buộc Trung Quốc ký Hiệp ước Nam Kinh, theo đó Trung Quốc phải mở cửa các hải cảng cho người Anh. Trung Quốc cũng phải trả tiền bồi thường và trao đảo Hồng Kông cho Anh.

Cách đối xử đầy hiếu chiến của Anh đối với Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ quan điểm của Ngoại trưởng Anh lúc đó là Henry Temple – Tử tước Palmerston thứ ba. Ông luôn sẵn sàng dùng vũ lực trong những trường hợp mà ông cho là để bảo vệ lợi ích của Anh ở nước ngoài. Trong Hiệp ước Nam Kinh và những “hiệp ước bất bình đẳng” sau này, người Trung Quốc bị buộc phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của người châu Âu. Người Trung Quốc lo sợ rằng buôn bán với nước ngoài sẽ khiến họ bị người nước ngoài chi phối.

Đảo Hồng Kông trở thành thuộc địa của Anh năm 1842. Đảo này nhanh chóng phát triển thành một trung tâm thương mại. Năm 1860, bán đảo Cửu Long cũng trở thành thuộc địa, và vào năm 1898, người Anh giành được các vùng Tân Giới (“Lãnh thổ Mới”) theo một hợp đồng thuê trong 99 năm.
Lực lượng hải quân hùng mạnh của Anh dễ dàng tiêu diệt các thuyền mành của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh nha phiến.
Những người cai trị Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các cường quốc nước ngoài muốn nhà Thanh tiếp tục cai trị, đã dẹp tan Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (1851–1864).

BẤT ỔN XÃ HỘI

Vào giữa những năm 1850, lại nổ ra những vụ náo loạn, mà chủ yếu do người Anh kích động, và hậu quả là bùng phát cuộc Chiến tranh Nha phiến thứ hai (1856–1860). Người Anh cuối cùng cũng giành được phần thắng trong cuộc chiến tranh này và Hiệp ước Thiên Tân được ký vào năm 1858, buộc Trung Quốc phải mở thêm các cảng buôn bán với thương gia châu Âu. Các nước khác như Pháp, Mỹ cũng ký thêm “những hiệp ước bất bình đẳng” kiểu này với Trung Quốc, mang lại cho công dân của họ những đặc quyền và tăng cường tầm ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Quốc. Các thương gia và các nhà truyền giáo đổ xô tới Trung Quốc.

Lúc này, đế quốc Trung Hoa rộng lớn đang dần sụp đổ. Triều đình nhà Thanh cầm quyền đang phải đương đầu với các cuộc khởi nghĩa của những người nông dân đói khổ. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (1851–1864) do những người muốn đất đai được chia công bằng cho dân thường khởi xướng. Các cường quốc nước ngoài đã giúp nhà Thanh đàn áp cuộc khởi nghĩa, vì họ muốn triều đình nhà Thanh tiếp tục cai trị để các hiệp ước có hiệu lực.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1839 Trung Quốc tiêu hủy kho thuốc phiện của Anh

1839 Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất bùng nổ

1842 Trung Quốc ký Hiệp ước Nam Kinh

1842 Đảo Hồng Kông trở thành lãnh thổ của Anh

1844 Hiệp ước Vọng Hạ được ký với Mỹ

1851 Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc nổ ra

1856 Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ

1858 Trung Quốc ký Hiệp ước Thiên Tân

1898 Anh giành được hợp đồng thuê Tân Giới trong 99 năm


Các thương gia châu Âu dùng sức mạnh gây nghiện của thuốc phiện (nha phiến) để có được các mối quan hệ buôn bán quan trọng với Trung Quốc, quốc gia lúc này vẫn muốn đóng cửa với người nước ngoài.

