Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Thực ra người La Mã không phát minh ra nhiều thứ để phát triển nền văn minh của họ mà chỉ tiếp thu những gì đã được phát minh từ trước và phát triển.
Lối sống La Mã (Romanitas) chỉ mọi thứ liên quan tới cuộc sống của một công dân trong đế quốc này. La Mã không chỉ là một đế quốc mà là cả một hệ thống, một thị trường chung thống nhất và một liên minh của những vùng đất khác nhau có chung một lối sống rất phát triển.
QUYỀN LỰC CỦA NHÂN DÂN
Người Hy Lạp sáng tạo ra nền dân chủ, người La Mã thì phát triển nó tới trình độ cao hơn. Dân chủ trong bối cảnh thời đó có nghĩa là giới quý tộc cầm quyền nhưng tầng lớp bình dân cũng có ảnh hưởng nhất định trong các cuộc bầu cử. Tầng lớp nô lệ, phần lớn không phải người La Mã, thì không có chút quyền nào. Nền dân chủ La Mã phát huy tác dụng tốt trong một thời gian nhưng cuối cùng đã bị biến tướng. Do vậy nó đã bị thay thế bằng sự cai trị của một vị hoàng đế.
VIỆN NGUYÊN LÃO
Nền Cộng hòa La Mã được điều hành bởi Viện Nguyên lão, hình thành thông qua bầu cử và gồm một nhóm nhà quý tộc. Mỗi năm các nhà quý tộc này bầu ra hai quan chấp chính tối cao quyền lực ngang nhau để điều hành đất nước, giống như tổng thống thời nay. Viện Nguyên lão giữ vai trò cố vấn cho các quan Chấp chính. Về sau, binh lính La Mã có nhiều quyền lực hơn dân thường và các quan Chấp chính trở thành độc tài quân sự. Sau cái chết của Augustus, La Mã chịu sự cai trị của các hoàng đế kế tiếp nhau nắm trong tay quyền lực tuyệt đối.
ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ
Các đô thị lớn nhất của đế quốc là thành Rome (La Mã), Alexandria và Antioch; mỗi đô thị có hơn 100.000 dân. Các đô thị khác của đế quốc La Mã có từ 10.000 đến 50.000 dân. Mỗi đô thị đều được quy hoạch chặt chẽ với các tòa nhà công quyền, quảng trường công cộng, nhà tắm, sân vận động, chợ, xưởng thợ, nhà kho, và các khu vực sinh sống dành cho từng tầng lớp xã hội.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
200 TCN Nghệ thuật, kiến trúc và văn học La Mã cổ điển phát triển
103 TCN Cuộc nổi dậy của nô lệ ở Rome
91 TCN Chiến tranh giữa La Mã và các thành phố Italia
88 TCN Nội chiến thành Rome Khoảng 30 TCN Thời của nhà thơ Virgil và sử gia Livy ra đời
64 CN Khởi đầu sự đàn áp người Ki-tô giáo ở Rome dưới thời Hoàng đế Nero (còn diễn ra trong giai đoạn 303-311CN)
100 Đế quốc La Mã đạt đến quy mô lớn nhất
160 Hàng nghìn công dân La Mã chết vì dịch bệnh
200 Hệ thống đường sá trong đế quốc hoàn tất
260 Các man tộc bắt đầu tấn công La Mã
313 Hoàng đế Constantine ra sắc lệnh về sự khoan dung tôn giáo
410 Đế quốc sụp đổ
ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN
Khi đời sống La Mã phát triển, các nông trại được thị dân giàu có mua và tổ chức lại, hoặc được ban thưởng cho các binh sĩ làm điền trang. Tá điền, nông dân và nô lệ làm ra nông sản để bán cho các thành phố. Một số lượng lớn lương thực và nguyên liệu được vận chuyển từ các nông trại tới Rome và các đô thị khác. Ngoài ra, các quân đoàn viễn chinh La Mã cần thực phẩm nuôi quân nên các điền trang cũng sẵn sàng sản xuất lương thực quy mô lớn nhằm thu lợi nhuận.
CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT
Cuộc sống ở thành Rome giống cuộc sống đô thị ngày nay về nhiều phương diện, với các tòa nhà cao, các vấn đề giao thông, mua sắm, xử lý chất thải, cũng như sự hối hả tất bật. Thành Rome cũng là nơi tụ họp của người dân đến từ mọi miền trong đế quốc, họ giao tiếp với nhau bằng các ngôn ngữ chung là tiếng Latinh và Hy Lạp. Đây là một nền kinh tế tiền tệ và là một xã hội rất phức tạp với những giai cấp, hệ thống đức tin và tôn giáo khác nhau.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Thực ra người La Mã không phát minh ra nhiều thứ để phát triển nền văn minh của họ mà chỉ tiếp thu những gì đã được phát minh từ trước và phát triển.
