Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Tây Ban Nha Suy Tàn (1598–1700)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

TÂY BAN NHA SUY TÀN (1598–1700)

Sau một thế kỷ phát triển huy hoàng, Tây Ban Nha bước vào giai đoạn suy tàn kéo dài do họ không chịu thừa nhận thời thế đang đổi thay, và đã không thể thích nghi được với điều đó.

Philip III làm vua Tây Ban Nha trong 23 năm, nhưng mối quan tâm thực sự của ông là tôn giáo chứ không phải chính trị. Trong thời trị vì của ông, Tây Ban Nha bắt đầu để mất vị thế một cường quốc châu Âu và nước thực dân lớn trên thế giới.

Khi Philip III trở thành vua Tây Ban Nha vào năm 1598, đất nước của ông đã khánh kiệt. Quân đội Tây Ban Nha lạc hậu, chính quyền thối nát và yếu kém. Tây Ban Nha tận dụng được những lợi ích từ nguồn của cải phong phú, trong đó có vàng và bạc mang về từ châu Mỹ, nhưng giá trị của các loại kim loại đó cũng giảm sút vì lúc này châu Âu đã tràn ngập vàng và bạc của Tây Ban Nha.

Cơ hội làm giàu dễ dàng đã làm băng hoại xã hội Tây Ban Nha, và các phương cách làm giàu hợp lý như thúc đẩy và phát triển thương mại, giáo dục và các ngành nghề thì bị bỏ qua. Mặc dù vậy, đế quốc Tây Ban Nha vẫn rộng lớn nhất thế giới, bao gồm hầu hết Nam Mỹ và Trung Mỹ, cộng thêm cả Philippines, và các vùng thuộc địa ở khắp châu Á và châu Phi. Vua Philip không quan tâm đến việc cai trị, Tây Ban Nha do các tể tướng của ông điều hành. Công tước xứ Lerma – người đứng đầu trong số họ – đã lợi dụng vị thế của mình để trở thành một người vô cùng giàu có. Sai lầm lớn nhất của ông là trục xuất người Morisco vào năm 1606.

Tác giả Tây Ban Nha nổi tiếng nhất thời kỳ này là Miguel de Cervantes (1547–1616), người viết cuốn truyện Don Quixote (Đôn Ki-hô-tê). Cuốn truyện kể về một chàng địa chủ ngốc nghếch tự coi mình là một hiệp sĩ dũng cảm và có một loạt các cuộc phiêu lưu hài hước với người hầu cận là chàng nông dân Sancho Panza.

Người Morisco là những người Moor (gốc ở Tây Bắc châu Phi) theo Hồi giáo đã ở lại Tây Ban Nha và cải đạo sang Ki-tô giáo. Công tước Lerma nghi họ có âm mưu chống chính quyền. Nhưng người Morisco là những người cực kỳ chăm chỉ, khéo tay, và Tây Ban Nha không thể thiếu họ.

Vào thời gian này, Giáo hội Thiên Chúa La Mã mạnh hơn cả nhà vua và các tể tướng của ông. Thông qua Tòa án Dị giáo, Giáo hội giám sát và kiểm soát mọi mặt đời sống của Tây Ban Nha. Những vấn đề tôn giáo được coi trọng hơn mọi lợi ích kinh tế, do đó quốc gia ngày một nghèo đi.

Của cải từ Tân Thế giới không chỉ được chi tiêu vào các cuộc chiến tranh. Philip II cho xây dựng cung điện tráng lệ ở El Escorial, gần Madrid vào cuối thế kỷ XVI. Thư viện trong cung điện có các bản thảo vô giá tiếng Hy Lạp, La-tinh và A rập.
Charles II làm vua Tây Ban Nha trong 35 năm cho đến lúc mất vào năm 1700 và được mô tả trong các bức tranh như một vị quân vương oai phong, nhưng ông trị vì không thành công. Ông không có con kế vị và là nhà vua Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburg.

CHẤM DỨT TRIỀU ĐẠI HABSBURG

Năm 1621, con trai của Philip III là Philip IV nối ngôi. Sự trị vì của Philip IV là một thảm họa. Việc Tây Ban Nha ủng hộ phe Thiên Chúa giáo trong Chiến tranh Ba mươi Năm và các cuộc chiến tranh chống nước Pháp đã làm Tây Ban Nha vô cùng tốn kém mà lợi ích thu được thì rất ít. Vào khoảng thời gian này, nguồn của cải thu về từ châu Mỹ cũng đã giảm. Trong nước, một cuộc khởi nghĩa ở vùng Catalonia (Barcelona) đẩy Tây Ban Nha lún sâu vào nợ nần. Tháng 12 năm 1640, một cuộc nổi dậy rầm rộ ở Bồ Đào Nha đã chấm dứt liên minh giữa Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha, gây thêm thiệt hại cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chiến sự vẫn tiếp diễn và mãi đến năm 1668 Tây Ban Nha mới chịu công nhận nền độc lập của Bồ Đào Nha.

