Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Năm 1848, các cuộc nổi dậy và phản đối nổ ra tại nhiều nơi ở châu Âu, phản ánh mức độ bất bình của dân chúng đối với các nhà cầm quyền.
Nhiều cuộc nổi dậy trong số này có nguyên nhân tương tự như những gì đã làm bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là người dân ở nhiều nước châu Âu bắt đầu cảm thấy họ quan trọng hơn “nhà nước” và họ phải có tiếng nói trong chính quyền. Phản ứng trước các cuộc nổi dậy và biểu tình dữ dội, các nhà cai trị cố khôi phục lại các chế độ cũ, nhưng những sự kiện vào năm 1848 cho thấy sự thay đổi là tất yếu.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các cuộc cách mạng năm 1848 là chủ nghĩa dân tộc – tức là mong ước của những người nói chung một thứ tiếng muốn thành lập quốc gia độc lập của riêng họ. Chủ nghĩa dân tộc đặc biệt mạnh mẽ ở Italia và Đức, là những nước bị chia thành các bang nhỏ, và tại các vùng của đế quốc Áo. Các cuộc nổi dậy khác được lãnh đạo bởi những người muốn có lương thực rẻ hơn, hoặc muốn các thay đổi trong luật đất đai sẽ trao đất cho người lao động.
PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG
Ở một số nước, người dân đòi quyền bầu cử. Đây là một trong những cải cách mà Phong trào Hiến chương ở Anh đòi hỏi. “Hiến chương Nhân dân” được công bố lần đầu tiên tại Anh vào tháng 5 năm 1838. Một bản kiến nghị được cho là có đến 1.200.000 chữ ký đã được trình lên Nghị viện vào tháng 6 năm 1839, nhưng bị bác bỏ một tháng sau đó. Đến tháng 2 năm 1848, tiếp sau cuộc cách mạng ở Pháp, người ta đã soạn thảo một bản kiến nghị cuối cùng. Khi bản kiến nghị này được hoàn tất, tương truyền có hơn ba triệu chữ ký trong đó. Ngày 10-4-1848, một đoàn người đông đảo tuần hành ở London và tiến về Tòa nhà Nghị viện đệ trình bản kiến nghị. Nhưng bản kiến nghị một lần nữa bị bác bỏ và Phong trào Hiến chương không còn ảnh hưởng nữa.
Những thay đổi trong thời kỳ này khiến các cuộc nổi dậy dễ xảy ra hơn. Ngày càng nhiều người biết đọc và báo chí cho họ biết những gì đang diễn ra ở nước khác. Lực lượng cảnh sát không nhiều,; do vậy, quân đội được huy động để chống lại những người nổi loạn. Hầu hết các cuộc nổi dậy trong năm 1848 đều không đạt được những đòi hỏi ngay lập tức, nhưng trong vài năm sau đó, tinh thần dân tộc trở nên mạnh hơn và nhiều chính phủ bắt đầu nhận thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ phải cần tới các cải cách dân chủ.
CÁCH MẠNG Ở CHÂU ÂU
Tại Pháp, nền cộng hòa thứ hai được thành lập với Louis Napoleon, cháu họ của Napoleon Bonaparte, làm “Công tước-Tổng thống”. Ở một số nước riêng rẽ của Italia, các cuộc nổi dậy lan rộng, nhưng đến cuối năm (1848) thì bị đàn áp. Thủ tướng Áo, Công tước Metternich từ chức và hoàng đế Ferdinand thoái vị, nhường quyền cho Franz Josef.
Các cuộc nổi dậy cũng diễn ra ở Berlin, Vienna, Prague, Budapest, Catalonia, Wallachia, Ba Lan và Anh. Ở Đức, Quốc hội bắt đầu họp ở Frankfurt và tại Hà Lan, một hiến pháp mới đã được ban hành.
Tại Bỉ, Tuyên ngôn Cộng sản do Karl Marx và Friedrich Engels soạn thảo được công bố. Ở những nơi khác của châu Âu, quân đội và nông dân vẫn trung thành với nhà vua. Các cuộc nổi dậy ở Phổ và Italia bị đàn áp, nhưng cũng đã có một số cải cách được tiến hành.
