Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Người Do Thái Cổ (1800–587 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

NGƯỜI DO THÁI CỔ (1800–587 TCN)

Sau khi vua Solomon qua đời, lãnh thổ Israel bị thu hẹp và sau đó chia thành hai quốc gia là Israel và Judah. Điều này khiến họ bị suy yếu trước các cuộc tấn công bên ngoài và dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc này.

Người Hebrew (Do Thái cổ) bắt đầu định cư ở Palestine khoảng 4.000 năm trước. Họ tới Palestine từ Ur, nhưng không ai biết chính xác trước đó họ từng ở đâu.

Tên gọi Hebrew nghĩa là “những người từ bờ bên kia” (của sông Euphrates). Câu chuyện của họ được kể lại trong Kinh thánh. Theo Cựu Ước, thủ lĩnh của những người Hebrew đầu tiên là Abraham, một tu sĩ ở Ur. Đầu tiên ông cùng gia đình chuyển tới Syria, sau đó tới Canaan (nay là Palestine) và định cư tại đây.

Vua Solomon (965-928 TCN) là một trong những ông vua thông thái nhất trong lịch sử và thực hiện trọng trách của một quân vương một cách công minh. Dưới triều đại của ông, Jerusalem được hưởng thái bình thịnh trị và trở thành một trong những đô thị giàu có nhất thời đó.

NHỮNG NĂM ĐẦU

Jacob (còn gọi là Israel), cháu nội của Abraham có 12 người con trai được cho là tổ phụ của 12 bộ lạc Israel, mỗi bộ lạc mang tên của từng người. Sau khi Abraham qua đời, và khi nạn đói giáng xuống Canaan, Jacob đã dẫn dân chúng tới Ai Cập an toàn. Sau đó, họ trở thành nô lệ của người Ai Cập cho tới tận khi được Moses dẫn dắt chạy thoát khỏi Ai Cập và trở về Canaan vào khoảng năm 1200 TCN. Tại đó, dưới sự lãnh đạo của Joshua, họ đã chiến đấu với người Philistia (tức người Palestine) để giành quyền định cư và lập nên vùng đất Israel. Theo truyền thuyết, họ đã dùng tiếng kèn làm tường thành Jericho sụp đổ.

QUỐC GIA ISRAEL ĐẦU TIÊN

Từ khoảng năm 1020 TCN, người dân Israel bắt đầu sống giàu có dưới sự trị vì lần lượt của các vua Saul, David và Solomon. Saul là ông vua đầu tiên của người Hebrew, làm cho họ trở thành một dân tộc. Vua David thống nhất tất cả bộ lạc của Israel vào một quốc gia, mở rộng lãnh thổ Israel và lấy Jerusalem làm kinh đô. Vua Solomon đã cho khởi công nhiều công trình kiến trúc lớn, trong đó có một số đô thị và ngôi đền nổi tiếng ở Jerusalem. Ông là một vị vua yêu chuộng hòa bình và thông thái.

ĐỀN SOLOMON: Vua Solomon đã xây dựng một ngôi đền hùng vĩ ở Jerusalem với chi phí rất lớn để làm nơi cất giữ “kho báu thiêng liêng” của người Israel, tức phiến đá khắc Mười Điều răn của Chúa trao cho Moses. Ngôi đền này trở thành trung tâm của nền văn hóa Do Thái. Người ta cho rằng Đền Solomon có những bức tường được khảm đá quý và được thiết kế theo các nguyên tắc toán học tiếp thu từ người Ai Cập.
Phiên bản của một bức bích họa tìm thấy ở làng Beni Hassan, miền Trung Ai Cập, mô tả một nhóm người Semit, hay còn gọi là người Asiat (Á) – có thể là người Hebrew – đang vào Ai Cập để buôn bán.

Theo Kinh thánh, vua Solomon luôn dùng sự thông thái của mình để phân xử mọi việc. Chuyện kể rằng có hai phụ nữ tới trước mặt vua cùng tranh nhau nhận một đứa trẻ là con mình, và xin vua phân xử. Nhà vua đề nghị chặt đôi đứa trẻ để mỗi người có thể nhận một nửa. Một người đã sụp xuống khóc và chịu thua cuộc. Vua Solomon nhận ra đó chính là bà mẹ của đứa trẻ và trao lại con cho bà. Thời kỳ trị vì của vua Solomon là đỉnh cao trong lịch sử Israel. Sau khi ông mất, dân tộc của ông bất hòa, chia rẽ thành hai nước gọi là Israel và Judah.

Một người Do Thái thổi kèn shofar làm từ sừng cừu có đặt lưỡi gà để khuếch đại âm thanh thổi ra. Có thể người Do Thái đã thổi những chiếc kèn này để làm sập tường thành Jericho, hoặc ít nhất khiến người dân trong thành hoảng sợ mà mở cổng thành. Kèn shofar là một trong những nhạc khí cổ nhất thế giới, được thổi vào những ngày lễ của người Do Thái. Chiếc khăn choàng của người thổi kèn gọi là tallith.

