Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Bất Ổn Ở Anh (1811–1832)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

BẤT ỔN Ở ANH (1811–1832)

Trong xã hội công nghiệp mới với những nhà máy “tối tăm và xấu xa”, công nhân Anh bị đối xử tàn tệ. Họ đã đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Nhiều người nghèo túng và không quen sống ở thành phố. Một số người chỉ biết uống rượu để giải sầu. Bức tranh khắc do William Hogarth sáng tác vào năm 1751 này có tên là “Ngõ Rượu Gin”.

Những năm hòa bình sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh của Napoleon là một thời kỳ có nhiều bất mãn. Nhiều người thất nghiệp và giá lương thực tăng cao. Chính phủ Anh lo ngại phong trào công đoàn (tổ chức của công nhân có nhiệm vụ thương lượng để đạt được điều kiện làm việc tốt hơn) lớn mạnh, nên vào năm 1800 các tổ chức công đoàn bị coi là bất hợp pháp. Cuộc sống trong các thành phố công nghiệp thật ảm đạm, nhà ở tồi tàn, tai nạn và bệnh tật thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra ở các nước khác khiến công nhân ở Anh nhận thấy họ có quyền lên tiếng. Họ đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc và có tiếng nói trong bộ máy chính phủ.

Điều kiện làm việc trong các nhà máy thật khủng khiếp. Phụ nữ và trẻ em thường phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, công việc rất nguy hiểm mà đồng lương thì còm cõi. Nhiều công nhân đã chết khi còn trẻ.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người phản đối đều muốn sự thay đổi. Trong những năm 1811–1816, các thợ thủ công phong trào Luddite (goiï theo tên của nhà lãnh đạo phong trào là Ned Ludd) đã đập phá máy móc mới trong các nhà máy ở các hạt Lancashire và Yorkshire, chỉ vì lo sợ máy móc sẽ khiến họ mất việc làm. Sáu năm sau đó, một nhóm công nhân được gọi là “Blanketeer” (nghĩa là “những ngươiø choàng chăn”) đã choàng lên người những tamá vải len do chính họ dệt, tuần hành từ Manchester tới London kêu goiï sự ủng hộ của Hoàng thân Nhiếp chính.

Người theo phong trào Luddite phản kháng này mặc áo quần phụ nữ để cải trang. Họ là những thợ thủ công khéo tay, phản đối việc dùng máy móc mới thay thế việc làm của họ. Họ hoạt động trong những năm 1811–1816.

Từ năm 1824, các tổ chức công đoàn được phép hoạt động ở mức hạn chế. Nhiều người vận động chiến dịch “mỗi người một phiếu bầu”. Năm 1832, Dự luật Đại Cải cách được thông qua đã khiến các cuộc bầu cử vào Nghị viện Anh công bằng hơn nhiều, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở mức những người có tài sản mới được phép bầu cử.

Trong vụ thảm sát Peterloo ở Manchester năm 1819, binh lính xông vào tấn công dữ dội một đám đông không có gì tự vệ đang tụ tập nghe một nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào đòi hỏi thay đổi chính trị là Henry Hunt diễn thuyết. 11 người bị thiệt mạng và hơn 400 người bị thương.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Trong xã hội công nghiệp mới với những nhà máy “tối tăm và xấu xa”, công nhân Anh bị đối xử tàn tệ. Họ đã đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Những năm hòa bình sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh của Napoleon là một thời kỳ có nhiều bất mãn. Nhiều người thất nghiệp và giá lương thực tăng cao. Chính phủ Anh lo ngại phong trào công đoàn (tổ chức của công nhân có nhiệm vụ thương lượng để đạt được điều kiện làm việc tốt hơn) lớn mạnh, nên vào năm 1800 các tổ chức công đoàn bị coi là bất hợp pháp. Cuộc sống trong các thành phố công nghiệp thật ảm đạm, nhà ở tồi tàn, tai nạn và bệnh tật thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra ở các nước khác khiến công nhân ở Anh nhận thấy họ có quyền lên tiếng. Họ đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc và có tiếng nói trong bộ máy chính phủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người phản đối đều muốn sự thay đổi. Trong những năm 1811–1816, các thợ thủ công phong trào Luddite (goiï theo tên của nhà lãnh đạo phong trào là Ned Ludd) đã đập phá máy móc mới trong các nhà máy ở các hạt Lancashire và Yorkshire, chỉ vì lo sợ máy móc sẽ khiến họ mất việc làm. Sáu năm sau đó, một nhóm công nhân được gọi là “Blanketeer” (nghĩa là “những ngươiø choàng chăn”) đã choàng lên người những tamá vải len do chính họ dệt, tuần hành từ Manchester tới London kêu goiï sự ủng hộ của Hoàng thân Nhiếp chính.

Từ năm 1824, các tổ chức công đoàn được phép hoạt động ở mức hạn chế. Nhiều người vận động chiến dịch “mỗi người một phiếu bầu”. Năm 1832, Dự luật Đại Cải cách được thông qua đã khiến các cuộc bầu cử vào Nghị viện Anh công bằng hơn nhiều, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở mức những người có tài sản mới được phép bầu cử.

Chọn tập
Bình luận