Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Khoa Học Và Kỹ Thuật (1601–1707)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT (1601–1707)

Trong thế kỷ XVII, các nhà khoa học bắt đầu hiểu được sự vận hành của thiên nhiên và cách thức chế ngự thiên nhiên. Họ đã có những phát minh và khám phá dẫn tới những tiến bộ lớn về kỹ thuật.

Những máy công nghiệp thời kỳ đầu như máy ép vít này giúp cho việc xử lý một lượng lớn vật liệu dễ dàng hơn nhiều.

Đầu thế kỷ XVII, triết gia vĩ đại người Anh Francis Bacon đã coi khoa học là việc nghiên cứu sự sáng tạo của Chúa bằng các phương pháp thực nghiệm. Theo cách này, ông đã vạch ra một con đường đi giữa một bên là niềm tin tôn giáo trong quá khứ và bên kia là sự trỗi dậy của lý trí và sự tìm tòi khoa học. Thế kỷ này là kỷ nguyên của hoạt động trí tuệ, với khoa học là trọng tâm. Từ thời điểm này trở về trước, hầu hết các nhà tư tưởng vẫn bác bỏ bất kỳ ý tưởng nào mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo đã được chấp nhận. Còn ở Thời đại Lý trí, những tư tưởng mới lạ và thông tin mới được chấp nhận. Mọi kết luận rút ra từ những ý tưởng mới này đều phải được kiểm tra bằng thí nghiệm và quan sát.

Nhà khoa học Pháp René Descartes (1596–1650) cho rằng chỉ những tư tưởng nào có thể được chứng minh bằng chứng cứ hoặc lý lẽ mới được coi là đúng. Biểu đồ này minh họa học thuyết của ông về sự phối hợp của các giác quan.

Các nhà khoa học lúc này đã chuyên biệt về những môn khoa học cụ thể. Robert Boyle đã có những bước đột phá vĩ đại trong hóa học, William Harvey trong y học và Isaac Newton trong vật lý và toán học. Quan niệm của Newton cho rằng mọi vật trên trời cũng như dưới đất đều có thể hiểu được bằng lý trí, đã mang lại cho khoa học một ý nghĩa mới, cũng gần như một tín điều. Trong thập niên 40 của thế kỷ XVII, các cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học đã trở nên phổ biến hơn. Đến thập niên 1660, các viện hàn lâm như Hội Hoàng gia ở London, Viện Hàn lâm Hoàng gia ở Paris đã được các ông vua bảo trợ và là những tổ chức đi đầu về nghiên cứu khoa học trong 200 năm sau đó.

Jethro Tull (1674–1741), một nông dân Anh giàu có ham nghiên cứu các phương pháp nông nghiệp, đã phát minh máy gieo hạt năm 1701. Máy này gieo hạt giống thành luống thẳng tắp, để có thể giẫy cỏ giữa các luống. Đây là chiếc máy nông nghiệp đầu tiên.

Trên toàn châu Âu, những tư tưởng khoa học mới dẫn tới nhiều phát minh sáng chế mang tính thực tiễn. Theo đuổi các phát minh này là các thủy thủ, thương gia, tướng lĩnh và vua chúa, và họ có thể thu được rất nhiều tiền từ các phát minh. Các thiết bị cơ học như đồng hồ, máy bơm, mô hình hệ Mặt trời chạy bằng dây cót (orrery), súng đại bác, máy dệt và dụng cụ cơ khí đã được phát minh; đôi khi tác giả của phát minh là những thiên tài cô độc, rất ít được mọi người ủng hộ.

Các binh sĩ Ấn Độ hồi thế kỷ XVII ra trận trong những bộ áo chần rất dày. Áo này rất dai để có thể làm oằn mũi kiếm nhưng người mặc vẫn cử động được dễ dàng.
Kính hiển vi, nhiệt kế và phong vũ biểu đều xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XVII. Chúng giúp các nhà khoa học làm thí nghiệm chính xác hơn.
Những loại vũ khí như thế này giúp các ông vua được yên ổn trên ngai vàng. Chỉ có vua là người đủ tiền mua những vũ khí này để trang bị cho quân đội. Do vậy, nhiều ông vua trở nên rất mạnh và những người dân nổi dậy không thể lật đổ.

TIẾN BỘ KHOA HỌC

Lần đầu tiên, người ta có thể đo nhiệt độ chính xác nhờ có nhiệt kế mới được phát minh. Những tiến bộ toán học cũng bắt kịp tiến bộ trong khoa học tự nhiên. Những phát minh về các phép tính, về lôgarit và thước lôgarit đã giúp các nhà khoa học có thể tính toán chi tiết để bổ trợ cho lý thuyết của họ. William Gilbert đã nhận biết được điện lần đầu tiên vào năm 1600, tuy nhiên phải đến năm 1900 điện mới được đưa vào sử dụng trong thực tiễn. Những bước đột phá tiếp theo về động cơ hơi nước, máy dệt và các loại máy khác xuất hiện vào thế kỷ XVIII. Tất cả những phát minh này xuất phát từ tư tưởng của thời Phục hưng và hoạt động nghiên cứu ở Thời đại Lý trí, và theo thời gian, tư tưởng và hoạt động nghiên cứu này đã gây dựng nên nền tảng cho khoa học và kỹ thuật mà nhân loại có được ngày hôm nay.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1608 Lippershey phát minh kính thiên văn mới

