Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Chiến Tranh Thế Giới Ii Bùng Nổ (1939)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II BÙNG NỔ (1939)

Sau những lần được nhượng bộ, ngày càng lấn tới, nhưng hành động xâm lược Ba Lan của Hitler đã dẫn đến việc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

Winston Churchill (1874–1965) trở thành thủ tướng Anh năm 1940 và lãnh đạo nước Anh trong Chiến tranh thế giới II.

Ba cường quốc trong Phe Trục – Đức, Italia và Nhật Bản – đều muốn mở rộng lãnh thổ. Hitler không cho là sẽ có bất cứ hành động quân sự quốc tế nào chống lại dã tâm bành trướng của ông ta. Để đề phòng nguy cơ bị tấn công từ phía đông, ông ta đã ký hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, gọi là Hiệp ước Molotov- Ribbentrop, vào tháng 8-1939. Đức và Liên Xô bí mật chia nhau lãnh thổ Đông Âu. Bất chấp lời kêu gọi của Neville Chamberlain, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Giáo hoàng La Mã, và cũng bởi cảm thấy rằng không có nguy cơ quân sự nào đối với mình, nên Hitler đã ra lệnh xâm lược Ba Lan ngày 1-9-1939. Hai ngày sau đó, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Liên Xô lúc đó đã ký hiệp ước không xâm lược với Đức và quân Liên Xô liền chiếm Ba Lan từ phía Đông. Ba Lan bị Đức và Liên Xô chia nhau. Tháng 4-1940, quân Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy, và đến tháng 5 thì chiếm cả Bỉ, Hà Lan và Pháp.

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1940, không quân Đức ném bom các thành phố của Anh và tấn công không quân Anh. Trong thời gian này, không quân Anh đã tiêu diệt 1.733 máy bay của không quân Đức và chỉ bị mất 915 máy bay. Đến ngày 31-10, Anh đã giành phần thắng trong “Trận chiến nước Anh”.

Tháng 6-1940, Italia tuyên chiến với quân Đồng minh. Số quân Anh được điều tới Pháp buộc phải rút về Dunkirk, và từ đó hàng trăm nghìn quân được sơ tán tới Anh. Khi hầu hết lãnh thổ châu Âu đã chịu sự kiểm soát của phát xít, Hitler bèn lên kế hoạch xâm lược nước Anh, trong khi Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Tháng 7-1940, không quân Đức bắt đầu tấn công các mục tiêu tại Anh.

Quân Đức tấn công quân đội Ba Lan được vũ trang nghèo nàn chốt ở gần sông Vistula vào tháng 9-1939. Nhiều phần phía Tây của Ba Lan bị sáp nhập vào Đế chế thứ Ba của Đức, nhiều người bị đưa sang Đức làm lao động cưỡng bức.
Ngày 10-5-1940, quân Đức xâm chiếm Hà Lan và Bỉ. Quân Anh được điều tới Pháp nhưng không cản được bước tiến của quân Đức. Họ phải rút về cảng Dunkirk của Pháp. Từ ngày 29-5 đến 4-6, 335.000 quân Anh và quân Đồng minh được sơ tán an toàn tới nước Anh từ các bờ biển quanh cảng Dunkirk.

Sau những lần được nhượng bộ, ngày càng lấn tới, nhưng hành động xâm lược Ba Lan của Hitler đã dẫn đến việc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

Ba cường quốc trong Phe Trục – Đức, Italia và Nhật Bản – đều muốn mở rộng lãnh thổ. Hitler không cho là sẽ có bất cứ hành động quân sự quốc tế nào chống lại dã tâm bành trướng của ông ta. Để đề phòng nguy cơ bị tấn công từ phía đông, ông ta đã ký hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, gọi là Hiệp ước Molotov- Ribbentrop, vào tháng 8-1939. Đức và Liên Xô bí mật chia nhau lãnh thổ Đông Âu. Bất chấp lời kêu gọi của Neville Chamberlain, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Giáo hoàng La Mã, và cũng bởi cảm thấy rằng không có nguy cơ quân sự nào đối với mình, nên Hitler đã ra lệnh xâm lược Ba Lan ngày 1-9-1939. Hai ngày sau đó, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Liên Xô lúc đó đã ký hiệp ước không xâm lược với Đức và quân Liên Xô liền chiếm Ba Lan từ phía Đông. Ba Lan bị Đức và Liên Xô chia nhau. Tháng 4-1940, quân Đức xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy, và đến tháng 5 thì chiếm cả Bỉ, Hà Lan và Pháp.

Tháng 6-1940, Italia tuyên chiến với quân Đồng minh. Số quân Anh được điều tới Pháp buộc phải rút về Dunkirk, và từ đó hàng trăm nghìn quân được sơ tán tới Anh. Khi hầu hết lãnh thổ châu Âu đã chịu sự kiểm soát của phát xít, Hitler bèn lên kế hoạch xâm lược nước Anh, trong khi Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Tháng 7-1940, không quân Đức bắt đầu tấn công các mục tiêu tại Anh.

Chọn tập
Bình luận
× sticky