Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Sau khi Akbar Đại đế qua đời, đế quốc Moghul bắt đầu suy tàn dần. Cuối cùng, người Maratha hiếu chiến và người Anh đã làm tan rã đế quốc này.
Akbar, người sáng lập đế quốc Moghul ở Ấn Độ, qua đời năm 1605. Con trai ông là Jahangir (1569–1627) lên kế vị nhưng không quan tâm đến việc cai trị đất nước. Ông thích giao du với các họa sĩ và thi sĩ, nên đã phung phí sức lực và phần lớn tiền bạc vào xây dựng các tòa nhà nguy nga và vườn tược cầu kỳ. Trong khi đó, Nur Jahan, người vợ xinh đẹp và đầy tham vọng của Jahangir, cai trị đất nước. Con trai của Jahangir là Shah Jahan (1592–1666) nối ngôi năm 1628. Shah Jahan mở rộng lãnh thổ đế quốc, đến năm 1636 thì chiếm được Deccan ở miền Trung Ấn Độ. Nhưng cuộc đời ông có kết cục bi thảm. Năm 1657, ông bị bệnh và bốn người con trai của ông lục đục về chuyện kế vị. Aurangzeb (1618–1707), người con thứ ba, đã tống giam cha mình, giết các anh em trai và chiếm ngai vàng.
Aurangzeb xâm chiếm phần lớn các vùng còn lại ở Ấn Độ nhưng không đánh bại được người Maratha thượng võ ở vùng bờ biển miền Tây. Ông là một tín đồ Hồi giáo cuồng tín. Phần đông thần dân của ông là người Hindu và ông đã truy bức họ không thương tiếc. Phong trào chống đối dâng cao. Người Maratha tàn phá vùng Deccan và các cuộc nổi dậy nổ ra khắp Ấn Độ. Sau khi Aurangzeb mất năm 1707, đế quốc Moghul bắt đầu tan rã. Thế kỷ XVIII đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh ở Ấn Độ và thống đốc (nawab) các tỉnh trở nên độc lập hơn. Người Maratha và người Anh bắt đầu chiếm các vùng đất của người Moghul.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1605 Jahangir lên ngôi hoàng đế và trị vì trong 23 năm
1608 Người Anh tới Ấn Độ
1611-1622 Nur Jahan, vợ của Jahangir, cai trị đất nước
1628 Shah Jahan lên ngôi hoàng đế và trị vì trong 30 năm
1658 Aurangzeb trở thành hoàng đế cuối cùng của triều Moghul, cai trị trong 49 năm
Những năm 1660 Người Maratha, đối thủ của người Moghul, nổi dậy
1707 Đế quốc Moghul bắt đầu suy tàn
Sau khi Akbar Đại đế qua đời, đế quốc Moghul bắt đầu suy tàn dần. Cuối cùng, người Maratha hiếu chiến và người Anh đã làm tan rã đế quốc này.
Akbar, người sáng lập đế quốc Moghul ở Ấn Độ, qua đời năm 1605. Con trai ông là Jahangir (1569–1627) lên kế vị nhưng không quan tâm đến việc cai trị đất nước. Ông thích giao du với các họa sĩ và thi sĩ, nên đã phung phí sức lực và phần lớn tiền bạc vào xây dựng các tòa nhà nguy nga và vườn tược cầu kỳ. Trong khi đó, Nur Jahan, người vợ xinh đẹp và đầy tham vọng của Jahangir, cai trị đất nước. Con trai của Jahangir là Shah Jahan (1592–1666) nối ngôi năm 1628. Shah Jahan mở rộng lãnh thổ đế quốc, đến năm 1636 thì chiếm được Deccan ở miền Trung Ấn Độ. Nhưng cuộc đời ông có kết cục bi thảm. Năm 1657, ông bị bệnh và bốn người con trai của ông lục đục về chuyện kế vị. Aurangzeb (1618–1707), người con thứ ba, đã tống giam cha mình, giết các anh em trai và chiếm ngai vàng.
Aurangzeb xâm chiếm phần lớn các vùng còn lại ở Ấn Độ nhưng không đánh bại được người Maratha thượng võ ở vùng bờ biển miền Tây. Ông là một tín đồ Hồi giáo cuồng tín. Phần đông thần dân của ông là người Hindu và ông đã truy bức họ không thương tiếc. Phong trào chống đối dâng cao. Người Maratha tàn phá vùng Deccan và các cuộc nổi dậy nổ ra khắp Ấn Độ. Sau khi Aurangzeb mất năm 1707, đế quốc Moghul bắt đầu tan rã. Thế kỷ XVIII đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh ở Ấn Độ và thống đốc (nawab) các tỉnh trở nên độc lập hơn. Người Maratha và người Anh bắt đầu chiếm các vùng đất của người Moghul.
1605 Jahangir lên ngôi hoàng đế và trị vì trong 23 năm
1608 Người Anh tới Ấn Độ
1611-1622 Nur Jahan, vợ của Jahangir, cai trị đất nước
1628 Shah Jahan lên ngôi hoàng đế và trị vì trong 30 năm
1658 Aurangzeb trở thành hoàng đế cuối cùng của triều Moghul, cai trị trong 49 năm
Những năm 1660 Người Maratha, đối thủ của người Moghul, nổi dậy