Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Trung Quốc: Nhà Thanh (1644–1770)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

TRUNG QUỐC: NHÀ THANH (1644–1770)

Người Mãn tới xâm chiếm Trung Quốc từ các vùng đất nằm ở phía Bắc Vạn Lý Trường Thành. Dưới thời nhà Thanh, đất đai và dân số Trung Quốc phát triển, và người Mông Cổ chuyên quấy nhiễu cuối cùng đã bị đánh bại.

Nhà Thanh do người Mãn, một nhánh dân tộc Siberia sống ở Mãn Châu, lập ra. Nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ năm 1644 đến năm 1911.

Các hoàng đế nhà Minh cai trị Trung Quốc từ năm 1368. Nhưng họ bị dân chúng căm ghét do sưu cao thuế nặng và các cuộc khởi nghĩa dấy lên ở khắp nơi. Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh đã treo cổ tự vẫn khi những người nông dân nổi dậy tràn vào kinh đô Bắc Kinh. Trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc nổi dậy, thủ lĩnh của người Mãn là Đa Nhĩ Cổn (Dorgon) đã chỉ huy một đội quân từ quê hương Mãn Châu tiến về hướng Nam. Ông chiếm Bắc Kinh và lập ra triều đại nhà Thanh. Cháu của ông là Thuận Trị trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh.

Cuộc phản kháng của người dân ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc chống người Mãn vẫn tiếp diễn, và phải 40 năm sau toàn bộ Trung Quốc mới chịu phục tùng ách cai trị của nhà Thanh. Người Mãn sống tách biệt với người Hán tại Trung Quốc trong những khu vực khép kín. Hôn nhân giữa người Mãn với người Hán bị cấm. Đàn ông Hán thậm chí bị buộc phải để tóc dài thắt đuôi sam để chứng tỏ địa vị thấp kém hơn người Mãn.

Tuy nhiên, cả người Mãn lẫn người Hán đều được tuyển làm viên chức điều hành đế quốc. Theo thời gian, người Mãn tiếp nhận phong tục của người Hán; bằng cách này họ được người Hán dễ dàng chấp nhận. Do ít dân hơn so với người Hán nên người Mãn phải thận trọng, không đối xử quá đáng với người Hán. Họ đã mang lại một cuộc sống mới và làm cho Trung Quốc phát triển mà không gây xáo trộn phong tục của nước này.

Hình vẽ các dinh thự lớn và vườn cảnh của tầng lớp quý tộc Trung Quốc thời nhà Thanh trên tấm bình phong bằng gỗ mun này được làm vào năm 1672.
Tây Tạng do một lãnh tụ đạo Phật gọi là Đạt Lai Lạt Ma cai trị. Năm 1645, Đạt Lai Lạt Ma thứ ba đã cho xây lại tu viện Potala ở thủ đô Lhasa để làm dinh thự. Các Đạt Lai Lạt Ma chịu ảnh hưởng của người Mông Cổ, nhưng đến giữa thế kỷ XVIII, Tây Tạng đã là một phần của đế quốc Trung Hoa.

ĐẾ QUỐC GIÀU CÓ VÀ HÙNG MẠNH

Thời gian đầu, Trung Quốc phát triển phồn thịnh dưới thời nhà Thanh. Đế quốc lớn mạnh và hoạt động buôn bán gia tăng, đặc biệt với châu Âu. Vải lụa và đồ sứ Trung Quốc đẹp nhất thế giới, các mặt hàng làm từ bông của họ rẻ và chất lượng cao. Một khối lượng lớn trà của Trung Quốc được bán ra nước ngoài khi tục uống trà bắt đầu trở thành mốt ở châu Âu vào thế kỷ XVIII.

Đế quốc này trở nên giàu có và hùng mạnh đến nỗi các vị hoàng đế Trung Quốc khinh miệt phần còn lại của thế giới. Dưới thời hoàng đế Khang Hy (1661–1722), các thương gia nước ngoài buộc phải quỳ mỗi khi nghe chiếu chỉ của hoàng đế. Người Mãn cũng ép một số nước làm chư hầu, trong đó có Tây Tạng, An Nam (nay là Việt Nam), Miến Điện, Mông Cổ và Turkestan, khiến Trung Quốc trở thành đế quốc lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Người Mãn đã đạt được một thỏa thuận với người Nga về đất đai và buôn bán.

Chiếc bình sứ tráng men này có niên đại từ cuối thế kỷ XVII, bắt chước kiểu dáng và mẫu hoa văn từ chiếc bình đồng phục vụ nghi lễ của Trung Hoa cổ đại đời nhà Thương.

Lúc đầu, một số cuộc nổi dậy đã nổ ra ở miền Đông Nam Trung Quốc và ở một số vùng dân tộc thiểu số để phản đối người Hán chuyển tới khu vực của họ. Nhưng nhìn chung, Trung Quốc sống trong thái bình thịnh vượng dưới sự cai trị của nhà Thanh. Dân số nước này tăng mạnh, năm 1650 mới là 100 triệu người mà tới năm 1800 đã đạt con số 300 triệu, và người Hán bành trướng cả về phía Tây lẫn Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVIII, đã manh nha sự mục ruỗng và suy tàn.

