Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp, khởi đầu từ công nghiệp dệt tại Anh, đã mang lại những thay đổi chưa từng có. Đó là sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, hầm mỏ, kênh đào và nhà máy.
Đầu thế kỷ XVIII, hầu hết dân chúng vẫn sản xuất hàng hóa theo cách truyền thống, thường là bằng tay (thủ công), tại nhà hoặc trong các xưởng nhỏ. Đàn ông làm thợ mộc, thợ rèn, thợ dệt. Một số người làm nghề nông, làm việc ngoài đồng, trồng cây lương thực nuôi gia đình. Phụ nữ làm việc ở nhà, chăm gia súc, cắt lông cừu và xe lông cừu thành sợi dệt vải. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm thay đổi tất cả. Nhiều người chuyển tới thành phố làm công ăn lương, còn các ông chủ thuê họ làm việc tìm cách tăng lợi nhuận bằng cách bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu tại Anh, trong ngành công nghiệp dệt. Máy móc được vận hành bằng bánh xe nước đã đẩy nhanh tốc độ xe sợi và dệt thành vải. Người ta xây dựng các xưởng và nhà máy dệt lớn hơn. Những thành phố mới mọc lên ở các vùng như Yorkshire và vùng Đen (Black Country, nơi có nhiều bụi đen do khai mỏ) ở Anh hoặc thung lũng Ruhr ở Đức. Các thành phố công nghiệp như Birmingham, Newcastle, Lille, Leipzig và Rotterdam mở rộng rất nhanh. Một mạng lưới kênh đào được xây dựng để vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. Chẳng bao lâu sau, động cơ hơi nước được phát minh. Newcomen chế tạo được một kiểu động cơ hơi nước năm 1712 để bơm nước ra khỏi hầm mỏ. Đến năm 1776, James Watt và Matthew Boulton chế tạo động cơ hơi nước để chạy máy móc. Năm 1709, Abraham Darby bắt đầu nung chảy sắt trong lò cao dùng than cốc.
Nước Anh trở nên nổi tiếng với tên gọi “công xưởng của thế giới”. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu tại Anh, vì khác với phần lớn các quốc gia châu Âu, nước Anh không bị chiến tranh tàn phá; có nguồn quặng sắt và than đá dồi dào; sớm phát triển một hệ thống kênh đào và có nhiều nhân công rẻ (do việc rào đất canh tác), cũng như có nhiều tiền nhờ lợi nhuận từ các thuộc địa.
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ANH BÙNG NỔ
Đến năm 1815, sản lượng than đá, hàng dệt và kim loại của Anh tương đương sản lượng của tất cả các nước châu Âu khác gộp lại. Để đạt được mức phát triển này, nước Anh đã mất một thế kỷ. Xã hội Anh đã trải qua những thay đổi lớn do nhiều người chuyển từ nông thôn ra thành phố, cơ cấu gia đình và làng mạc bị phá vỡ, công nhân bị các ông chủ nhà máy đầy quyền lực bóc lột. Nhiều trẻ em chết trong khi làm việc dưới hầm mỏ và trong nhà máy. Một giai cấp mới gồm các nhà công nghiệp giàu có đang hình thành, cũng như tầng lớp những nhà quản lý và người có tay nghề. London trở thành thủ đô tài chính của châu Âu. Hàng chế tạo được xuất khẩu khắp thế giới và nguyên liệu như vải lụa, bông và gỗ được chở tới các cảng biển mới như Liverpool và Glasgow, sau đó được chuyển vào vùng nội địa của Anh qua kênh đào.
Các cuộc Cách mạng Nông nghiệp và Cách mạng Công nghiệp thời kỳ đầu hỗ trợ lẫn nhau. Các nhà máy cung cấp máy móc và nông cụ mới cho nông dân, và nông dân trở nên giống các nhà kinh doanh hơn khi họ bán sản phẩm của mình cho số dân ngày càng đông trong đô thị. Các thỏa thuận tài chính, người môi giới và hợp đồng đã thay thế cho các mối quan hệ cá nhân trong đời sống nông thôn và hoạt động buôn bán địa phương. Một thế giới mới với “các nhà máy tăm tối, xấu xa” và các thành phố lớn đang hình thành.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1709 Abraham Darby phát minh lò cao
1712 Newcomen chế tạo động cơ hơi nước dùng trong hầm mỏ
1733 John Kay áp dụng máy dệt cơ khí
1759 Nhà máy sản xuất đồ sứ của Wedgwood bắt đầu hoạt động tại Anh
1764 Hargreaves phát minh máy xe sợi jenny
1769 Thomas Arkwright phát minh máy xe sợi chạy bằng sức nước
1769 Nicolas Cugnot chế tạo xe chạy bằng hơi nước
1773 Arkwright xây dựng nhà máy sợi đầu tiên
1773 Chiếc cầu bằng gang đầu tiên được xây ở Coalbrookdale (Anh). Eli Whitney phát minh máy tỉa hạt bông ở Mỹ
Cuộc Cách mạng Công nghiệp, khởi đầu từ công nghiệp dệt tại Anh, đã mang lại những thay đổi chưa từng có. Đó là sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, hầm mỏ, kênh đào và nhà máy.
