Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nga (1917–1924)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NGA (1917–1924)

Sau nhiều năm chịu sự cai trị của một chính phủ mục nát và yếu kém, người dân Nga đã nổi dậy chống lại Sa hoàng cùng các cận thần của vua và giành được chính quyền vào tháng 11-1917.

Sa hoàng Nicholas II (1868–1918) buộc phải thoái vị năm 1917. Sau đó ông cùng cả gia đình bị bắt giam và bị những người Bolshevik giết chết năm 1918.

Sau khi Nga thất bại trước Nhật Bản trong cuộc chiến tranh năm 1904, trên khắp nước Nga đã diễn ra các cuộc đình công của công nhân và các cuộc nổi loạn. Sa hoàng mới Nicholas II ra một tuyên bố hứa hẹn các quyền công dân và một chính quyền của toàn dân, gọi là Duma. Nhưng Duma đã không giữ lời hứa. Các cuộc tuyển cử bị gian lận để loại những nhà cải cách khỏi chính quyền. Những người chống đối chính quyền bị bắt bớ và các thủ lĩnh của họ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, người Nga vẫn nghĩ rằng Sa hoàng xa cách dân chúng và các cận thần của vua là những kẻ xấu xa. Chính quyền Nga đã không có năng lực lắm trong thời bình, lại trở nên kém cỏi hơn trong thời gian Chiến tranh Thế giới I. Những người lính cho rằng họ sẽ bị đưa ra chiến trường và bắt đầu suy nghĩ về sự trung thành của họ đối với đất nước.

Grigori Rasputin (1871–1916) là cố vấn của Sa hoàng Nicholas II và hoàng hậu Alexandra. Vợ chồng Sa hoàng cho rằng Rasputin là một người sùng đạo, có thể chữa bệnh cho con trai ốm yếu của họ. Nhưng người dân Nga lại căm ghét ông ta.

Lương thực và nhiên liệu bị thiếu hụt, nhiều người ở thành thị bắt đầu thiếu đói. Kinh tế trên đà sụp đổ. Tháng 3-1917, các cuộc bạo động nổ ra ở thủ đô St Petersburg – được đổi tên thành Petrograd khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới I. Đám đông gây bạo động trước đó thường bị quân đội đàn áp, nhưng lần này quân đội không chịu thi hành lệnh giải tán bạo động. Khi quân đội đứng về phe những người bạo động, Sa hoàng liền thoái vị và các cận thần từ chức. Một chính phủ lâm thời được thành lập, do Công tước George Lvov đứng đầu.

Trong các vụ bạo động tháng 3-1917 tại Petrograd, nhiều binh lính không tuân theo mệnh lệnh và gắn cờ đỏ vào lưỡi lê để bày tỏ sự ủng hộ đối với những người nổi dậy.
Công nhân, binh lính và thủy thủ có vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik tấn công Cung điện Mùa Đông tại Petrograd ngày 6-11-1917. Mặc dù là trụ sở của chính phủ Sa hoàng, nhưng cung điện này không được bảo vệ tốt và nhanh chóng rơi vào tay những người Bolshevik.
Vladimir Lenin (1870–1924) trở thành người mác-xít vào năm 1887 sau khi anh trai của ông bị xử tử vì âm mưu ám sát Sa hoàng.
Leon Trotsky (1879–1940) là người có ảnh hưởng lớn nhất sau Lenin trong cuộc cách mạng ở Nga. Trong nội chiến, ông đã chỉ huy Hồng quân giành chiến thắng. Ông hy vọng giành được cương vị đứng đầu nhà nước Xô-viết sau khi Lenin qua đời, nhưng đã thất bại trước Stalin.

NHỮNG NGƯỜI BOLSHEVIK GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Chính phủ Nga gặp khó khăn nên không thể tiếp tục chiến tranh. Alexander Kerensky kế nhiệm Công tước Lvov, đứng đầu nội các. Sau cuộc cách mạng tháng Ba, Đảng Bolshevik vẫn quyết tâm giành chính quyền. Tháng 4, lãnh tụ của đảng là Vladimir Lenin đang sống lưu vong ở Đức đã trở về nước. Những người Bolshevik ở Petrograd muốn Nga trở thành một quốc gia cộng sản. Sau khi đấu tranh với chính phủ, những người Bolshevik do Lenin lãnh đạo đã giành được chính quyền vào tháng 11-1917. Tháng 3-1918, chính phủ mới ký Hiệp ước Brest-Litovsk, đình chiến với Đức. Chính phủ mới này dời thủ đô từ Petrograd tới Moskva, chia lại ruộng đất cho nông dân. Công nhân được trao quyền kiểm soát các nhà máy. Các ngân hàng do nhà nước quản lý và tài sản của Giáo hội bị tịch thu.

Josef Stalin (1879–1953) gia nhập Đảng Bolshevik năm 1903. Năm 1922, Stalin trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, và năm 1924, ông trở thành người đứng đầu nhà nước Liên Xô.

