Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Sumer Và Akkad (5000–1600 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

SUMER VÀ AKKAD (5000–1600 TCN)

Các vùng châu thổ màu mỡ của sông Tigris và Euphrates là nơi hình thành các đô thị thương mại có ảnh hưởng sâu rộng và trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với các bộ lạc chuyên cướp bóc.

Hơn 7.000 năm trước, người Sumer đến định cư đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã xây dựng nên một số thị quốc độc lập, được coi là nền văn minh đầu tiên.

Nền văn minh của người Sumer bao gồm một số thị quốc (hay thành bang), đó là các thành phố tồn tại như những quốc gia độc lập. Một vài thị quốc này đã tồn tại tới 3.000 năm. Chúng nằm trên các tuyến đường buôn bán quan trọng dọc theo hai con sông Tigris và Euphrates. Các nhà buôn của những thị quốc này thường tới Ai Cập và Ấn Độ.

CÁC THỊ QUỐC CỦA NGƯỜI SUMER

Mỗi thị quốc đều có những tòa nhà công rất đẹp, có chợ, công xưởng và hệ thống cấp nước. Nơi đây có một cung điện hoàng gia và một đài nhiều tầng hình kim tự tháp gọi là ziggurat, trên đỉnh có đền thờ vị thần của thị quốc đó. Quanh các tòa nhà công là nhà ở. Ở vòng ngoài là đồng ruộng của nông dân và những đầm lầy của các con sông vùng Lưỡng Hà.

Nghề sao chép các bản viết tay và kế toán đóng vai trò rất quan trọng, tham gia vào mọi mặt trong cuộc sống thường nhật của người Sumer như buôn bán, luật pháp và tôn giáo.

ĐỌC VÀ VIẾT

Người Sumer phát minh ra một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất, đó là chữ viết hình nêm. Từ khoảng năm 3200 TCN, họ đã biết viết lên các tấm bảng đất sét. Nghề sao chép các bản viết tay đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Hàng nghìn tấm bảng còn sót lại cho tới ngày nay có ghi các phép tính, các ghi chép và cả những ký hiệu cùng chữ cái linh thiêng. Những vật dụng tìm thấy trong mộ của người Sumer cho thấy họ giàu có và thợ thủ công thời đó có tay nghề cao.

Người Sumer thời kỳ đầu sống trong những ngôi nhà bằng sậy trước khi biết dựng nhà bằng gạch. Những ngôi nhà sậy này vẫn được người Arập Đầm Lầy (Marsh Arabs) xây dựng cho tới tận gần đây.

GIAO TRANH NỘI BỘ

Vào khoảng 2900 năm TCN, với sự gia tăng dân số ở các đô thị, giới giáo sĩ vốn nắm quyền lực toàn diện dần dần thất thế do thương mại ngày càng trở nên quan trọng hơn tôn giáo. Cạnh tranh giữa các thị quốc gia tăng, họ đấu tranh với nhau để giành quyền thống trị. Họ cũng bị xâm lăng bởi các bộ tộc từ Ba Tư, Arập và Thổ Nhĩ Kỳ muốn được nếm trải các tiện nghi và lợi ích của cuộc sống đô thị.

CÁC THÀNH BANG AKKAD VÀ UR

Cuối cùng, thị quốc Akkad nổi lên chiếm ưu thế. Đứng đầu thị quốc là Sargon, người đã lập ra đế chế đầu tiên trên thế giới vào năm 2334 TCN. Chế độ cai trị của Sargon mang lại nhiều trật tự hơn, nhưng cũng đầy bạo lực và hà khắc. Vào khoảng năm 2100 TCN, khi Akkad suy yếu, thị quốc Ur thế chỗ và phát triển rực rỡ trong một thế kỷ. Sau khi Ur sụp đổ, Assyria và Babylon nổi lên chiếm địa vị thống trị trong khu vực.

Ziggurat Lớn ở Ur.

ZIGGURAT

Được xây bằng gạch đất sét phơi nắng, các đài ziggurat vươn lên uy nghi trên các vùng châu thổ. Việc xây dựng chúng đòi hỏi trình độ kiến trúc và kỹ thuật kỹ lưỡng. Đền thờ nằm trên đỉnh ziggurat thờ vị thần của thị quốc. Tại đây, nhà vua – chủ tế tiến hành các nghi lễ cầu phúc cho thị quốc và làm vui lòng các vị thần.

Hơn 7.000 năm trước, người Sumer đến định cư đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã xây dựng nên một số thị quốc độc lập, được coi là nền văn minh đầu tiên.

Nền văn minh của người Sumer bao gồm một số thị quốc (hay thành bang), đó là các thành phố tồn tại như những quốc gia độc lập. Một vài thị quốc này đã tồn tại tới 3.000 năm. Chúng nằm trên các tuyến đường buôn bán quan trọng dọc theo hai con sông Tigris và Euphrates. Các nhà buôn của những thị quốc này thường tới Ai Cập và Ấn Độ.

Mỗi thị quốc đều có những tòa nhà công rất đẹp, có chợ, công xưởng và hệ thống cấp nước. Nơi đây có một cung điện hoàng gia và một đài nhiều tầng hình kim tự tháp gọi là ziggurat, trên đỉnh có đền thờ vị thần của thị quốc đó. Quanh các tòa nhà công là nhà ở. Ở vòng ngoài là đồng ruộng của nông dân và những đầm lầy của các con sông vùng Lưỡng Hà.

Người Sumer phát minh ra một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất, đó là chữ viết hình nêm. Từ khoảng năm 3200 TCN, họ đã biết viết lên các tấm bảng đất sét. Nghề sao chép các bản viết tay đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Hàng nghìn tấm bảng còn sót lại cho tới ngày nay có ghi các phép tính, các ghi chép và cả những ký hiệu cùng chữ cái linh thiêng. Những vật dụng tìm thấy trong mộ của người Sumer cho thấy họ giàu có và thợ thủ công thời đó có tay nghề cao.

Vào khoảng 2900 năm TCN, với sự gia tăng dân số ở các đô thị, giới giáo sĩ vốn nắm quyền lực toàn diện dần dần thất thế do thương mại ngày càng trở nên quan trọng hơn tôn giáo. Cạnh tranh giữa các thị quốc gia tăng, họ đấu tranh với nhau để giành quyền thống trị. Họ cũng bị xâm lăng bởi các bộ tộc từ Ba Tư, Arập và Thổ Nhĩ Kỳ muốn được nếm trải các tiện nghi và lợi ích của cuộc sống đô thị.

Cuối cùng, thị quốc Akkad nổi lên chiếm ưu thế. Đứng đầu thị quốc là Sargon, người đã lập ra đế chế đầu tiên trên thế giới vào năm 2334 TCN. Chế độ cai trị của Sargon mang lại nhiều trật tự hơn, nhưng cũng đầy bạo lực và hà khắc. Vào khoảng năm 2100 TCN, khi Akkad suy yếu, thị quốc Ur thế chỗ và phát triển rực rỡ trong một thế kỷ. Sau khi Ur sụp đổ, Assyria và Babylon nổi lên chiếm địa vị thống trị trong khu vực.

Được xây bằng gạch đất sét phơi nắng, các đài ziggurat vươn lên uy nghi trên các vùng châu thổ. Việc xây dựng chúng đòi hỏi trình độ kiến trúc và kỹ thuật kỹ lưỡng. Đền thờ nằm trên đỉnh ziggurat thờ vị thần của thị quốc. Tại đây, nhà vua – chủ tế tiến hành các nghi lễ cầu phúc cho thị quốc và làm vui lòng các vị thần.

Chọn tập
Bình luận
× sticky