Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Ireland (1540–1800)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

IRELAND (1540–1800)

Vào thế kỷ XVII, ách cai trị của người Anh theo Tân giáo cuối cùng cũng được áp đặt bằng vũ lực tại Ireland (Ai-len). Người Ireland có phản kháng nhưng mọi cuộc nổi dậy đều bị người Anh đàn áp dã man.

James Butler, công tước xứ Ormonde (1610–1688) là người cai trị Ireland cho vua Anh Charles I.

Người Ireland không bao giờ ưa thích sự cai trị của người Anh. Vua Anh Henry II chiếm hầu hết Ireland vào năm 1171, và trong 400 năm tiếp theo, các vị vua nước Anh vẫn luôn chật vật với việc duy trì quyền lực tại Ireland. Theo thời gian, quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng. Vấn đề chủ yếu là tôn giáo. Người Ireland là tín đồ Thiên Chúa giáo còn người Anh là tín đồ Tân giáo. Các linh mục Ireland kích động nổi dậy bằng cách rao giảng rằng người Anh là những kẻ dị giáo không có quyền chính đáng để cai trị Ireland. Nhưng người Anh đã áp dụng những biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát người Ireland. Họ giải thể nhiều tu viện cổ và bán đất tu viện cho các dòng họ ở Ireland ủng hộ sự cai trị của Anh. Người Ireland phản đối bằng cách thường xuyên nổi loạn. Năm 1556, nữ hoàng Anh Mary I điều quân tới miền Trung Ireland, dùng vũ lực bắt một số người Ireland bản xứ rời khỏi chỗ ở và giao đất của họ cho người Anh tới định cư.

ĐỒN ĐIỀN VÀ KHỞI NGHĨA

Năm 1580, người Anh tiếp tục mở rộng xâm chiếm Ireland. Được chính phủ Anh hứa hẹn về sự giàu có và cơ hội, những người định cư Anh nhanh chóng khai khẩn đất đai và phát triển các đô thị mới ở Ireland. Nhưng thuộc địa của họ bị người Ireland tàn phá trong cuộc tấn công diễn ra năm 1598. Một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Ulster, vùng chỉ có người Ireland sinh sống, nhưng đến năm 1603 thì bị đàn áp. Người Anh bắt đầu lập một đồn điền ở đó, và hầu hết người tới định cư là người Scotland theo Thanh giáo. Đồn điền được củng cố bằng các đô thị có pháo đài bảo vệ như Londonderry. Một số người Ireland chiến đấu chống lại, nhưng nhiều người khác đã bỏ đi. Đến giữa thế kỷ XVII, ở Ulster số người Tân giáo đã đông hơn nhiều so với người Thiên Chúa giáo.

Năm 1642, người Ireland lại nổi dậy và hàng nghìn người định cư Tân giáo tại Ireland bị giết. Do bận rộn với nội chiến Anh nên mãi đến năm 1649 Cromwell mới dập tắt được cuộc nổi dậy này. Khi ông cùng một đội quân hùng hậu tiến vào Ireland, người Ireland đã bị đánh tan với sự dã man tới độ không thể nào tha thứ được. Người Ireland phải chuyển tới những vùng đất ít màu mỡ ở miền Tây nước này và binh lính Anh được chia đất đai để định cư. Đến lúc này người Thiên Chúa giáo mới sở hữu chưa đầy một nửa diện tích đất ở Ireland.

Thị trấn Drogheda bị quân Ireland theo đạo Thiên Chúa do Huân tước Phelim O’Neill chỉ huy bao vây vào năm 1641.
Bản đồ Ireland này do một người Pháp vẽ vào năm 1635. 14 năm sau đó, Cromwell cùng một đạo quân hùng hậu tới đàn áp dã man cuộc nổi dậy của người Ireland chống ách cai trị của Anh. Nhiều người Ireland buộc phải chuyển tới vùng đất ít màu mỡ hơn ở miền Tây.