Lối sống La Mã (Romanitas) chỉ mọi thứ liên quan tới cuộc sống của một công dân trong đế quốc này. La Mã không chỉ là một đế quốc mà là cả một hệ thống, một thị trường chung thống nhất và một liên minh của những vùng đất khác nhau có chung một lối sống rất phát triển.
Người Hy Lạp sáng tạo ra nền dân chủ, người La Mã thì phát triển nó tới trình độ cao hơn. Dân chủ trong bối cảnh thời đó có nghĩa là giới quý tộc cầm quyền nhưng tầng lớp bình dân cũng có ảnh hưởng nhất định trong các cuộc bầu cử. Tầng lớp nô lệ, phần lớn không phải người La Mã, thì không có chút quyền nào. Nền dân chủ La Mã phát huy tác dụng tốt trong một thời gian nhưng cuối cùng đã bị biến tướng. Do vậy nó đã bị thay thế bằng sự cai trị của một vị hoàng đế.
Nền Cộng hòa La Mã được điều hành bởi Viện Nguyên lão, hình thành thông qua bầu cử và gồm một nhóm nhà quý tộc. Mỗi năm các nhà quý tộc này bầu ra hai quan chấp chính tối cao quyền lực ngang nhau để điều hành đất nước, giống như tổng thống thời nay. Viện Nguyên lão giữ vai trò cố vấn cho các quan Chấp chính. Về sau, binh lính La Mã có nhiều quyền lực hơn dân thường và các quan Chấp chính trở thành độc tài quân sự. Sau cái chết của Augustus, La Mã chịu sự cai trị của các hoàng đế kế tiếp nhau nắm trong tay quyền lực tuyệt đối.
Các đô thị lớn nhất của đế quốc là thành Rome (La Mã), Alexandria và Antioch; mỗi đô thị có hơn 100.000 dân. Các đô thị khác của đế quốc La Mã có từ 10.000 đến 50.000 dân. Mỗi đô thị đều được quy hoạch chặt chẽ với các tòa nhà công quyền, quảng trường công cộng, nhà tắm, sân vận động, chợ, xưởng thợ, nhà kho, và các khu vực sinh sống dành cho từng tầng lớp xã hội.
200 TCN Nghệ thuật, kiến trúc và văn học La Mã cổ điển phát triển
103 TCN Cuộc nổi dậy của nô lệ ở Rome
91 TCN Chiến tranh giữa La Mã và các thành phố Italia
88 TCN Nội chiến thành Rome Khoảng 30 TCN Thời của nhà thơ Virgil và sử gia Livy ra đời
64 CN Khởi đầu sự đàn áp người Ki-tô giáo ở Rome dưới thời Hoàng đế Nero (còn diễn ra trong giai đoạn 303-311CN)
100 Đế quốc La Mã đạt đến quy mô lớn nhất
160 Hàng nghìn công dân La Mã chết vì dịch bệnh
200 Hệ thống đường sá trong đế quốc hoàn tất
260 Các man tộc bắt đầu tấn công La Mã
313 Hoàng đế Constantine ra sắc lệnh về sự khoan dung tôn giáo
410 Đế quốc sụp đổ
Khi đời sống La Mã phát triển, các nông trại được thị dân giàu có mua và tổ chức lại, hoặc được ban thưởng cho các binh sĩ làm điền trang. Tá điền, nông dân và nô lệ làm ra nông sản để bán cho các thành phố. Một số lượng lớn lương thực và nguyên liệu được vận chuyển từ các nông trại tới Rome và các đô thị khác. Ngoài ra, các quân đoàn viễn chinh La Mã cần thực phẩm nuôi quân nên các điền trang cũng sẵn sàng sản xuất lương thực quy mô lớn nhằm thu lợi nhuận.
Cuộc sống ở thành Rome giống cuộc sống đô thị ngày nay về nhiều phương diện, với các tòa nhà cao, các vấn đề giao thông, mua sắm, xử lý chất thải, cũng như sự hối hả tất bật. Thành Rome cũng là nơi tụ họp của người dân đến từ mọi miền trong đế quốc, họ giao tiếp với nhau bằng các ngôn ngữ chung là tiếng Latinh và Hy Lạp. Đây là một nền kinh tế tiền tệ và là một xã hội rất phức tạp với những giai cấp, hệ thống đức tin và tôn giáo khác nhau.