Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Vào thế kỷ XIII, cuộc đấu tranh giữa các ông vua và giới quý tộc ở xứ Anh ngày càng gay gắt. Những người bị trị đã đặt dấu hỏi về quyền lực tuyệt đối của người cai trị.
Vua xứ Anh là John, con trai út của Henry II, thừa hưởng tính khí nóng nảy hung bạo của cha. Không có gì ngạc nhiên khi ông sớm bất hòa với các nam tước vùng Anjou và Poitiers thuộc quyền cai trị của xứ Anh và để mất hai vùng này vào tay Pháp. Tại xứ Anh, vua John đánh thuế cao các nam tước và cai trị hà khắc đến nỗi họ nổi loạn. Các nam tước đe dọa vua John, yêu cầu ông thừa nhận các quyền lợi vốn có của họ và phải tuân thủ luật pháp.
ĐẠI HIẾN CHƯƠNG ANH
Năm 1215, các nam tước gặp vua John trên đồng cỏ Runnymede nằm cạnh sông Thames. Tại đó, họ buộc nhà vua phải đóng ấn vào bản Đại Hiến chương (Magna Carta). Hiến chương này đề cập đến nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó có cả các đơn vị đo lường, quyền hạn của các trưởng hạt, quyền hợp pháp của những người tự do và của các đô thị. Nhà vua chấp nhận tuân thủ luật pháp và không được phép tăng thuế nếu không được sự đồng ý của Đại Hội đồng Quý tộc. Nhưng vừa chấp thuận Hiến chương xong, vua John đã bội ước. Một cuộc nội chiến nổ ra, nhưng chẳng bao lâu sau, vua John qua đời, con trai còn nhỏ là Henry III nối ngôi. Hiến chương xứ Anh được ban hành trở lại và trở thành bộ luật của xứ Anh vào năm 1225. Henry III là một nhà vua bất tài và tiêu pha hoang phí, nên các nam tước lại một lần nữa nhóm họp, lần này dưới sự lãnh đạo của Nam tước Simon de Montfort. Họ buộc vua Henry chấp nhận việc tham khảo ý kiến của Đại Hội đồng về mọi vấn đề quan trọng. Giống như cha, vua Henry bội ước, nhưng bị de Monfort đánh bại trong trận Lewes. Simon de Monfort và Đại Hội đồng Quý tộc tiếp đó đã cai trị Anh nhân danh Henry III.
QUYỀN LỰC CỦA NGHỊ VIỆN
Năm 1265, Simon de Monfort triệu tập Nghị viện mới gồm hai viện: Thượng viện (trước đây là Đại Hội đồng Quý tộc và giám mục) và Hạ viện. Mỗi hạt đóng góp hai hiệp sĩ và mỗi đô thị hai thị dân vào Hạ viện. Sau đó, vua Edward I (1272–1307), một nhà cai trị giỏi đã cải tổ lại luật pháp và bộ máy chính quyền xứ Anh, thành lập một Nghị viện kiểu mẫu có nhiều đại diện hơn từ khắp nơi trong nước. Tuy vậy, nhà vua vẫn nắm quyền lực. Năm 1388, Nghị viện (được mệnh danh là Nghị viện Tàn nhẫn) xung đột với vua Richard III và bãi bỏ một số quyền của nhà vua.
Quyền lực của Nghị viện mạnh dần lên theo thời gian. Hạ viện Anh dần giành được nhiều quyền lực hơn mặc dù Nghị viện vẫn đại diện chủ yếu cho tầng lớp giàu có. Chỉ đến thế kỷ XX, nền dân chủ thực sự mới xuất hiện ở Anh.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1215 Vua John miễn cưỡng đóng dấu đại ấn vào Hiến chương
1216 Vua John mất, con trai ông mới chín tuổi lên làm vua Henry III
1225 Hiến chương trở thành bộ luật của xứ Anh
1227 Henry III tròn 20 tuổi, bắt đầu cai trị xứ Anh
1258 Cải cách luật pháp – các điều khoản Oxford
1265 Simon de Montfort triệu tập Nghị viện
1272 Edward I trở thành vua xứ Anh
1295 Nghị viện kiểu mẫu của Edward I
1307 Edward II lên làm vua xứ Anh
1388 Nghị viện Tàn nhẫn chống lại vua Richard II
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Vào thế kỷ XIII, cuộc đấu tranh giữa các ông vua và giới quý tộc ở xứ Anh ngày càng gay gắt. Những người bị trị đã đặt dấu hỏi về quyền lực tuyệt đối của người cai trị.