SỰ CAI TRỊ HÀ KHẮC CỦA NGƯỜI TÂN GIÁO

Người Ireland đã có một chút tia hy vọng, khi vua James II theo đạo Thiên Chúa lên làm vua xứ Anh. Nhưng con gái ông lại lấy William xứ Orange của Hà Lan, người chỉ huy liên quân của nhiều nước chống lại nước Pháp. Năm 1688, William trở thành vua xứ Anh. Hoàng tử James, biệt danh “Người bố xưng ngôi báu” (Old Pretender), con trai vua James II đã bị phế truất, chạy trốn sang Ireland. Cuối cùng, quân đội của hoàng tử James (gọi là quân Jacobite) đánh nhau với quân của William trong trận Boyne năm 1690 và quân của William đã giành thắng lợi.

Là tín đồ Thiên Chúa giáo, vua James II là niềm hy vọng lớn lao của người Thiên Chúa giáo Ireland. Nhưng tình hình chính trị châu Âu trở nên rắc rối quanh vấn đề Ireland, và nước Anh dưới sự trị vì của William III buộc phải đánh bại James.

Loạt sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Ireland. Các bộ luật hà khắc được ban hành, cấm người Thiên Chúa giáo sở hữu súng. Họ cũng bị cấm tham gia chính trị, nắm giữ đất đai, bị cấm học hành và thậm chí bị cấm cả sở hữu những con ngựa lớn. Những người Thiên Chúa giáo cải sang Tân giáo được cấp đất tịch thu từ những người vẫn theo Thiên Chúa giáo. Cộng đồng người Ireland bắt đầu tan rã, người thì cam chịu hoàn cảnh, kẻ thì chống đối và thêm nhiều người rời bỏ đất nước. Mặc dù thế kỷ XVIII là thời kỳ tương đối yên ổn, nhưng sự bất an vẫn đang nhen nhóm ở Ireland. Khi Wolf Tone lãnh đạo một cuộc nổi dậy vào những năm 1790, nhiều người Ireland đã bị giết, thời gian đó người Anh đẩy lùi một cuộc xâm lược của Pháp và đàn áp cuộc nổi dậy của người Ireland một cách dã man. Tuy nhiên, người Anh cũng buộc phải hiểu rằng những người Thiên Chúa giáo ở Ireland vẫn còn đó.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1556 Mary I bắt đầu cho lập các đồn điền của người Tân giáo ở Ireland

1580 Các khu đồn điền được thành lập thêm

1598 Các cuộc nổi dậy nổ ra ở khắp Ireland, nhất là ở Ulster

1642 Người Ireland nổi dậy chống ách thống trị của Anh

1649 Cromwell đàn áp cuộc nổi dậy của người Ireland

1690 Trận Boyne – người Tân giáo chiến thắng

1798 Cuộc khởi nghĩa dân tộc của Wolf Tone


TRẬN BOYNE: Trận đánh mang tính quyết định này diễn ra gần thị trấn Drogheda vào năm 1690. Đội quân của vua James II, vị vua Anh cuối cùng thuộc dòng họ Stuart mới bị phế truất, bị quân Tân giáo của William III áp đảo về số lượng. Khi quân của William vượt sông Boyne, quân của vua James bỏ chạy. Vua James phải sống lưu vong ở Pháp trong khi chiến thắng này đã củng cố sự cai trị của William ở Anh.

Vào thế kỷ XVII, ách cai trị của người Anh theo Tân giáo cuối cùng cũng được áp đặt bằng vũ lực tại Ireland (Ai-len). Người Ireland có phản kháng nhưng mọi cuộc nổi dậy đều bị người Anh đàn áp dã man.

Người Ireland không bao giờ ưa thích sự cai trị của người Anh. Vua Anh Henry II chiếm hầu hết Ireland vào năm 1171, và trong 400 năm tiếp theo, các vị vua nước Anh vẫn luôn chật vật với việc duy trì quyền lực tại Ireland. Theo thời gian, quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng. Vấn đề chủ yếu là tôn giáo. Người Ireland là tín đồ Thiên Chúa giáo còn người Anh là tín đồ Tân giáo. Các linh mục Ireland kích động nổi dậy bằng cách rao giảng rằng người Anh là những kẻ dị giáo không có quyền chính đáng để cai trị Ireland. Nhưng người Anh đã áp dụng những biện pháp cứng rắn nhằm kiểm soát người Ireland. Họ giải thể nhiều tu viện cổ và bán đất tu viện cho các dòng họ ở Ireland ủng hộ sự cai trị của Anh. Người Ireland phản đối bằng cách thường xuyên nổi loạn. Năm 1556, nữ hoàng Anh Mary I điều quân tới miền Trung Ireland, dùng vũ lực bắt một số người Ireland bản xứ rời khỏi chỗ ở và giao đất của họ cho người Anh tới định cư.

