Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nội Chiến Mỹ (1861–1865)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

NỘI CHIẾN MỸ (1861–1865)

Khoảng giữa thế kỷ XIX, Mỹ là một đất nước bị chia rẽ, và sự chia rẽ lớn nhất là giữa miền Bắc và miền Nam.

Tướng Ulysses S.Grant (1822–1885) được cử làm tư lệnh lực lượng Liên bang miền Bắc năm 1863. Ông là một quân nhân cứng rắn và kiên quyết.

Vào khoảng năm 1850, miền Bắc nước Mỹ có hầu hết các ngành nghề, công nghiệp, đường sắt và các thành phố, trong khi miền Nam vẫn còn là vùng đất của các nông trại, đặc biệt là đồn điền trồng bông và thuốc lá dựa vào sức lao động của nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ lúc này đã bị cấm ở miền Bắc.

Sự khác biệt này đã gây bất hòa giữa hai miền trong quá trình ban hành đạo luật cho các bang và vùng lãnh thổ mới ở miền Tây nước Mỹ. Những người ở miền Bắc, vận động chiến dịch thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ, cho rằng nên cấm tuyệt đối chế độ chiếm hữu nô lệ. Đạo luật Kansas- Nebraska năm 1854 đã cho các bang mới được quyền lựa chọn.

Robert E. Lee (1807–1870) đang phục vụ trong quân đội Mỹ khi cuộc nội chiến nổ ra. Ông từ chức, đầu tiên làm cố vấn, rồi sau đó nắm quyền chỉ huy quân Hợp bang miền Nam.

Abraham Lincoln (1809–1865) được bầu làm tổng thống Mỹ vào năm 1860. Ông là người của Đảng Cộng hòa – đảng chủ trương phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ – tuy bản thân ông không phải là người theo chủ nghĩa bãi nô. Nhiều bang miền Nam không chịu sống dưới một chính phủ như vậy, và dưới sự lãnh đạo của Jefferson Davis (1808–1889), họ tuyên bố ly khai, tức rút khỏi Liên bang (Union) và thành lập Hợp bang Mỹ (Confederate States) vào tháng 12-1860. Chính phủ Mỹ tuyên bố các bang này không có quyền làm như vậy.

Lính Liên bang mặc quân phục màu xanh của quân đội Mỹ. Lính Hợp bang thường mặc màu xám.

Các bang miền Nam cho rằng họ có quyền ra các đạo luật riêng mà chính phủ liên bang không được can thiệp. Họ cần lao động nô lệ làm việc trong đồn điền và tin rằng kinh tế miền Nam sẽ suy sụp nếu nô lệ được tự do.

TRẬN GETTYSBURG: Trận Gettysburg (từ ngày 1 đến ngày 3-7-1863) là một bước ngoặt trong cuộc Nội chiến. Đây là trận đánh đẫm máu nhất từng diễn ra trên đất Mỹ, nhưng là chiến thắng quan trọng của quân Liên bang do tướng George Meade chỉ huy. Ông đã chặn được cuộc xâm lược miền Bắc của quân Hợp bang của tướng Robert E. Lee. Kể từ trận này, cơ hội thắng lợi của miền Nam đã giảm nhiều.
Bản đồ này mô tả nước Mỹ vào thời điểm bắt đầu cuộc nội chiến. 11 trong số 34 bang của Mỹ thành lập Hợp bang. Hầu hết các trận đánh diễn ra ở miền Đông và Đông Nam.
Trận Spotsylvania ở bang Virginia vào tháng 5-1864 là một trong nhiều trận thắng của quân miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ. Tổng cộng hơn 600.000 binh lính ở hai phe đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh.
Trong cuộc nội chiến, các bang miền Nam từ bỏ lá cờ Sao và Vạch của nước Mỹ và tự chọn cho mình lá cờ riêng.

HAI PHE

Miền Bắc (phe Liên bang) gồm 23 bang, đông dân hơn, giàu có hơn và có nhiều ngành nghề công nghiệp hơn miền Nam. Miền Bắc cũng kiểm soát hải quân và bắt đầu dùng hải quân phong tỏa đường biển nhằm ngăn chặn sự chi viện dành cho miền Nam từ nước ngoài. 11 bang miền Nam (phe Hợp bang) yếu hơn nhiều so với miền Bắc, nhưng có lợi thế về tướng tài và tinh thần chiến đấu kiên cường. Nội chiến nổ ra vào ngày 12-4-1861, khi quân miền Nam nổ súng vào pháo đài Sumter ở Nam Carolina. Phe Hợp bang giành được một số thắng lợi vào giai đoạn đầu cuộc nội chiến.