Năm 1665, kế vị Philip IV là con trai bốn tuổi Charles II, ông vua Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburg. Về sau Charles II không có người kế vị, vì vậy Philip xứ Anjou, cháu nội của vua Pháp Louis XIV, lên nối ngôi.

Vua Philip V áp dụng một trật tự mới vào Tây Ban Nha, nhưng giờ đây nước này không còn là một cường quốc nữa. Từ cuộc tranh cãi quanh câu hỏi dòng họ Habsburg hay dòng họ Bourbon của Pháp được quyền cai trị Tây Ban Nha đã nổ ra một cuộc chiến tranh ở châu Âu. Kết quả là Tây Ban Nha để mất thuộc địa ở Ý cùng với Gibraltar và Bỉ vào năm 1713. Triều đại Habsburg để mất Tây Ban Nha về tay dòng họ Bourbon.

Bức tranh này mô tả lễ ban thánh thể cho vua Charles II tại El Escorial với một vẻ tráng lệ xa hoa, không thực sự phù hợp với một đất nước đang trong thời kỳ suy thoái.

TÂY BAN NHA SUY TÀN

Tây Ban Nha đã trải qua một thế kỷ phát triển huy hoàng và hưng thịnh, rồi đến một thế kỷ suy tàn. Nước này không thừa nhận trật tự mới ở Bắc Âu, nơi người Tân giáo đang dẫn đầu quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chế độ Thiên Chúa giáo ở Tây Ban Nha không tự đổi mới và cố duy trì quyền lực của giới quý tộc, giám mục và nhà vua. Do vậy, Tây Ban Nha không phát triển được tiếp sau sự lớn mạnh ngoạn mục vào khoảng năm 1492, và đến năm 1700 các nước châu Âu khác đã vượt Tây Ban Nha.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1598 Tây Ban Nha thua trong chiến tranh với Pháp sau khi can thiệp vào công việc của Pháp

1598-1621 Philip III lên ngôi vua Tây Ban Nha

1606 Trục xuất người Morisco ra khỏi Tây Ban Nha

1621-1648 Tây Ban Nha mất Hà Lan

1621-1665 Philip IV trở thành vua Tây Ban Nha

1640 Bồ Đào Nha và đế quốc của họ ly khai khỏi Tây Ban Nha

1648 Tây Ban Nha rốt cuộc phải chấp nhận nền độc lập của Hà Lan

1665-1700 Thời cai trị của Charles II, ông vua Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburg

1701-1713 Cuộc chiến giành quyền kế vị ngôi vua Tây Ban Nha – Tây Ban Nha để mất thuộc địa ở Ý, Bỉ và Gibraltar

1700-1746 Philip V là ông vua Tây Ban Nha đầu tiên thuộc dòng họ Bourbon

Sau một thế kỷ phát triển huy hoàng, Tây Ban Nha bước vào giai đoạn suy tàn kéo dài do họ không chịu thừa nhận thời thế đang đổi thay, và đã không thể thích nghi được với điều đó.

Khi Philip III trở thành vua Tây Ban Nha vào năm 1598, đất nước của ông đã khánh kiệt. Quân đội Tây Ban Nha lạc hậu, chính quyền thối nát và yếu kém. Tây Ban Nha tận dụng được những lợi ích từ nguồn của cải phong phú, trong đó có vàng và bạc mang về từ châu Mỹ, nhưng giá trị của các loại kim loại đó cũng giảm sút vì lúc này châu Âu đã tràn ngập vàng và bạc của Tây Ban Nha.

Cơ hội làm giàu dễ dàng đã làm băng hoại xã hội Tây Ban Nha, và các phương cách làm giàu hợp lý như thúc đẩy và phát triển thương mại, giáo dục và các ngành nghề thì bị bỏ qua. Mặc dù vậy, đế quốc Tây Ban Nha vẫn rộng lớn nhất thế giới, bao gồm hầu hết Nam Mỹ và Trung Mỹ, cộng thêm cả Philippines, và các vùng thuộc địa ở khắp châu Á và châu Phi. Vua Philip không quan tâm đến việc cai trị, Tây Ban Nha do các tể tướng của ông điều hành. Công tước xứ Lerma – người đứng đầu trong số họ – đã lợi dụng vị thế của mình để trở thành một người vô cùng giàu có. Sai lầm lớn nhất của ông là trục xuất người Morisco vào năm 1606.