Năm 1580, người Anh tiếp tục mở rộng xâm chiếm Ireland. Được chính phủ Anh hứa hẹn về sự giàu có và cơ hội, những người định cư Anh nhanh chóng khai khẩn đất đai và phát triển các đô thị mới ở Ireland. Nhưng thuộc địa của họ bị người Ireland tàn phá trong cuộc tấn công diễn ra năm 1598. Một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Ulster, vùng chỉ có người Ireland sinh sống, nhưng đến năm 1603 thì bị đàn áp. Người Anh bắt đầu lập một đồn điền ở đó, và hầu hết người tới định cư là người Scotland theo Thanh giáo. Đồn điền được củng cố bằng các đô thị có pháo đài bảo vệ như Londonderry. Một số người Ireland chiến đấu chống lại, nhưng nhiều người khác đã bỏ đi. Đến giữa thế kỷ XVII, ở Ulster số người Tân giáo đã đông hơn nhiều so với người Thiên Chúa giáo.

Năm 1642, người Ireland lại nổi dậy và hàng nghìn người định cư Tân giáo tại Ireland bị giết. Do bận rộn với nội chiến Anh nên mãi đến năm 1649 Cromwell mới dập tắt được cuộc nổi dậy này. Khi ông cùng một đội quân hùng hậu tiến vào Ireland, người Ireland đã bị đánh tan với sự dã man tới độ không thể nào tha thứ được. Người Ireland phải chuyển tới những vùng đất ít màu mỡ ở miền Tây nước này và binh lính Anh được chia đất đai để định cư. Đến lúc này người Thiên Chúa giáo mới sở hữu chưa đầy một nửa diện tích đất ở Ireland.

Người Ireland đã có một chút tia hy vọng, khi vua James II theo đạo Thiên Chúa lên làm vua xứ Anh. Nhưng con gái ông lại lấy William xứ Orange của Hà Lan, người chỉ huy liên quân của nhiều nước chống lại nước Pháp. Năm 1688, William trở thành vua xứ Anh. Hoàng tử James, biệt danh “Người bố xưng ngôi báu” (Old Pretender), con trai vua James II đã bị phế truất, chạy trốn sang Ireland. Cuối cùng, quân đội của hoàng tử James (gọi là quân Jacobite) đánh nhau với quân của William trong trận Boyne năm 1690 và quân của William đã giành thắng lợi.

Loạt sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Ireland. Các bộ luật hà khắc được ban hành, cấm người Thiên Chúa giáo sở hữu súng. Họ cũng bị cấm tham gia chính trị, nắm giữ đất đai, bị cấm học hành và thậm chí bị cấm cả sở hữu những con ngựa lớn. Những người Thiên Chúa giáo cải sang Tân giáo được cấp đất tịch thu từ những người vẫn theo Thiên Chúa giáo. Cộng đồng người Ireland bắt đầu tan rã, người thì cam chịu hoàn cảnh, kẻ thì chống đối và thêm nhiều người rời bỏ đất nước. Mặc dù thế kỷ XVIII là thời kỳ tương đối yên ổn, nhưng sự bất an vẫn đang nhen nhóm ở Ireland. Khi Wolf Tone lãnh đạo một cuộc nổi dậy vào những năm 1790, nhiều người Ireland đã bị giết, thời gian đó người Anh đẩy lùi một cuộc xâm lược của Pháp và đàn áp cuộc nổi dậy của người Ireland một cách dã man. Tuy nhiên, người Anh cũng buộc phải hiểu rằng những người Thiên Chúa giáo ở Ireland vẫn còn đó.

1556 Mary I bắt đầu cho lập các đồn điền của người Tân giáo ở Ireland

1580 Các khu đồn điền được thành lập thêm

1598 Các cuộc nổi dậy nổ ra ở khắp Ireland, nhất là ở Ulster

1642 Người Ireland nổi dậy chống ách thống trị của Anh

1649 Cromwell đàn áp cuộc nổi dậy của người Ireland

1690 Trận Boyne – người Tân giáo chiến thắng

1798 Cuộc khởi nghĩa dân tộc của Wolf Tone

Chọn tập
Bình luận