Nghề dệt lụa bằng khung cửi ở Trung Quốc sử dụng hàng nghìn nhân công, đặc biệt là phụ nữ. Vải lụa được sản xuất để dùng trong nước và xuất khẩu sang châu Âu. Bông cũng được nhập khẩu và dệt thành vải để xuất khẩu. Những thợ dệt ở Tô Châu rất nổi tiếng với sản phẩm lụa.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1644 Người Mãn lập triều đại nhà Thanh ở Bắc Kinh

1644-1660 Quân Mãn Thanh chiếm hầu hết Trung Quốc

1661 Những người ủng hộ nhà Minh thất thế đã chiếm đảo Formosa (Đài Loan) từ tay người Hà Lan

1661 Khang Hy trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Thanh

1674-1681 Các cuộc nổi dậy ở miền Nam sớm bị dập tắt

1683 Quân Thanh chiếm đảo Đài Loan từ tay phe ủng hộ nhà Minh

1689 Người Nga đổi đất ở Siberia để được buôn bán tại Trung Quốc

1696 Quân Thanh đánh bại quân Mông Cổ tại Mông Cổ

1717-1720 Chiến tranh với Mông Cổ giành quyền kiểm soát Tây Tạng

Những năm 1750 Người Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng và Turkestan

Những năm 1760 Người Trung Quốc tấn công Miến Điện, biến nước này thành chư hầu

Nhà Thanh do người Mãn, một nhánh dân tộc Siberia sống ở Mãn Châu, lập ra. Nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ năm 1644 đến năm 1911.

Các hoàng đế nhà Minh cai trị Trung Quốc từ năm 1368. Nhưng họ bị dân chúng căm ghét do sưu cao thuế nặng và các cuộc khởi nghĩa dấy lên ở khắp nơi. Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh đã treo cổ tự vẫn khi những người nông dân nổi dậy tràn vào kinh đô Bắc Kinh. Trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc nổi dậy, thủ lĩnh của người Mãn là Đa Nhĩ Cổn (Dorgon) đã chỉ huy một đội quân từ quê hương Mãn Châu tiến về hướng Nam. Ông chiếm Bắc Kinh và lập ra triều đại nhà Thanh. Cháu của ông là Thuận Trị trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh.

Cuộc phản kháng của người dân ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc chống người Mãn vẫn tiếp diễn, và phải 40 năm sau toàn bộ Trung Quốc mới chịu phục tùng ách cai trị của nhà Thanh. Người Mãn sống tách biệt với người Hán tại Trung Quốc trong những khu vực khép kín. Hôn nhân giữa người Mãn với người Hán bị cấm. Đàn ông Hán thậm chí bị buộc phải để tóc dài thắt đuôi sam để chứng tỏ địa vị thấp kém hơn người Mãn.

Tuy nhiên, cả người Mãn lẫn người Hán đều được tuyển làm viên chức điều hành đế quốc. Theo thời gian, người Mãn tiếp nhận phong tục của người Hán; bằng cách này họ được người Hán dễ dàng chấp nhận. Do ít dân hơn so với người Hán nên người Mãn phải thận trọng, không đối xử quá đáng với người Hán. Họ đã mang lại một cuộc sống mới và làm cho Trung Quốc phát triển mà không gây xáo trộn phong tục của nước này.

Thời gian đầu, Trung Quốc phát triển phồn thịnh dưới thời nhà Thanh. Đế quốc lớn mạnh và hoạt động buôn bán gia tăng, đặc biệt với châu Âu. Vải lụa và đồ sứ Trung Quốc đẹp nhất thế giới, các mặt hàng làm từ bông của họ rẻ và chất lượng cao. Một khối lượng lớn trà của Trung Quốc được bán ra nước ngoài khi tục uống trà bắt đầu trở thành mốt ở châu Âu vào thế kỷ XVIII.

Đế quốc này trở nên giàu có và hùng mạnh đến nỗi các vị hoàng đế Trung Quốc khinh miệt phần còn lại của thế giới. Dưới thời hoàng đế Khang Hy (1661–1722), các thương gia nước ngoài buộc phải quỳ mỗi khi nghe chiếu chỉ của hoàng đế. Người Mãn cũng ép một số nước làm chư hầu, trong đó có Tây Tạng, An Nam (nay là Việt Nam), Miến Điện, Mông Cổ và Turkestan, khiến Trung Quốc trở thành đế quốc lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Người Mãn đã đạt được một thỏa thuận với người Nga về đất đai và buôn bán.

Lúc đầu, một số cuộc nổi dậy đã nổ ra ở miền Đông Nam Trung Quốc và ở một số vùng dân tộc thiểu số để phản đối người Hán chuyển tới khu vực của họ. Nhưng nhìn chung, Trung Quốc sống trong thái bình thịnh vượng dưới sự cai trị của nhà Thanh. Dân số nước này tăng mạnh, năm 1650 mới là 100 triệu người mà tới năm 1800 đã đạt con số 300 triệu, và người Hán bành trướng cả về phía Tây lẫn Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVIII, đã manh nha sự mục ruỗng và suy tàn.

1644 Người Mãn lập triều đại nhà Thanh ở Bắc Kinh

1644-1660 Quân Mãn Thanh chiếm hầu hết Trung Quốc

1661 Những người ủng hộ nhà Minh thất thế đã chiếm đảo Formosa (Đài Loan) từ tay người Hà Lan

1661 Khang Hy trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Thanh

1674-1681 Các cuộc nổi dậy ở miền Nam sớm bị dập tắt

1683 Quân Thanh chiếm đảo Đài Loan từ tay phe ủng hộ nhà Minh

1689 Người Nga đổi đất ở Siberia để được buôn bán tại Trung Quốc

1696 Quân Thanh đánh bại quân Mông Cổ tại Mông Cổ

1717-1720 Chiến tranh với Mông Cổ giành quyền kiểm soát Tây Tạng

Những năm 1750 Người Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng và Turkestan

Những năm 1760 Người Trung Quốc tấn công Miến Điện, biến nước này thành chư hầu

Chọn tập
Bình luận
× sticky