Harriet Tubman (1820–1913) là một nô lệ bỏ trốn đã đi khắp lãnh thổ miền Nam giúp các nô lệ khác bỏ trốn.

Miền Nam thắng các trận đầu tiên vào năm 1861, trong đó có trận Fredericksburg và Chancellorsville, nhưng bước ngoặt của cuộc chiến diễn ra vào tháng 7-1863 khi miền Bắc giành thắng lợi trong trận đánh lớn nhất ở Gettysburg. Quân Liên bang dưới sự chỉ huy của tướng George Meade đã chặn đứng cuộc xâm lược miền Bắc của quân đội miền Nam do tướng Robert E. Lee chỉ huy. Hơn 21.000 lính thuộc phe Hợp bang và hơn 22.000 lính của phe Liên bang tử trận hoặc bị thương.

Lần đầu tiên trong lịch sử, đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh nhờ chức năng chuyển quân, đạn dược và hàng tiếp viện nhanh chóng qua những chặng đường dài.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Khoảng giữa thế kỷ XIX, Mỹ là một đất nước bị chia rẽ, và sự chia rẽ lớn nhất là giữa miền Bắc và miền Nam.

Vào khoảng năm 1850, miền Bắc nước Mỹ có hầu hết các ngành nghề, công nghiệp, đường sắt và các thành phố, trong khi miền Nam vẫn còn là vùng đất của các nông trại, đặc biệt là đồn điền trồng bông và thuốc lá dựa vào sức lao động của nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ lúc này đã bị cấm ở miền Bắc.

Sự khác biệt này đã gây bất hòa giữa hai miền trong quá trình ban hành đạo luật cho các bang và vùng lãnh thổ mới ở miền Tây nước Mỹ. Những người ở miền Bắc, vận động chiến dịch thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ, cho rằng nên cấm tuyệt đối chế độ chiếm hữu nô lệ. Đạo luật Kansas- Nebraska năm 1854 đã cho các bang mới được quyền lựa chọn.

Abraham Lincoln (1809–1865) được bầu làm tổng thống Mỹ vào năm 1860. Ông là người của Đảng Cộng hòa – đảng chủ trương phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ – tuy bản thân ông không phải là người theo chủ nghĩa bãi nô. Nhiều bang miền Nam không chịu sống dưới một chính phủ như vậy, và dưới sự lãnh đạo của Jefferson Davis (1808–1889), họ tuyên bố ly khai, tức rút khỏi Liên bang (Union) và thành lập Hợp bang Mỹ (Confederate States) vào tháng 12-1860. Chính phủ Mỹ tuyên bố các bang này không có quyền làm như vậy.

Các bang miền Nam cho rằng họ có quyền ra các đạo luật riêng mà chính phủ liên bang không được can thiệp. Họ cần lao động nô lệ làm việc trong đồn điền và tin rằng kinh tế miền Nam sẽ suy sụp nếu nô lệ được tự do.

Miền Bắc (phe Liên bang) gồm 23 bang, đông dân hơn, giàu có hơn và có nhiều ngành nghề công nghiệp hơn miền Nam. Miền Bắc cũng kiểm soát hải quân và bắt đầu dùng hải quân phong tỏa đường biển nhằm ngăn chặn sự chi viện dành cho miền Nam từ nước ngoài. 11 bang miền Nam (phe Hợp bang) yếu hơn nhiều so với miền Bắc, nhưng có lợi thế về tướng tài và tinh thần chiến đấu kiên cường. Nội chiến nổ ra vào ngày 12-4-1861, khi quân miền Nam nổ súng vào pháo đài Sumter ở Nam Carolina. Phe Hợp bang giành được một số thắng lợi vào giai đoạn đầu cuộc nội chiến.

Miền Nam thắng các trận đầu tiên vào năm 1861, trong đó có trận Fredericksburg và Chancellorsville, nhưng bước ngoặt của cuộc chiến diễn ra vào tháng 7-1863 khi miền Bắc giành thắng lợi trong trận đánh lớn nhất ở Gettysburg. Quân Liên bang dưới sự chỉ huy của tướng George Meade đã chặn đứng cuộc xâm lược miền Bắc của quân đội miền Nam do tướng Robert E. Lee chỉ huy. Hơn 21.000 lính thuộc phe Hợp bang và hơn 22.000 lính của phe Liên bang tử trận hoặc bị thương.

Chọn tập
Bình luận
× sticky