BẤT ỔN VÀ LY TÁN

Sau một cuộc nổi dậy của người Israel, người Assyria chiếm Israel vào năm 721 TCN, tiếp đó chiếm Judah vào năm 683 TCN. Dân Do Thái (Jew) ly tán khắp nơi, nhiều người bị đưa sang Assyria làm nô lệ. Vua Nebuchadnezzar của Babylon đã dẹp tan một cuộc nổi dậy của dân Do Thái vào năm 587 TCN và hầu hết người Do Thái đều bị đưa tới Babylon. Phần lớn Cựu ước trong Kinh thánh đã được viết trong thời kỳ tha hương này. Đó là khởi đầu cuộc ly tán tha hương của người Do Thái kéo dài tới tận thế kỷ XX.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

Khoảng 1800 TCN Abraham và người Hebrew (Do Thái cổ) tới Canaan

Khoảng 1200 TCN Moses và Joshua đưa người Do Thái trở về Canaan

Khoảng 1020 TCN Saul làm vua của người Hebrew

Khoảng 1000 TCN David trở thành vua của người Hebrew

965-928 TCN Solomon trị vì, vua Israel

721 TCN Người Assyria chiếm Israel, nhiều người Do Thái bị ly tán

587 TCN Người Babylon phá hủy Jerusalem và trục xuất phần lớn người Do Thái sang Babylon


Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Người Hebrew (Do Thái cổ) bắt đầu định cư ở Palestine khoảng 4.000 năm trước. Họ tới Palestine từ Ur, nhưng không ai biết chính xác trước đó họ từng ở đâu.

Tên gọi Hebrew nghĩa là “những người từ bờ bên kia” (của sông Euphrates). Câu chuyện của họ được kể lại trong Kinh thánh. Theo Cựu Ước, thủ lĩnh của những người Hebrew đầu tiên là Abraham, một tu sĩ ở Ur. Đầu tiên ông cùng gia đình chuyển tới Syria, sau đó tới Canaan (nay là Palestine) và định cư tại đây.

Jacob (còn gọi là Israel), cháu nội của Abraham có 12 người con trai được cho là tổ phụ của 12 bộ lạc Israel, mỗi bộ lạc mang tên của từng người. Sau khi Abraham qua đời, và khi nạn đói giáng xuống Canaan, Jacob đã dẫn dân chúng tới Ai Cập an toàn. Sau đó, họ trở thành nô lệ của người Ai Cập cho tới tận khi được Moses dẫn dắt chạy thoát khỏi Ai Cập và trở về Canaan vào khoảng năm 1200 TCN. Tại đó, dưới sự lãnh đạo của Joshua, họ đã chiến đấu với người Philistia (tức người Palestine) để giành quyền định cư và lập nên vùng đất Israel. Theo truyền thuyết, họ đã dùng tiếng kèn làm tường thành Jericho sụp đổ.

Từ khoảng năm 1020 TCN, người dân Israel bắt đầu sống giàu có dưới sự trị vì lần lượt của các vua Saul, David và Solomon. Saul là ông vua đầu tiên của người Hebrew, làm cho họ trở thành một dân tộc. Vua David thống nhất tất cả bộ lạc của Israel vào một quốc gia, mở rộng lãnh thổ Israel và lấy Jerusalem làm kinh đô. Vua Solomon đã cho khởi công nhiều công trình kiến trúc lớn, trong đó có một số đô thị và ngôi đền nổi tiếng ở Jerusalem. Ông là một vị vua yêu chuộng hòa bình và thông thái.

Theo Kinh thánh, vua Solomon luôn dùng sự thông thái của mình để phân xử mọi việc. Chuyện kể rằng có hai phụ nữ tới trước mặt vua cùng tranh nhau nhận một đứa trẻ là con mình, và xin vua phân xử. Nhà vua đề nghị chặt đôi đứa trẻ để mỗi người có thể nhận một nửa. Một người đã sụp xuống khóc và chịu thua cuộc. Vua Solomon nhận ra đó chính là bà mẹ của đứa trẻ và trao lại con cho bà. Thời kỳ trị vì của vua Solomon là đỉnh cao trong lịch sử Israel. Sau khi ông mất, dân tộc của ông bất hòa, chia rẽ thành hai nước gọi là Israel và Judah.

Sau một cuộc nổi dậy của người Israel, người Assyria chiếm Israel vào năm 721 TCN, tiếp đó chiếm Judah vào năm 683 TCN. Dân Do Thái (Jew) ly tán khắp nơi, nhiều người bị đưa sang Assyria làm nô lệ. Vua Nebuchadnezzar của Babylon đã dẹp tan một cuộc nổi dậy của dân Do Thái vào năm 587 TCN và hầu hết người Do Thái đều bị đưa tới Babylon. Phần lớn Cựu ước trong Kinh thánh đã được viết trong thời kỳ tha hương này. Đó là khởi đầu cuộc ly tán tha hương của người Do Thái kéo dài tới tận thế kỷ XX.

Khoảng 1800 TCN Abraham và người Hebrew (Do Thái cổ) tới Canaan

Khoảng 1200 TCN Moses và Joshua đưa người Do Thái trở về Canaan

Khoảng 1020 TCN Saul làm vua của người Hebrew

Khoảng 1000 TCN David trở thành vua của người Hebrew

965-928 TCN Solomon trị vì, vua Israel

721 TCN Người Assyria chiếm Israel, nhiều người Do Thái bị ly tán

587 TCN Người Babylon phá hủy Jerusalem và trục xuất phần lớn người Do Thái sang Babylon

Chọn tập
Bình luận