Trong nhiều thế kỷ, người Trung Quốc hầu như không hề có quan hệ với thế giới bên ngoài. Nhiều thương gia châu Âu rất muốn buôn bán hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng quý hiếm được ưa chuộng ở châu Âu như vải lụa và đồ sứ. Tuy vậy, Trung Quốc chỉ cho phép tiến hành hoạt động buôn bán ở một cảng là Quảng Châu. Để giải quyết vấn đề này, các thương gia nước ngoài bắt đầu buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc để dân bản xứ buộc phải đổi các mặt hàng quý giá của họ lấy thuốc phiện. Trung Quốc cố ngăn chặn hoạt động này, và vào năm 1839, các viên quan người Trung Quốc theo lệnh của Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần của triều đình Mãn Thanh tại Quảng Châu, đã đến khám xét kho hàng của người Anh, tịch thu và thiêu hủy tới 20.000 hòm thuốc phiện.

Người Anh không chấp nhận điều mà họ cho là hành động tịch thu tài sản riêng và để trả đũa, họ đưa tàu chiến tới đe dọa Trung Quốc và bao vây cảng Quảng Châu. Triều đình Mãn Thanh không chịu trả tiền bồi thường, cấm dân bản xứ buôn bán với người Anh và bắn vào thuyền của họ. Vì vậy, cuộc Chiến tranh Nha phiến thứ nhất (1839–1842) đã nổ ra giữa Trung Quốc và Anh.

Đây là cuộc chiến không cân sức vì người Anh có lực lượng hùng hậu hơn; họ bắn phá Quảng Châu và chiếm Hồng Kông (Hương Cảng) của Trung Quốc. Khi cuộc chiến tranh đầu tiên này chấm dứt, Anh buộc Trung Quốc ký Hiệp ước Nam Kinh, theo đó Trung Quốc phải mở cửa các hải cảng cho người Anh. Trung Quốc cũng phải trả tiền bồi thường và trao đảo Hồng Kông cho Anh.

Cách đối xử đầy hiếu chiến của Anh đối với Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ quan điểm của Ngoại trưởng Anh lúc đó là Henry Temple – Tử tước Palmerston thứ ba. Ông luôn sẵn sàng dùng vũ lực trong những trường hợp mà ông cho là để bảo vệ lợi ích của Anh ở nước ngoài. Trong Hiệp ước Nam Kinh và những “hiệp ước bất bình đẳng” sau này, người Trung Quốc bị buộc phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của người châu Âu. Người Trung Quốc lo sợ rằng buôn bán với nước ngoài sẽ khiến họ bị người nước ngoài chi phối.

Vào giữa những năm 1850, lại nổ ra những vụ náo loạn, mà chủ yếu do người Anh kích động, và hậu quả là bùng phát cuộc Chiến tranh Nha phiến thứ hai (1856–1860). Người Anh cuối cùng cũng giành được phần thắng trong cuộc chiến tranh này và Hiệp ước Thiên Tân được ký vào năm 1858, buộc Trung Quốc phải mở thêm các cảng buôn bán với thương gia châu Âu. Các nước khác như Pháp, Mỹ cũng ký thêm “những hiệp ước bất bình đẳng” kiểu này với Trung Quốc, mang lại cho công dân của họ những đặc quyền và tăng cường tầm ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Quốc. Các thương gia và các nhà truyền giáo đổ xô tới Trung Quốc.

Lúc này, đế quốc Trung Hoa rộng lớn đang dần sụp đổ. Triều đình nhà Thanh cầm quyền đang phải đương đầu với các cuộc khởi nghĩa của những người nông dân đói khổ. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (1851–1864) do những người muốn đất đai được chia công bằng cho dân thường khởi xướng. Các cường quốc nước ngoài đã giúp nhà Thanh đàn áp cuộc khởi nghĩa, vì họ muốn triều đình nhà Thanh tiếp tục cai trị để các hiệp ước có hiệu lực.

1839 Trung Quốc tiêu hủy kho thuốc phiện của Anh

1839 Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất bùng nổ

1842 Trung Quốc ký Hiệp ước Nam Kinh

1842 Đảo Hồng Kông trở thành lãnh thổ của Anh

1844 Hiệp ước Vọng Hạ được ký với Mỹ

1851 Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc nổ ra

1856 Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ

1858 Trung Quốc ký Hiệp ước Thiên Tân

1898 Anh giành được hợp đồng thuê Tân Giới trong 99 năm

Chọn tập
Bình luận