Người Morisco là những người Moor (gốc ở Tây Bắc châu Phi) theo Hồi giáo đã ở lại Tây Ban Nha và cải đạo sang Ki-tô giáo. Công tước Lerma nghi họ có âm mưu chống chính quyền. Nhưng người Morisco là những người cực kỳ chăm chỉ, khéo tay, và Tây Ban Nha không thể thiếu họ.

Vào thời gian này, Giáo hội Thiên Chúa La Mã mạnh hơn cả nhà vua và các tể tướng của ông. Thông qua Tòa án Dị giáo, Giáo hội giám sát và kiểm soát mọi mặt đời sống của Tây Ban Nha. Những vấn đề tôn giáo được coi trọng hơn mọi lợi ích kinh tế, do đó quốc gia ngày một nghèo đi.

Năm 1621, con trai của Philip III là Philip IV nối ngôi. Sự trị vì của Philip IV là một thảm họa. Việc Tây Ban Nha ủng hộ phe Thiên Chúa giáo trong Chiến tranh Ba mươi Năm và các cuộc chiến tranh chống nước Pháp đã làm Tây Ban Nha vô cùng tốn kém mà lợi ích thu được thì rất ít. Vào khoảng thời gian này, nguồn của cải thu về từ châu Mỹ cũng đã giảm. Trong nước, một cuộc khởi nghĩa ở vùng Catalonia (Barcelona) đẩy Tây Ban Nha lún sâu vào nợ nần. Tháng 12 năm 1640, một cuộc nổi dậy rầm rộ ở Bồ Đào Nha đã chấm dứt liên minh giữa Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha, gây thêm thiệt hại cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chiến sự vẫn tiếp diễn và mãi đến năm 1668 Tây Ban Nha mới chịu công nhận nền độc lập của Bồ Đào Nha.

Năm 1665, kế vị Philip IV là con trai bốn tuổi Charles II, ông vua Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburg. Về sau Charles II không có người kế vị, vì vậy Philip xứ Anjou, cháu nội của vua Pháp Louis XIV, lên nối ngôi.

Vua Philip V áp dụng một trật tự mới vào Tây Ban Nha, nhưng giờ đây nước này không còn là một cường quốc nữa. Từ cuộc tranh cãi quanh câu hỏi dòng họ Habsburg hay dòng họ Bourbon của Pháp được quyền cai trị Tây Ban Nha đã nổ ra một cuộc chiến tranh ở châu Âu. Kết quả là Tây Ban Nha để mất thuộc địa ở Ý cùng với Gibraltar và Bỉ vào năm 1713. Triều đại Habsburg để mất Tây Ban Nha về tay dòng họ Bourbon.

Tây Ban Nha đã trải qua một thế kỷ phát triển huy hoàng và hưng thịnh, rồi đến một thế kỷ suy tàn. Nước này không thừa nhận trật tự mới ở Bắc Âu, nơi người Tân giáo đang dẫn đầu quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chế độ Thiên Chúa giáo ở Tây Ban Nha không tự đổi mới và cố duy trì quyền lực của giới quý tộc, giám mục và nhà vua. Do vậy, Tây Ban Nha không phát triển được tiếp sau sự lớn mạnh ngoạn mục vào khoảng năm 1492, và đến năm 1700 các nước châu Âu khác đã vượt Tây Ban Nha.

1598 Tây Ban Nha thua trong chiến tranh với Pháp sau khi can thiệp vào công việc của Pháp

1598-1621 Philip III lên ngôi vua Tây Ban Nha

1606 Trục xuất người Morisco ra khỏi Tây Ban Nha

1621-1648 Tây Ban Nha mất Hà Lan

1621-1665 Philip IV trở thành vua Tây Ban Nha

1640 Bồ Đào Nha và đế quốc của họ ly khai khỏi Tây Ban Nha

1648 Tây Ban Nha rốt cuộc phải chấp nhận nền độc lập của Hà Lan

1665-1700 Thời cai trị của Charles II, ông vua Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburg

1701-1713 Cuộc chiến giành quyền kế vị ngôi vua Tây Ban Nha – Tây Ban Nha để mất thuộc địa ở Ý, Bỉ và Gibraltar

1700-1746 Philip V là ông vua Tây Ban Nha đầu tiên thuộc dòng họ Bourbon

Chọn tập
Bình luận