Đầu thế kỷ XVIII, hầu hết dân chúng vẫn sản xuất hàng hóa theo cách truyền thống, thường là bằng tay (thủ công), tại nhà hoặc trong các xưởng nhỏ. Đàn ông làm thợ mộc, thợ rèn, thợ dệt. Một số người làm nghề nông, làm việc ngoài đồng, trồng cây lương thực nuôi gia đình. Phụ nữ làm việc ở nhà, chăm gia súc, cắt lông cừu và xe lông cừu thành sợi dệt vải. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm thay đổi tất cả. Nhiều người chuyển tới thành phố làm công ăn lương, còn các ông chủ thuê họ làm việc tìm cách tăng lợi nhuận bằng cách bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu tại Anh, trong ngành công nghiệp dệt. Máy móc được vận hành bằng bánh xe nước đã đẩy nhanh tốc độ xe sợi và dệt thành vải. Người ta xây dựng các xưởng và nhà máy dệt lớn hơn. Những thành phố mới mọc lên ở các vùng như Yorkshire và vùng Đen (Black Country, nơi có nhiều bụi đen do khai mỏ) ở Anh hoặc thung lũng Ruhr ở Đức. Các thành phố công nghiệp như Birmingham, Newcastle, Lille, Leipzig và Rotterdam mở rộng rất nhanh. Một mạng lưới kênh đào được xây dựng để vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. Chẳng bao lâu sau, động cơ hơi nước được phát minh. Newcomen chế tạo được một kiểu động cơ hơi nước năm 1712 để bơm nước ra khỏi hầm mỏ. Đến năm 1776, James Watt và Matthew Boulton chế tạo động cơ hơi nước để chạy máy móc. Năm 1709, Abraham Darby bắt đầu nung chảy sắt trong lò cao dùng than cốc.
Nước Anh trở nên nổi tiếng với tên gọi “công xưởng của thế giới”. Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu tại Anh, vì khác với phần lớn các quốc gia châu Âu, nước Anh không bị chiến tranh tàn phá; có nguồn quặng sắt và than đá dồi dào; sớm phát triển một hệ thống kênh đào và có nhiều nhân công rẻ (do việc rào đất canh tác), cũng như có nhiều tiền nhờ lợi nhuận từ các thuộc địa.
Đến năm 1815, sản lượng than đá, hàng dệt và kim loại của Anh tương đương sản lượng của tất cả các nước châu Âu khác gộp lại. Để đạt được mức phát triển này, nước Anh đã mất một thế kỷ. Xã hội Anh đã trải qua những thay đổi lớn do nhiều người chuyển từ nông thôn ra thành phố, cơ cấu gia đình và làng mạc bị phá vỡ, công nhân bị các ông chủ nhà máy đầy quyền lực bóc lột. Nhiều trẻ em chết trong khi làm việc dưới hầm mỏ và trong nhà máy. Một giai cấp mới gồm các nhà công nghiệp giàu có đang hình thành, cũng như tầng lớp những nhà quản lý và người có tay nghề. London trở thành thủ đô tài chính của châu Âu. Hàng chế tạo được xuất khẩu khắp thế giới và nguyên liệu như vải lụa, bông và gỗ được chở tới các cảng biển mới như Liverpool và Glasgow, sau đó được chuyển vào vùng nội địa của Anh qua kênh đào.
Các cuộc Cách mạng Nông nghiệp và Cách mạng Công nghiệp thời kỳ đầu hỗ trợ lẫn nhau. Các nhà máy cung cấp máy móc và nông cụ mới cho nông dân, và nông dân trở nên giống các nhà kinh doanh hơn khi họ bán sản phẩm của mình cho số dân ngày càng đông trong đô thị. Các thỏa thuận tài chính, người môi giới và hợp đồng đã thay thế cho các mối quan hệ cá nhân trong đời sống nông thôn và hoạt động buôn bán địa phương. Một thế giới mới với “các nhà máy tăm tối, xấu xa” và các thành phố lớn đang hình thành.
1709 Abraham Darby phát minh lò cao
1712 Newcomen chế tạo động cơ hơi nước dùng trong hầm mỏ
1733 John Kay áp dụng máy dệt cơ khí
1759 Nhà máy sản xuất đồ sứ của Wedgwood bắt đầu hoạt động tại Anh
1764 Hargreaves phát minh máy xe sợi jenny
1769 Thomas Arkwright phát minh máy xe sợi chạy bằng sức nước
1769 Nicolas Cugnot chế tạo xe chạy bằng hơi nước
1773 Arkwright xây dựng nhà máy sợi đầu tiên
1773 Chiếc cầu bằng gang đầu tiên được xây ở Coalbrookdale (Anh). Eli Whitney phát minh máy tỉa hạt bông ở Mỹ