Những kẻ Bạch vệ (chống cộng sản) phản đối việc làm của những người Bolshevik, và sau đó, vào năm 1918, cuộc nội chiến Nga bùng nổ. Quân Bạch vệ cuối cùng bị Hồng quân Bolshevik đánh bại năm 1922. Khoảng 100.000 người đã thiệt mạng và hai triệu người phải di cư ra nước ngoài. Cùng năm đó, đất nước này đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết, gọi tắt là Liên Xô. Lenin lãnh đạo Liên Xô cho tới khi ông qua đời năm 1924, và một cuộc cạnh tranh quyền lực mới bắt đầu giữa Leon Trotsky và Josef Stalin. Stalin đã giành phần thắng và giữ cương vị đứng đầu nhà nước Xô-viết cho tới tận năm 1953.

Khi Josef Stalin trở thành người đứng đầu nhà nước Liên Xô vào năm 1924, ông đã thực hiện một cuộc Đại Thanh trừng, bắt bớ hàng triệu người và làm nhiều người chết. Ông muốn tịch thu đất đai của nông dân để tổ chức lại thành các nông trang tập thể lớn do nhà nước nắm quyền sở hữu. Nhiều nơi dân chúng bị bắt buộc rời khỏi quê hương.

Sau nhiều năm chịu sự cai trị của một chính phủ mục nát và yếu kém, người dân Nga đã nổi dậy chống lại Sa hoàng cùng các cận thần của vua và giành được chính quyền vào tháng 11-1917.

Sau khi Nga thất bại trước Nhật Bản trong cuộc chiến tranh năm 1904, trên khắp nước Nga đã diễn ra các cuộc đình công của công nhân và các cuộc nổi loạn. Sa hoàng mới Nicholas II ra một tuyên bố hứa hẹn các quyền công dân và một chính quyền của toàn dân, gọi là Duma. Nhưng Duma đã không giữ lời hứa. Các cuộc tuyển cử bị gian lận để loại những nhà cải cách khỏi chính quyền. Những người chống đối chính quyền bị bắt bớ và các thủ lĩnh của họ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, người Nga vẫn nghĩ rằng Sa hoàng xa cách dân chúng và các cận thần của vua là những kẻ xấu xa. Chính quyền Nga đã không có năng lực lắm trong thời bình, lại trở nên kém cỏi hơn trong thời gian Chiến tranh Thế giới I. Những người lính cho rằng họ sẽ bị đưa ra chiến trường và bắt đầu suy nghĩ về sự trung thành của họ đối với đất nước.

Lương thực và nhiên liệu bị thiếu hụt, nhiều người ở thành thị bắt đầu thiếu đói. Kinh tế trên đà sụp đổ. Tháng 3-1917, các cuộc bạo động nổ ra ở thủ đô St Petersburg – được đổi tên thành Petrograd khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới I. Đám đông gây bạo động trước đó thường bị quân đội đàn áp, nhưng lần này quân đội không chịu thi hành lệnh giải tán bạo động. Khi quân đội đứng về phe những người bạo động, Sa hoàng liền thoái vị và các cận thần từ chức. Một chính phủ lâm thời được thành lập, do Công tước George Lvov đứng đầu.

Chính phủ Nga gặp khó khăn nên không thể tiếp tục chiến tranh. Alexander Kerensky kế nhiệm Công tước Lvov, đứng đầu nội các. Sau cuộc cách mạng tháng Ba, Đảng Bolshevik vẫn quyết tâm giành chính quyền. Tháng 4, lãnh tụ của đảng là Vladimir Lenin đang sống lưu vong ở Đức đã trở về nước. Những người Bolshevik ở Petrograd muốn Nga trở thành một quốc gia cộng sản. Sau khi đấu tranh với chính phủ, những người Bolshevik do Lenin lãnh đạo đã giành được chính quyền vào tháng 11-1917. Tháng 3-1918, chính phủ mới ký Hiệp ước Brest-Litovsk, đình chiến với Đức. Chính phủ mới này dời thủ đô từ Petrograd tới Moskva, chia lại ruộng đất cho nông dân. Công nhân được trao quyền kiểm soát các nhà máy. Các ngân hàng do nhà nước quản lý và tài sản của Giáo hội bị tịch thu.

Những kẻ Bạch vệ (chống cộng sản) phản đối việc làm của những người Bolshevik, và sau đó, vào năm 1918, cuộc nội chiến Nga bùng nổ. Quân Bạch vệ cuối cùng bị Hồng quân Bolshevik đánh bại năm 1922. Khoảng 100.000 người đã thiệt mạng và hai triệu người phải di cư ra nước ngoài. Cùng năm đó, đất nước này đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết, gọi tắt là Liên Xô. Lenin lãnh đạo Liên Xô cho tới khi ông qua đời năm 1924, và một cuộc cạnh tranh quyền lực mới bắt đầu giữa Leon Trotsky và Josef Stalin. Stalin đã giành phần thắng và giữ cương vị đứng đầu nhà nước Xô-viết cho tới tận năm 1953.

Chọn tập
Bình luận
× sticky