Năm 1848, các cuộc nổi dậy và phản đối nổ ra tại nhiều nơi ở châu Âu, phản ánh mức độ bất bình của dân chúng đối với các nhà cầm quyền.
Nhiều cuộc nổi dậy trong số này có nguyên nhân tương tự như những gì đã làm bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là người dân ở nhiều nước châu Âu bắt đầu cảm thấy họ quan trọng hơn “nhà nước” và họ phải có tiếng nói trong chính quyền. Phản ứng trước các cuộc nổi dậy và biểu tình dữ dội, các nhà cai trị cố khôi phục lại các chế độ cũ, nhưng những sự kiện vào năm 1848 cho thấy sự thay đổi là tất yếu.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các cuộc cách mạng năm 1848 là chủ nghĩa dân tộc – tức là mong ước của những người nói chung một thứ tiếng muốn thành lập quốc gia độc lập của riêng họ. Chủ nghĩa dân tộc đặc biệt mạnh mẽ ở Italia và Đức, là những nước bị chia thành các bang nhỏ, và tại các vùng của đế quốc Áo. Các cuộc nổi dậy khác được lãnh đạo bởi những người muốn có lương thực rẻ hơn, hoặc muốn các thay đổi trong luật đất đai sẽ trao đất cho người lao động.
Ở một số nước, người dân đòi quyền bầu cử. Đây là một trong những cải cách mà Phong trào Hiến chương ở Anh đòi hỏi. “Hiến chương Nhân dân” được công bố lần đầu tiên tại Anh vào tháng 5 năm 1838. Một bản kiến nghị được cho là có đến 1.200.000 chữ ký đã được trình lên Nghị viện vào tháng 6 năm 1839, nhưng bị bác bỏ một tháng sau đó. Đến tháng 2 năm 1848, tiếp sau cuộc cách mạng ở Pháp, người ta đã soạn thảo một bản kiến nghị cuối cùng. Khi bản kiến nghị này được hoàn tất, tương truyền có hơn ba triệu chữ ký trong đó. Ngày 10-4-1848, một đoàn người đông đảo tuần hành ở London và tiến về Tòa nhà Nghị viện đệ trình bản kiến nghị. Nhưng bản kiến nghị một lần nữa bị bác bỏ và Phong trào Hiến chương không còn ảnh hưởng nữa.
Những thay đổi trong thời kỳ này khiến các cuộc nổi dậy dễ xảy ra hơn. Ngày càng nhiều người biết đọc và báo chí cho họ biết những gì đang diễn ra ở nước khác. Lực lượng cảnh sát không nhiều,; do vậy, quân đội được huy động để chống lại những người nổi loạn. Hầu hết các cuộc nổi dậy trong năm 1848 đều không đạt được những đòi hỏi ngay lập tức, nhưng trong vài năm sau đó, tinh thần dân tộc trở nên mạnh hơn và nhiều chính phủ bắt đầu nhận thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ phải cần tới các cải cách dân chủ.
Tại Pháp, nền cộng hòa thứ hai được thành lập với Louis Napoleon, cháu họ của Napoleon Bonaparte, làm “Công tước-Tổng thống”. Ở một số nước riêng rẽ của Italia, các cuộc nổi dậy lan rộng, nhưng đến cuối năm (1848) thì bị đàn áp. Thủ tướng Áo, Công tước Metternich từ chức và hoàng đế Ferdinand thoái vị, nhường quyền cho Franz Josef.
Các cuộc nổi dậy cũng diễn ra ở Berlin, Vienna, Prague, Budapest, Catalonia, Wallachia, Ba Lan và Anh. Ở Đức, Quốc hội bắt đầu họp ở Frankfurt và tại Hà Lan, một hiến pháp mới đã được ban hành.
Tại Bỉ, Tuyên ngôn Cộng sản do Karl Marx và Friedrich Engels soạn thảo được công bố. Ở những nơi khác của châu Âu, quân đội và nông dân vẫn trung thành với nhà vua. Các cuộc nổi dậy ở Phổ và Italia bị đàn áp, nhưng cũng đã có một số cải cách được tiến hành.