Vua xứ Anh là John, con trai út của Henry II, thừa hưởng tính khí nóng nảy hung bạo của cha. Không có gì ngạc nhiên khi ông sớm bất hòa với các nam tước vùng Anjou và Poitiers thuộc quyền cai trị của xứ Anh và để mất hai vùng này vào tay Pháp. Tại xứ Anh, vua John đánh thuế cao các nam tước và cai trị hà khắc đến nỗi họ nổi loạn. Các nam tước đe dọa vua John, yêu cầu ông thừa nhận các quyền lợi vốn có của họ và phải tuân thủ luật pháp.
Năm 1215, các nam tước gặp vua John trên đồng cỏ Runnymede nằm cạnh sông Thames. Tại đó, họ buộc nhà vua phải đóng ấn vào bản Đại Hiến chương (Magna Carta). Hiến chương này đề cập đến nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó có cả các đơn vị đo lường, quyền hạn của các trưởng hạt, quyền hợp pháp của những người tự do và của các đô thị. Nhà vua chấp nhận tuân thủ luật pháp và không được phép tăng thuế nếu không được sự đồng ý của Đại Hội đồng Quý tộc. Nhưng vừa chấp thuận Hiến chương xong, vua John đã bội ước. Một cuộc nội chiến nổ ra, nhưng chẳng bao lâu sau, vua John qua đời, con trai còn nhỏ là Henry III nối ngôi. Hiến chương xứ Anh được ban hành trở lại và trở thành bộ luật của xứ Anh vào năm 1225. Henry III là một nhà vua bất tài và tiêu pha hoang phí, nên các nam tước lại một lần nữa nhóm họp, lần này dưới sự lãnh đạo của Nam tước Simon de Montfort. Họ buộc vua Henry chấp nhận việc tham khảo ý kiến của Đại Hội đồng về mọi vấn đề quan trọng. Giống như cha, vua Henry bội ước, nhưng bị de Monfort đánh bại trong trận Lewes. Simon de Monfort và Đại Hội đồng Quý tộc tiếp đó đã cai trị Anh nhân danh Henry III.
Năm 1265, Simon de Monfort triệu tập Nghị viện mới gồm hai viện: Thượng viện (trước đây là Đại Hội đồng Quý tộc và giám mục) và Hạ viện. Mỗi hạt đóng góp hai hiệp sĩ và mỗi đô thị hai thị dân vào Hạ viện. Sau đó, vua Edward I (1272–1307), một nhà cai trị giỏi đã cải tổ lại luật pháp và bộ máy chính quyền xứ Anh, thành lập một Nghị viện kiểu mẫu có nhiều đại diện hơn từ khắp nơi trong nước. Tuy vậy, nhà vua vẫn nắm quyền lực. Năm 1388, Nghị viện (được mệnh danh là Nghị viện Tàn nhẫn) xung đột với vua Richard III và bãi bỏ một số quyền của nhà vua.
Quyền lực của Nghị viện mạnh dần lên theo thời gian. Hạ viện Anh dần giành được nhiều quyền lực hơn mặc dù Nghị viện vẫn đại diện chủ yếu cho tầng lớp giàu có. Chỉ đến thế kỷ XX, nền dân chủ thực sự mới xuất hiện ở Anh.
1215 Vua John miễn cưỡng đóng dấu đại ấn vào Hiến chương
1216 Vua John mất, con trai ông mới chín tuổi lên làm vua Henry III
1225 Hiến chương trở thành bộ luật của xứ Anh
1227 Henry III tròn 20 tuổi, bắt đầu cai trị xứ Anh