1609 Drebbel chế tạo bộ điều chỉnh nhiệt đầu tiên

1644 Torricelli giới thiệu phong vũ biểu (dụng cụ đo khí áp)

1650 Von Guericke phát minh máy bơm hơi

1654 Nhiệt kế chính xác đầu tiên được sử dụng

1660 Thành lập Hội Hoàng gia ở London

1666 Viện Hàn lâm Hoàng gia thành lập ở Paris

1668 Newton phát minh kính thiên văn phản xạ

1684 Newton phát biểu thuyết vạn vật hấp dẫn

1705 Edmund Halley dự đoán sao chổi Halley trở lại vào năm 1758


Trong thế kỷ XVII, các nhà khoa học bắt đầu hiểu được sự vận hành của thiên nhiên và cách thức chế ngự thiên nhiên. Họ đã có những phát minh và khám phá dẫn tới những tiến bộ lớn về kỹ thuật.

Đầu thế kỷ XVII, triết gia vĩ đại người Anh Francis Bacon đã coi khoa học là việc nghiên cứu sự sáng tạo của Chúa bằng các phương pháp thực nghiệm. Theo cách này, ông đã vạch ra một con đường đi giữa một bên là niềm tin tôn giáo trong quá khứ và bên kia là sự trỗi dậy của lý trí và sự tìm tòi khoa học. Thế kỷ này là kỷ nguyên của hoạt động trí tuệ, với khoa học là trọng tâm. Từ thời điểm này trở về trước, hầu hết các nhà tư tưởng vẫn bác bỏ bất kỳ ý tưởng nào mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo đã được chấp nhận. Còn ở Thời đại Lý trí, những tư tưởng mới lạ và thông tin mới được chấp nhận. Mọi kết luận rút ra từ những ý tưởng mới này đều phải được kiểm tra bằng thí nghiệm và quan sát.

Các nhà khoa học lúc này đã chuyên biệt về những môn khoa học cụ thể. Robert Boyle đã có những bước đột phá vĩ đại trong hóa học, William Harvey trong y học và Isaac Newton trong vật lý và toán học. Quan niệm của Newton cho rằng mọi vật trên trời cũng như dưới đất đều có thể hiểu được bằng lý trí, đã mang lại cho khoa học một ý nghĩa mới, cũng gần như một tín điều. Trong thập niên 40 của thế kỷ XVII, các cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học đã trở nên phổ biến hơn. Đến thập niên 1660, các viện hàn lâm như Hội Hoàng gia ở London, Viện Hàn lâm Hoàng gia ở Paris đã được các ông vua bảo trợ và là những tổ chức đi đầu về nghiên cứu khoa học trong 200 năm sau đó.

Trên toàn châu Âu, những tư tưởng khoa học mới dẫn tới nhiều phát minh sáng chế mang tính thực tiễn. Theo đuổi các phát minh này là các thủy thủ, thương gia, tướng lĩnh và vua chúa, và họ có thể thu được rất nhiều tiền từ các phát minh. Các thiết bị cơ học như đồng hồ, máy bơm, mô hình hệ Mặt trời chạy bằng dây cót (orrery), súng đại bác, máy dệt và dụng cụ cơ khí đã được phát minh; đôi khi tác giả của phát minh là những thiên tài cô độc, rất ít được mọi người ủng hộ.

Lần đầu tiên, người ta có thể đo nhiệt độ chính xác nhờ có nhiệt kế mới được phát minh. Những tiến bộ toán học cũng bắt kịp tiến bộ trong khoa học tự nhiên. Những phát minh về các phép tính, về lôgarit và thước lôgarit đã giúp các nhà khoa học có thể tính toán chi tiết để bổ trợ cho lý thuyết của họ. William Gilbert đã nhận biết được điện lần đầu tiên vào năm 1600, tuy nhiên phải đến năm 1900 điện mới được đưa vào sử dụng trong thực tiễn. Những bước đột phá tiếp theo về động cơ hơi nước, máy dệt và các loại máy khác xuất hiện vào thế kỷ XVIII. Tất cả những phát minh này xuất phát từ tư tưởng của thời Phục hưng và hoạt động nghiên cứu ở Thời đại Lý trí, và theo thời gian, tư tưởng và hoạt động nghiên cứu này đã gây dựng nên nền tảng cho khoa học và kỹ thuật mà nhân loại có được ngày hôm nay.

1608 Lippershey phát minh kính thiên văn mới

1609 Drebbel chế tạo bộ điều chỉnh nhiệt đầu tiên

1644 Torricelli giới thiệu phong vũ biểu (dụng cụ đo khí áp)

1650 Von Guericke phát minh máy bơm hơi

1654 Nhiệt kế chính xác đầu tiên được sử dụng

1660 Thành lập Hội Hoàng gia ở London

1666 Viện Hàn lâm Hoàng gia thành lập ở Paris

1668 Newton phát minh kính thiên văn phản xạ

1684 Newton phát biểu thuyết vạn vật hấp dẫn

1705 Edmund Halley dự đoán sao chổi Halley trở lại vào năm 1758

Chọn tập
Bình luận
× sticky